Thứ hai 25/11/2024 02:21

Nghệ nhân Ưu tú Vũ Duy Thuấn: Chuyện nghề, chuyện đời

Chúng tôi gặp Nghệ nhân Ưu tú Vũ Duy Thuấn khi ông đang mải mê chỉnh sửa các sản phẩm tại Triển lãm - Hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ 2016. Mặc dù chỉ tranh thủ được chút thời gian eo hẹp nhưng chúng tôi cũng kịp được nghe ông kể về chuyện nghề, chuyện đời của mình.
Nghệ nhân Vũ Duy Thuấn bên gian hàng tại Triển lãm - Hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ 2016

Lập nghiệp khi đã về hưu

Nghệ nhân Vũ Duy Thuấn sinh ra và lớn lên tại xã Tống Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Nơi đây có nghề đúc đồng truyền thống, đã được các thế hệ trước ông gìn giữ, bảo tồn. Năm 1975, ông tham gia quân ngũ và được đào tạo 2 năm tại Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí và Trường Sỹ quan Hậu cần quân đội. Năm 1981, ông xây dựng gia đình, bố vợ ông là thợ giỏi có tiếng tại xã nghề. “Mỗi lần nghỉ phép tôi đều đi theo bố vợ đúc các thiết bị, chi tiết máy cho các hầm mỏ của nhà nước. Tình yêu và kỹ năng nghề nhờ đó cũng lớn dần theo năm tháng”, ông Thuấn vui vẻ kể.

Về hưu năm 1996, với thương tật xếp hạng 4/4 nhưng ông không khoanh tay ngồi yên. Tình yêu với nghề truyền thống của quê hương vẫn âm ỉ cháy, ông đã quay lại với nghề đúc đồng - một nghề đầy vất vả. Sau nhiều năm bươn trải, đến năm 2000 doanh nghiệp tư nhân Thuấn Dung do ông làm chủ ra đời và dần tự khẳng định mình.

Bức tượng đài Phật tổ Thích ca cao 6,5m, nặng 30 tấn được đặt tại chùa Non, Sóc Sơn, Hà Nội là sản phẩm đầu tay đánh dấu bước ngoặt mới về hình thức đúc liền khối bằng đồng đỏ đầu tiên của ông. Sản phẩm được Hội đồng khoa học thành phố Hà Nội đánh giá đạt chất lượng cao, tính kết cấu bền vững, đạt yêu cầu về mỹ thuật và kỹ thuật.

Thành công rực rỡ ban đầu đã giúp nghệ nhân Vũ Duy Thuấn tiếp tục mạnh tay chế tác những sản phẩm nổi tiếng khác, như: Tượng đài Thánh Gióng bằng chất liệu đồng đỏ, cao 14,7m, nặng 90 tấn; cụm tượng đài Bác Hồ với Chiến dịch Đông Khê năm 1950 cao 5m, nặng 16 tấn; tượng phật Tam Thế cao 7,11m, rộng 5,35m, nặng 50 tấn…

Ông chia sẻ, ngày xưa ông cha ta chỉ đúc sản phẩm nhỏ, như: Tượng, lư đồng, chuông đỉnh ở các di tích văn hóa chùa chiền có trọng lượng từ 300-500kg. Ngày nay, không chỉ tôi mà người thợ Tống Xá đã biết kết hợp giữa bí quyết nghề truyền thống với máy móc thiết bị nên đã đúc được những sản phẩm cao, trọng lượng lớn, đặc biệt là những tác phẩm đứng ở tư thế bay lên trời nghiêng 49 độ.

Kỹ thuật đúc đồng truyền thống rất phức tạp, cơ bản gồm các công đoạn: Làm khuôn, nấu đồng, rót đồng vào khuôn tất cả phải tỉ mỉ, sản phẩm sau khi được hoàn thiện phải giữ được thần, khí. Điều đó đòi hỏi nghệ nhân phải có năng khiếu về cả hội họa tạo hình, điêu khắc với kỹ năng nghề nghiệp cao. Việc làm nhẵn, bóng bề mặt và làm mầu cho sản phẩm để bảo quản thời gian dài cũng phải được dựa trên những bí quyết, kinh nghiệm được truyền từ đời này sang đời khác.

Truyền đam mê cho lớp trẻ

Sở hữu những “tuyệt chiêu” trong nghề, kết hợp với tư duy nhạy bén, nghệ nhân Vũ Duy Thuấn đã đưa doanh nghiệp tư nhân Thuấn Dung đứng trong top đầu những doanh nghiệp lớn tại xã nghề Tống Xá. Tuy nhiên, điều chúng tôi cảm phục là tinh thần vô tư, sẵn sàng dạy mọi thứ mình biết cho lớp thợ trẻ. Ông nói: “Dạy được một người thợ là thêm một người giữ nghề cho làng, làm giàu cho quê hương”. Dưới sự dìu dắt của nghệ nhân không ít thợ trẻ của Tống Xá đã chắc tay nghề. Ông cũng là người sẵn sàng chịu thiệt khi nhận dạy nghề, giúp tiêu thụ sản phẩm ban đầu cho những học sinh “đặc biệt” như: Bộ đội về hưu hay về mất sức, cựu chiến binh, trẻ em nghèo…

Với dày công đóng góp cho phát triển nghề đúc đồng truyền thống và đào tạo lớp thợ trẻ, nghệ nhân Vũ Duy thuấn đã nhận được nhiều bằng khen và giải thưởng, như: Nghệ nhân Bàn tay Vàng năm 2002; Nghệ nhân Dân gian Việt Nam năm 2009; Bằng vinh danh thương hiệu làng nghề… Năm 2016, ông vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ.

Chia sẻ về niềm vui này, ông Thuấn cho hay: Được phong tặng Nghệ nhân Ưu tú là niềm vinh dự cùng là trách nhiệm. Tôi mong muốn đem những gì đã học từ ông cha mình truyền lại cho lớp trẻ nhằm phát huy hơn nữa giá trị truyền thống của làng nghề.

Vũ Duy Thuấn là 1 trong 2 người được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ năm 2016 của tỉnh Nam Định. Ông hiện đang giữ nhiều bí quyết nghề độc đáo, trong đó có kỹ thuật đúc tượng đồng tư thế đứng nghiêng góc 49 độ.
Bùi Việt

Tin cùng chuyên mục

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công

Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn

Sắp diễn ra Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững làng nghề Hà Nội

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Đà Nẵng: Hỗ trợ hơn 2,26 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Lai Châu: Thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp để phát huy tiềm năng, lợi thế

Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Bến Tre: Hỗ trợ tích cực các cơ sở sản xuất sản phẩm từ quả dừa

Khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc – Hòa Bình 2024

Đề xuất gỡ vướng cho nội dung khuyến công hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị

Kiên Giang: Khuyến công quốc gia hỗ trợ phát triển nghề chế biến nước mắm

Phú Yên: Khuyến công địa phương hỗ trợ phát triển sản phẩm thế mạnh

Khuyến công Bình Dương hỗ trợ lớn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hà Nội: Kết nối cung cầu nguyên liệu đầu vào ngành thủ công mỹ nghệ

Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khuyến công khu vực phía Nam

Vinh danh 90 tác phẩm đạt giải Cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2024

Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam lần thứ XIV, năm 2024

Trà Vinh: 9 tháng nghiệm thu 6 đề án khuyến công

Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn tại Tuyên Quang chuyển đổi số