Nghệ An: Thận trọng mở lại chợ truyền thống

Để cung ứng hàng hoá thực phẩm thiết yếu cho người dân TP. Vinh, UBND tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo Sở Công Thương, Sở Y tế phối hợp với UBND TP. Vinh tiến hành các bước thủ tục cần thiết để đưa một số chợ truyền thống đủ điều kiện đảm bảo phòng dịch hoạt động trở lại.

Giảm gánh nặng cho siêu thị

Tối 12/9, UBND TP. Vinh (Nghệ An) đã ban hành Kế hoạch số 207 về việc điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn. Theo đó chuyển trạng thái giãn cách xã hội TP. Vinh từ Chỉ thị 16 xuống Chỉ thị 15 nâng cao, sẽ mở từ 8 chợ trong số 25 chợ ở thành phố, trong đó chợ đầu mối Vinh vẫn phải tạm dừng hoạt động. Trước tình thế cấp bách, Chủ tịch UBND thành phố đã cho phép mở lại 8 chợ truyền thống trên địa bàn TP. Vinh, nhưng các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại chợ không được phép hoạt động. Theo đó, các tiểu thương được phép bán ở chợ ít nhất phải được tiêm 1 mũi vắc xin ngừa Covid-19, có xét nghiệm RT-PCT âm tính trước khi hoạt động, và sau đó có xét nghiệm 3 ngày/1 lần và chỉ được bán mặt hàng kinh doanh thiết yếu như lương thực, thực phẩm, rau củ quả, đồ khô.

Nghệ An: Thận trọng mở lại chợ truyền thống
Chợ Cọi TP. Vinh đang chuẩn bị các phương án phòng dịch chờ hoạt động trở lại

Theo đó chính quyền TP. Vinh phối hợp với Sở Công Thương nhanh chóng triển khai các phương án mở lại hoạt động bán thực phẩm thiết yếu tại chợ truyền thống. Mỗi chợ sẽ cho các tiểu thương có đủ năng lực cung cấp các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, rau, củ, quả, đồ khô, hàng hóa thiết yếu. Thành phố giao UBND các phường xã, Ban quản lý chợ Vinh, chợ Ga Vinh, HTX, doanh nghiệp quản lý, kinh doanh, khai thác chợ trên địa bàn thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.

Ông Cao Minh Tú - Phó Giám đốc Sở Công Thương Nghệ An - cho rằng, nếu được tổ chức thực hiện đồng bộ, phương án này sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng quá tải tại các siêu thị, cửa hàng, đồng thời cung cấp nguồn thực phẩm phong phú hơn cho người dân thành phố, giải quyết được tình trạng hàng hóa thiếu hụt cục bộ của người dân tại một số khu vực những ngày gần đây.

"Trong điều kiện bình thường, hệ thống phân phối hiện đại chiếm khoảng 30% thị phần. Trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp, không có chợ tự phát, số chợ truyền thống đóng cửa tăng nhanh, liên tục dẫn đến việc các siêu thị, cửa hàng tiện lợi dù đã nỗ lực tăng nguồn cung thực phẩm tươi sống lên gấp 2-3 lần nhưng cũng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của người dân" - ông Tú nêu thực tế.

Hiện thành phố đã cho phép mở một số chợ truyền thống để đảm bảo việc cung ứng hàng hóa lương thực thực phẩm thiết yếu cho nhân dân được nhanh chóng, kịp thời nhưng vẫn đảm bảo công tác phòng chống dịch. Thế nhưng theo ông Cao Minh Tú, các chợ đang tạm ngưng hoạt động chỉ được mở trong điều kiện như sau: đảm bảo an toàn, kiểm soát dịch bệnh là yêu cầu có tính bắt buộc; có biện pháp kiểm soát hướng dẫn lưu lượng, mật độ tiểu thương bán hàng, mật độ người đi chợ đảm bảo 5K; tổ chức mua bán tránh tiếp xúc tối đa giữa tiểu thương và người mua… ngành hàng bán phục vụ là thực phẩm tươi sống, rau củ quả. Nếu không gian chợ chưa đảm bảo thì có thể sử dụng các mặt bằng phù hợp để họp chợ an toàn. Đồng thời, Sở Công Thương đã có hướng dẫn giải pháp thí điểm về phương án tổ chức kinh doanh thực phẩm, quản lý khách đi chợ, các điều kiện đảm bảo an toàn phòng chống dịch: 5K, phân luồng, bán hàng đồng giá, dựng vách ngăn...

Ông Tú cho biết thêm, Sở Công Thương rất lo lắng nên đã triển khai nhiều giải pháp để khắc phục khó khăn này. Trước mắt, sở đang phối hợp với chính quyền thành phố chuẩn bị phương án an toàn để mở lại chợ. Mặt khác, tiếp tục làm việc với các DN bán lẻ điều chỉnh phương thức bán hàng trực tiếp lẫn online theo hướng giảm số lượng mặt hàng, ưu tiên mặt hàng thiết yếu, bán theo combo để giảm thời gian, tiết kiệm nhân lực, nâng cao tối đa năng lực cung ứng hàng hóa để gánh cho kênh chợ truyền thống.

Thận trọng khi mở chợ

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Đinh Xuân Trường - Chủ tịch UBND phường Quang Trung (TP. Vinh) - cho biết, chợ đã chuẩn bị sẵn quyết định mở lại hoạt động cho tiểu thương ngành thực phẩm thiết yếu. Theo đó, từ ngày 14/9, chợ Quang Trung sẽ tổ chức cho khoảng 50 hộ tiểu thương đã được tiêm phòng và đủ các điều kiện sẽ được bán ở chợ theo phương án đã được Sở Công Thương hướng dẫn, trong đó đặc biệt chú ý các biện pháp phòng chống dịch. "Lo nhất là khi chợ mở cửa lại, người dân các quận khác đổ về mua sắm nên việc tổ chức phải thật chặt chẽ, dự kiến mỗi đợt chỉ cho lượng người nhất định vào đi chợ" - ông Trường tính toán.

Nghệ An: Thận trọng mở lại chợ truyền thống

Tiểu thương bán hàng ở chợ làm vách ngăn bảo đảm điều kiện an toàn phòng chống dịch. Trong ảnh: Tiểu thương quầy hàng thịt tươi sống ở chợ Hưng Phúc chuẩn bị hàng hoá cho ngày mở chợ trở lại

Ông Nguyễn Xuân Huân - Chủ tịch UBND phường Bến Thuỷ - cho biết, chợ Bến Thuỷ đang chuẩn bị tổ chức lại hoạt động kinh doanh rau củ quả, thịt, cá tại chợ. "Chúng tôi sẽ bố trí tiểu thương tại một dãy sạp, mỗi sạp cách nhau bằng vạch kẻ sẵn, người mua cũng đứng giãn cách ngay vạch chia để thực hiện giãn cách. Hơn 140 tiểu thương bán hàng thiết yếu tại chợ lần mở cửa trở lại này đủ các điều kiện như đã được tiêm một mũi vắc xin, có giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19 và định kỳ xét nghiệm 3 ngày/1 lần và cam kết thực hiện đúng các quy định do Ban quản lý chợ đưa ra..." - ông Huân chia sẻ.

Phó Chủ tịch UBND TP. Vinh - ông Trần Quang Lâm - giải thích, do điều kiện an toàn nên thành phố đang rất thận trọng việc cho mở lại các chợ truyền thống. Chỉ khi nào thành phố xét thấy đủ an toàn thì mới cho hoạt động trở lại chợ truyền thống. "Chúng tôi đang giao cho các phường xây dựng phương án sao cho khi mở lại chợ phải bảo đảm các khâu và cần hội đủ các yếu tố về môi trường mua sắm, con người, thời gian… đặc biệt là yêu cầu phòng chống dịch" - Phó Chủ tịch thành phố nhấn mạnh.

Hiện các chợ truyền thống được TP. Vinh cho phép mở cửa lại bao gồm: chợ Hưng Dũng, chợ Quang Trung, chợ Bến Thủy, chợ Vinh, chợ Ga Vinh, chợ Chùa, xã Nghi Liên, chợ tạm Hưng Phúc và chợ Cọi, xã Hưng Lộc. Riêng chợ Hưng Dũng chỉ được phép mở cửa trở lại hoạt động sau ngày 17/9/2021. Đối với các chợ còn lại tiếp tục dừng hoạt động. Các chợ khác khi đủ điều kiện, thành phố sẽ thực hiện các bước và công bố thông tin cho người dân được biết.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Sở Công Thương Nghệ An

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thành phố Nam Định được công nhận đô thị loại II

Thành phố Nam Định được công nhận đô thị loại II

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký quyết định công nhận thành phố Nam Định (dự kiến mở rộng địa giới hành chính) là đô thị loại II.
Mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp dưới góc nhìn của Chủ tịch Tập đoàn Hùng Nhơn

Mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp dưới góc nhìn của Chủ tịch Tập đoàn Hùng Nhơn

Chuỗi giá trị về mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp mà Hùng Nhơn xây dựng tại Tây Ninh ước tính có giá trị doanh thu đến 5 tỷ USD vào năm 2030.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Tiểu thương chợ truyền thống đang gồng mình cạnh tranh với chợ cóc

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tiểu thương chợ truyền thống đang gồng mình cạnh tranh với chợ cóc

Các tiểu thương chợ truyền thống đang phải gồng mình để cạnh tranh với tình trạng chợ cóc, bán hàng rong chứ không phải các mô hình tiên tiến khác.
Lạng Sơn: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công

Lạng Sơn: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công

Tỉnh Lạng Sơn tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt các dự án trọng điểm.
Thái Nguyên: Tăng cường xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Thái Nguyên: Tăng cường xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Tỉnh Thái Nguyên và các chủ thể sản phẩm OCOP chủ trương mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ra ngoài tỉnh, xuất khẩu bằng nhiều hình thức.

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Khám bệnh, tặng thuốc miễn phí cho 1.000 người dân tại Thanh Oai

Hà Nội: Khám bệnh, tặng thuốc miễn phí cho 1.000 người dân tại Thanh Oai

Đây là hoạt động trong khuôn khổ Lễ phát động hành trình thanh niên Thủ đô tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng và ngày hội thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác 2024.
Tuyên Quang: Sản xuất công nghiệp đạt được kết quả ấn tượng

Tuyên Quang: Sản xuất công nghiệp đạt được kết quả ấn tượng

Tháng 4/2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Tuyên Quang đạt 1.918 tỷ đồng, bằng 8,1% so với kế hoạch năm, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Cần Thơ: Mong muốn trở thành trung tâm logistics của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Cần Thơ: Mong muốn trở thành trung tâm logistics của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mới đây, TP. Cần Thơ đã thực hiện chuyến học hỏi kinh nghiệm tại TP. Hồ Chí Minh về mô hình hoạt động một số cảng biển, cảng ICD và trung tâm logistics.
Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu Đồng Tháp tăng trưởng cao

Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu Đồng Tháp tăng trưởng cao

Trong 4 tháng năm 2024, các ngành, lĩnh vực kinh tế của Đồng Tháp tiếp tục chuyển biến tích cực, trong đó chỉ số sản xuất công nghiệp, xuất khẩu đều tăng cao.
Quy hoạch tỉnh Tây Ninh 2021-2023, tầm nhìn 2050: Hướng đến trở thành nơi đáng đến và đáng sống

Quy hoạch tỉnh Tây Ninh 2021-2023, tầm nhìn 2050: Hướng đến trở thành nơi đáng đến và đáng sống

Ngày 5/5/2024, Tây Ninh sẽ tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh 2021-2030, tầm nhìn 2050, theo đó địa phương phấn đấu trở thành nơi đáng đến và đáng sống.
Hà Nội tri ân 250 chiến sỹ tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Hà Nội tri ân 250 chiến sỹ tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Sáng 4/5, TP. Hà Nội tổ chức gặp mặt, tri ân 250 chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Bắc Ninh phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

Bắc Ninh phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

Ngày 4/5, tại Công ty TNHH VSIP Bắc Ninh đã diễn ra Lễ phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.
Bắc Giang: Phấn đấu chỉ số PAPI nằm trong nhóm cao nhất cả nước

Bắc Giang: Phấn đấu chỉ số PAPI nằm trong nhóm cao nhất cả nước

Tỉnh Bắc Giang phấn đấu năm 2024 chỉ số PAPI nằm trong nhóm cao nhất của cả nước. Đồng thời, chỉ số PAR Index nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành đứng đầu cả nước.
Thanh Hóa: Hàng trăm doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội với số tiền hàng trăm tỷ đồng

Thanh Hóa: Hàng trăm doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội với số tiền hàng trăm tỷ đồng

Thực trạng hàng trăm doanh nghiệp chậm đóng bảo biểm xã hội ở tỉnh Thanh Hóa với số tiền hàng trăm tỷ đồng đang làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.
Lai Châu: Xác minh tài sản đối với 26 cá nhân tại 9 cơ quan, đơn vị

Lai Châu: Xác minh tài sản đối với 26 cá nhân tại 9 cơ quan, đơn vị

Thông tin từ UBND tỉnh Lai Châu, sáng nay (4/5), Thanh tra tỉnh Lai Châu công bố Quyết định xác minh tài sản, thu nhập đối với 26 cá nhân tại 9 cơ quan, đơn vị.
Lào Cai: Phấn đấu có thêm 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao

Lào Cai: Phấn đấu có thêm 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao

Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Lào Cai vừa ban hành kế hoạch triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới tại các xã năm 2024.
Thừa Thiên Huế: Hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc

Thừa Thiên Huế: Hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc

4 tháng đầu năm 2024, các chỉ số phát triển kinh tế Thừa Thiên Huế đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc.
Quảng Ninh phấn đấu đạt mốc 20.000 doanh nghiệp trong năm 2024

Quảng Ninh phấn đấu đạt mốc 20.000 doanh nghiệp trong năm 2024

Trong năm 2024, tỉnh Quảng Ninh phấn đấu thành lập thêm 2.000 doanh nghiệp mới để đạt mốc 20.000 doanh nghiệp.
Cà Mau chủ động hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các FTA để gia tăng xuất khẩu

Cà Mau chủ động hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các FTA để gia tăng xuất khẩu

Để giúp doanh nghiệp gia tăng xuất khẩu, ngoài xúc tiến thương mại, Sở Công Thương Cà Mau tổ chức nhiều hội nghị tập huấn, tuyên truyền về các FTA.
TP. Hồ Chí Minh: 4 tháng, kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 69%

TP. Hồ Chí Minh: 4 tháng, kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 69%

Trong 4 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp Thành phố qua cảng TP. Hồ Chí Minh đạt 12,5 tỷ USD, tăng 69,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Phó Bí thư Thường trực Lê Thị Thu Hồng điều hành hoạt động của Tỉnh uỷ Bắc Giang

Phó Bí thư Thường trực Lê Thị Thu Hồng điều hành hoạt động của Tỉnh uỷ Bắc Giang

Bà Lê Thị Thu Hồng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang điều hành hoạt động của Tỉnh ủy Bắc Giang từ ngày 25/4.
Vì sao hoá đơn tiền điện tại TP. Hồ Chí Minh tháng 4 tăng cao đột biến?

Vì sao hoá đơn tiền điện tại TP. Hồ Chí Minh tháng 4 tăng cao đột biến?

Tháng 4 cao điểm nắng nóng có thời điểm lên đến 40 độ C, dẫn đến nhu cầu sử dụng điện làm mát rất lớn, qua đó kéo theo hóa đơn tiền điện tăng cao đột biến.
Sơn La: Mưa đá to bằng nắm tay, gây thiệt hại cho 600 ngôi nhà

Sơn La: Mưa đá to bằng nắm tay, gây thiệt hại cho 600 ngôi nhà

Một cơn giông lốc kèm theo mưa đá vừa xảy ra tại huyện Mai Sơn (Sơn La) gây thiệt hại nhiều tài sản, hoa màu của người dân địa phương.
Tỉnh Hòa Bình điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Tỉnh Hòa Bình điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình vừa tổ chức Hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ đối với nhiều vị trí chủ chốt trên địa bàn tỉnh.
Tây Ninh: Tập trung phát triển những ngành công nghiệp chủ lực nào?

Tây Ninh: Tập trung phát triển những ngành công nghiệp chủ lực nào?

Theo Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sắp được công bố, tỉnh này sắp tới sẽ tập trung phát triển 6 ngành công nghiệp chủ lực.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động