Chủ nhật 22/12/2024 17:30

Nghệ An lý giải nguyên nhân giải ngân vốn đầu tư công chậm

Tính đến ngày 20/11/2022, nguồn vốn đầu tư công tập trung tỉnh Nghệ An quản lý đã giải ngân 3.054,305 tỷ đồng, đạt 41,03% tổng kế hoạch.

Số liệu trên được UBND tỉnh Nghệ An đưa ra trong Kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026 về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2022.

Theo đó tiến độ tính đến ngày 20/11/2022, nguồn vốn đầu tư công tập trung tỉnh quản lý đã giải ngân 3.054,305 tỷ đồng, đạt 41,03% tổng kế hoạch. Nếu không tính nguồn ngân sách trung ương mới giao bổ sung và nguồn chương trình mục tiêu quốc gia, kết quả giải ngân đạt 52,64%, trong đó nguồn ngân sách trung ương đạt 53,45%.

Kết quả tính đến ngày 20/11/2022, nguồn vốn đầu tư công tập trung tỉnh Nghệ An quản lý đã giải ngân 3.054,305 tỷ đồng, đạt 41,03% tổng kế hoạch

Trong đó, kế hoạch vốn kéo dài các năm trước sang năm 2022 đã giải ngân đạt 83,23%. Các công trình trọng điểm được tập trung đẩy nhanh tiến độ như: Đường ven biển từ Nghi Sơn (Thanh Hóa) đến Cửa Lò (Nghệ An) đoạn Km7 - Km76; Đường Mường Xén - Ta Đo - Khe Kiền, Đường giao thông nối Vinh - Cửa Lò (giai đoạn 1); Đường giao thông nối Quốc lộ 7C (Đô Lương) đến đường Hồ Chí Minh... Hạ tầng KKT Đông Nam tiếp tục được quan tâm đầu tư xây dựng theo hướng đồng bộ17.

Tại phiên thảo luận tổ Kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026 chiều ngày 7/12, nhiều đại biểu đặc biệt quan tâm đến vấn đề giải ngân vốn đầu tư công chậm.

Đại biểu Nguyễn Duy Cần, đơn vị bầu cử TP. Vinh, nêu vấn đề tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm nay đạt thấp; đến nay, mới chỉ đạt trên 50%. Vị đại biểu này cho rằng trong nhiều nguyên nhân thì có nguyên nhân là cán bộ thẩm định, thẩm tra dự án thận trọng quá mức, đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư giải trình làm rõ thêm nội dung này.

Ngoài ra, đại biểu này còn đề nghị cần quyết liệt hơn nữa trong công tác cải cách thủ tục hành chính; tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nhất là nhà đầu tư có tiềm lực, nhà đầu tư mới, doanh nghiệp mới.

Ông Nguyễn Xuân Đức, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư lý giải các vấn đề các đại biểu quan tâm

Cũng về vấn đề này, Chủ tịch UBND thị xã Hoàng Mai Nguyễn Hữu An kiến nghị, UBND tỉnh và sở, ban ngành xem xét tham mưu cấp có thẩm quyền cho phép ủy quyền cho cấp huyện thẩm định giá, đặc biệt là giá đền bù giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, qua đó đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

Lý giải về về vấn đề giải ngân vốn đầu tư công chậm, ông Nguyễn Xuân Đức, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, bên cạnh các nguyên nhân khách quan, thì nguyên nhân chủ quan là các cấp, các ngành, các chủ đầu tư chưa quyết liệt trong công tác giải ngân vốn đầu tư công. Công tác thẩm tra của các đơn vị được thực hiện “thận trọng” hơn; công tác giải phóng mặt bằng thực hiện chậm hơn. Người đứng đầu Sở Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các đơn vị, địa phương tập trung quyết liệt trong công tác giải ngân vốn đầu tư công.

Về việc kiểm tra và thu hồi các dự án không triển khai, ông Nguyễn Xuân Đức cho biết tỉnh đã thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để tổ chức kiểm tra trên toàn tỉnh. Riêng TX Cửa Lò sẽ có 7 dự án được kiểm tra và thời gian qua tỉnh cũng đã thu hồi 10 dự án không triển khai trên địa bàn thị xã.

Ông Nguyễn Đức Trung Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cũng làm rõ thêm những tồn tại, hạn chế, đặc biệt là tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2022

Ông Nguyễn Đức Trung, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cũng làm rõ thêm những tồn tại, hạn chế, đặc biệt là tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2022.

Ông Nguyễn Đức Trung cho rằng, quá trình giải quyết các thủ tục, kể cả của các chủ đầu tư, bao gồm các ngành, các địa phương và các cơ quan có liên quan chưa có sự phối hợp để xử lý thủ tục nhanh; đồng thời ở một số địa phương, các đồng chí trong cấp ủy cũng chưa tham gia lãnh đạo, chỉ đạo sát sao.

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An nhận định mặc dù có chuyển biến, có tích cực hơn nhưng nhiều thủ tục hành chính giữa các ngành, các địa phương đối với doanh nghiệp và người dân còn chưa đáp ứng yêu cầu.

Ngoài ra, trong bối cảnh hiện nay, có rất nhiều vấn đề liên quan đến sai phạm của cán bộ bị xử lý, thậm chí là xử lý pháp luật dẫn đến tâm lý sợ, ngại, thận trọng. Mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi địa phương thấy trách nhiệm của mình và phải quyết liệt hơn trong công tác tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành trên quan điểm là cùng chia sẻ, cùng gánh vác công việc chung của tỉnh.

Để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu năm 2023, ông Nguyễn Đức Trung đề nghị cần tiếp tục đoàn kết thống nhất, phối hợp, chia sẻ trong thực hiện các nhiệm vụ; tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; tập trung giải quyết các nút thắt về cải cách hành chính, nút thắt hạ tầng; tập trung giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp.

Hoàng Trinh
Bài viết cùng chủ đề: Nghệ An

Tin cùng chuyên mục

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận bắn pháo hoa đón năm mới ở đâu?

Tuyên Quang: Đảm bảo an ninh trật tự, kinh doanh hàng hoá dịp cuối năm

Đà Nẵng: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cao nhất 700 triệu đồng

Bắc Ninh bảo đảm cung cấp hàng hóa dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Quảng Ninh: Đào móng nhà, phát hiện quả bom nặng gần 230 kg tại Hạ Long

Tuyên Quang: Quyết liệt khắc phục những nội dung theo kết luận thanh tra ở Lâm Bình

Năm 2025, Nam Định đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP trên 10%

Chợ An Đông - 'thủ phủ' thời trang tại TP. Hồ Chí Minh vắng khách dịp cuối năm

Hơn 14.000 người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động tại Bắc Ninh

Ông Dương Minh Dũng - Bí thư Huyện ủy Long Thành được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Đồng Tháp thực hiện nghị quyết 18, tinh giản hàng nghìn cán bộ

Vĩnh Phúc: Giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt khoảng 96%

Vĩnh Phúc trao Giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án FDI và 1 dự án DDI

Tỉnh Lạng Sơn kiện toàn chức danh Ủy viên Ủy ban nhân dân

Nam Định: 11 tháng, vốn đăng ký của doanh nghiệp gấp 2,8 lần

Chi tiết 3 bệnh viện đa khoa, vốn đầu tư 5.600 tỷ đồng sắp vận hành ở TP. Hồ Chí Minh

Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2024 ước tăng 5,7%

Nhân sự địa phương: Tỉnh ủy Thái Bình, Hưng Yên, Tuyên Quang, Quảng Nam, Phú Thọ thực hiện công tác nhân sự

Tỉnh Bắc Ninh huy động tối đa nguồn lực để hoàn thành kế hoạch năm