Ngày này năm xưa 31/1: Bổ sung quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn đập thuỷ điện

Ngày này năm xưa 31/1: Chính phủ ban hành Nghị định số 17/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung quy định về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn đập thuỷ điện.
Ngày này năm xưa 16/1: Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam

Chuyên mục “Ngày này năm xưa” trên báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện trong nước và ngành Công Thương; sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các sự kiện quốc tế ngày 31/1.

Sự kiện trong nước và ngành Công Thương

Ngày 31/1/1946: Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 18B cho phép ban hành đồng bạc giấy Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở vào. Việc phát hành do Ủy ban hành chính Trung Bộ tổ chức và điều khiển. Nơi đồng bạc giấy Việt Nam phát hành thí điểm đầu tiên là thị xã Quảng Ngãi vào ngày 3/2/1946 (tức ngày 2 Tết Bính Tuất). Sau đó tiền Việt Nam nhanh chóng lan ra thị trường cả nước.

Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã biểu quyết cho lưu hành giấy bạc Việt Nam trong cả nước và tới tháng 8/1946, đồng bạc giấy Việt Nam được chính thức phát hành. Tại Kỳ họp thứ hai, họp vào tháng 11/1946, Quốc hội khóa I đã quyết định cho phát hành rộng rãi đồng bạc giấy trong toàn quốc.

Việc ban hành đồng bạc giấy - đồng tiền đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, đánh dấu một bước phát triển cực kỳ quan trọng đối với nền tài chính của nước ta. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đồng bạc giấy Việt Nam đã có mặt ở khắp mọi miền tổ quốc, trở thành một lợi khí sắc bén để đấu tranh có hiệu lực trên mặt trận kinh tế, tài chính, góp phần quyết định vào việc bảo đảm cung cấp cho nhu cầu to lớn về mọi mặt của cuộc kháng chiến.

Ngày 31/1/1950: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Sau Liên Xô và Trung Quốc, Triều Tiên là nước thứ ba trên thế giới lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Ngày 31/1/1968: trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, quân giải phóng miền Nam chiếm được kỳ đài ở kinh thành Huế (hay còn gọi là cột cờ Cố đô Huế) và lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được kéo lên trong 26 ngày đêm.

Ngày 31/1/1977: Đại hội Mặt trận thống nhất Việt Nam được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh (đến ngày 4/12/1977), hợp nhất 3 tổ chức: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam, lấy tên là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đại hội đã hiệp thương, giới thiệu 191 vị tham gia Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Chủ tịch danh dự là đồng chí Tôn Đức Thắng; Chủ tịch là đồng chí Hoàng Quốc Việt.

Ngày 31/1/2020: Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Chỉ thị số 04/CT-BCT về việc tăng cường các giải pháp ứng phó của ngành Công Thương với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra nhằm chủ động tăng cường các biện pháp ứng phó và hạn chế ảnh hưởng của dịch bệnh đến tình hình phát triển kinh tế.

Ngày này năm xưa 31/1: Bổ sung quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn đập thuỷ điện

Ngày 31/12022: Chính phủ ban hành Nghị định 17/2022/NĐ-CP theo hướng một nghị định sửa nhiều nghị định. Nghị định này sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí.

Ngày 31/1/2013: Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 39/2013/TT-BCT quy định trình tự, thủ tục bổ sung, điều chỉnh quy hoạch và quản lý đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng công trình kho xăng dầu, kho khí hóa lỏng, kho khí thiên nhiên hóa lỏng.

Sự kiện quốc tế:

Ngày 31/1/1984: Liên đoàn bóng đá ASEAN (AFF) được thành lập. Đây là tổ chức quản lý hoạt động bóng đá khu vực Đông Nam Á, thành viên của Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC). AFF thành lập với 6 thành viên ban đầu là Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan. Hiện nay, AFF có 12 thành viên, bao gồm 10 nước ASEAN và 2 thành viên mở rộng là Đông Timor và Úc.

Ngày 31/1/2020: Sự kiện Brexit chính thức diễn ra. Đây là sự kiện Vương quốc Anh và Bắc Ireland chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Brexit là kết quả của cuộc trưng cầu dân ý diễn ra vào tháng 6/2016, với 51,9% người dân Anh đồng ý việc rời khỏi EU. Sự kiện này đánh dấu mốc quan trọng trong nền chính trị quốc tế và được xem là bước ngặt cho xu thế song phương hóa, khu vực hóa, sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ.

Ngày 31/1/1943: Trận chiến Stalingrad đẫm máu kết thúc với việc Quân đoàn số 6 của Đức vốn bị quân Xô Viết bao vây từ trước cuối cùng đã chịu đầu hàng sau thất bại thảm hại tại thành phố Stalingrad - một trận đánh kéo dài trong 6 tháng. Thống chế Field Marshal Friedrich Paulus - chỉ huy quân đoàn số 6 - bị bắt sau đó và cũng là thống chế Đức đầu tiên trong lịch sử bị bắt.

Ngày 31/1/1797: Ngày sinh của nhà soạn nhạc thiên tài người Áo Franz Schubert. Ông được biết đến với các tác phẩm có giai điệu nhẹ nhàng và du dương đặc biệt là bản Serenade (Dạ khúc) số D 957. Ông đã sáng tác 600 Lieder, chín bản giao hưởng trong đó có bản giao hưởng nổi tiếng "Unfinished Symphony" cùng các thể loại nhạc nghi lễ, nhạc thính phòng và solo piano. Ông mất sớm vào ngày 19/11/1828 do bị bệnh thương hàn là căn bệnh không chữa được vào thời kỳ đó.

Ngày 31/1/1961: Hoa Kỳ chính thức áp đặt lệnh cấm vận đối với Cuba. Và đến nay, lệnh cấm vận này vẫn còn có hiệu lực và là lệnh cấm vận thương mại lâu dài nhất trong lịch sử hiện đại... Liên hợp quốc đã nhiều lần bỏ phiếu với tỷ lệ phiếu thuận cao yêu cầu Hoa Kỳ huỷ bỏ lệnh cấm vận này,

Ngày 31/1/1958, Hoa Kỳ chính thức bước vào kỷ nguyên vũ trụ bằng việc phóng thành công vệ tinh Explorer 1. Explorer 1 có dạng hình trụ, dài 2,03m, đường kính 0,152m, khối lượng 13,97kg, được đưa lên không gian bởi tên lửa đẩy Jupiter – C. Explorer 1 đã chứng minh sự tồn tại vành đai các hạt mang năng lượng cao bao quanh Trái Đất đã được dự đoán trước đó bởi tiến sĩ James A. Van Allen (vành đai này được đặt tên là vành đai Van Allen).

Sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 31/1/1927: Dưới bút danh là “X.” Nguyễn Ái Quốc viết bài cuối cùng trong loạt 6 bài đăng trên tờ “L’Annam” (An Nam) với chung một đầu đề là “Các sự biến ở Trung Quốc”. Bài báo đầu tiên viết ngày 13/11/1926 đăng trên số báo ra ngày 2/12/1926; còn bài báo này viết ngày 31/1/1927 và đăng trên số báo ra ngày 14/2/1927.

Đây là thời điểm mà chính trường Trung Quốc đang diễn ra những biến cố sôi động do ảnh hưởng đường lối cách mạng của vị lãnh tụ của nền dân chủ Trung Hoa là Tôn Trung Sơn mới tạ thế (1925), đặc biệt là ở vùng phía Nam Trung Hoa. Chủ nghĩa dân tộc, chống những hiệp ước bất bình đẳng ký với các nước thực dân phương Tây đang dâng cao, đồng thời nguy cơ của một cuộc nội chiến cũng đang đe dọa... Tình hình ấy sẽ có những tác động mạnh mẽ vào Đông Dương.

Đáng lưu ý là người chủ trương tờ “L’Annam” lại là một người đồng chí cũ của Bác đã từng gắn bó trong những hoạt động của “Nhóm người Việt Nam yêu nước ở Pháp”. Đó là luật sư Phan Văn Trường. Chính trên tờ báo này và trước đó là tờ “La Cloche Felée” (Tiếng chuông rè) một số bài viết về Cách mạng Nga và toàn văn “Tuyên ngôn Cộng sản” đã đăng tải giữa Sài Gòn.

Ngày 31/1/1933: Kết thúc “Vụ án Hồng Kông”, Thống đốc Hồng Kông Uyliam Pin đã gửi văn bản tới Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Anh báo cáo lại toàn bộ những giải pháp mà chính quyền “buộc phải giúp đỡ để đưa Nguyễn Ái Quốc trở về với nước Nga” vào một tuần trước đó (22/1), sau khi Tòa án Hoàng gia đã phán quyết phải trả tự do cho nhân vật mà bộ máy mật thám của Pháp đang truy nã.

Ngày 31/1/1946: Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì cuộc họp của Hội đồng Chính phủ để ứng phó với sức ép của Việt Nam Quốc dân Đảng đòi nhanh chóng thành lập ngay một Chính phủ chính thức thay thế Chính phủ lâm thời theo thỏa thuận đã ký kết với Việt Minh hồi cuối năm trước. Quan điểm nhất quán của vị Chủ tịch Chính phủ lâm thời là một Chính phủ chính thức chỉ có thể bầu ra khi Quốc hội đã được triệu tập.

Ngày này năm xưa 31/1: Bổ sung quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn đập thuỷ điện

Ngày 31/1/1965 (tức 29 Tết Giáp Thìn): Bác đến Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) cùng 1.500 cán bộ và đồng bào địa phương trồng cây tại vùng cố đô xưa. Sau đó, Bác tham gia trồng cây tại hợp tác xã Phú Diễn (Từ Liêm, Hà Nội), thăm nơi ở của dân, khuyên và hướng dẫn dân cách đào giếng, xây các công trình vệ sinh cho bà con nông dân.

Ngày 31/1/1964: Tại cuộc họp của Bộ Chính trị bàn về cuộc vận động “Ba xây, Ba chống”, Bác phát biểu: “Tại sao dưới động, trên không động, nhỏ động, to không động?”. Bác phê bình những cán bộ làm việc không hết lòng hết sức, sợ quần chúng, không dám phát động phong trào và đề nghị phát hành loại sách nhỏ, bài ngắn để tuyên truyền giải thích cho quần chúng...

Sự kiện hôm nay

Thường trực Chính phủ họp về kinh tế xã hội năm 2023, triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội.

Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 1/2023.

Huấn luyện viên Park Hang-seo chính thức chấm dứt hợp đồng với Liên đoàn Bóng đá Việt Nam sau 5 năm gắn bó với bóng đá Việt Nam và mang lại nhiều thành công ngoạn mục.

Quang Lộc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xây dựng Đảng - Phát triển kinh tế

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quy hoạch năng lượng rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Bà Rịa- Vũng Tàu

Quy hoạch năng lượng rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Bà Rịa- Vũng Tàu

Sở hữu tiềm năng lớn về dầu khí, điện…, quy hoạch năng lượng quốc gia được đánh giá rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Bà Rịa - Vũng Tàu.
Làm rõ sự thật xung quanh đơn Trung Nam ‘kêu cứu’ Thủ tướng

Làm rõ sự thật xung quanh đơn Trung Nam ‘kêu cứu’ Thủ tướng

Khó khăn về doanh thu và những vướng mắc trong vận hành đường dây 500kV, Trung Nam đã gửi đơn kêu cứu Thủ tướng, vậy thực hư việc này ra sao?
Xuất khẩu gạo và bài toán nâng cao chuỗi giá trị

Xuất khẩu gạo và bài toán nâng cao chuỗi giá trị

Việc xây dựng một nền sản xuất lớn, ứng dụng công nghệ tốt hơn và quản lý phù hợp, kết hợp chế biến sâu sẽ giúp nâng cao chuỗi giá trị cho xuất khẩu gạo.
6 tháng đầu năm xuất khẩu gạo có thể đạt khoảng 4,5 triệu tấn

6 tháng đầu năm xuất khẩu gạo có thể đạt khoảng 4,5 triệu tấn

Nhu cầu gạo ở các thị trường trên thế giới rất lớn song để tận dụng và đẩy mạnh xuất khẩu gạo các doanh nghiệp phải tăng cường thông tin.
Vì sao cơ quan soạn thảo đề xuất điện dư phát lên lưới giá 0 đồng?

Vì sao cơ quan soạn thảo đề xuất điện dư phát lên lưới giá 0 đồng?

Cơ chế điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu, nếu dư phát lên lưới với giá 0 đồng, được cho là nhằm bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống điện, hỗ trợ nhà đầu tư.

Tin cùng chuyên mục

Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm

Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm ''Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng''

Lúc 9h30 ngày 26/4, Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm ''Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng''.
Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Dần khẳng định thương hiệu và uy tín trên thị trường quốc tế, xuất khẩu gạo được kỳ vọng sẽ tiếp tục bứt phá trong năm 2024 này.
Báo Công Thương đoạt giải Cuộc thi

Báo Công Thương đoạt giải Cuộc thi ''Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới''

Tối ngày 24/4, Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ ba (2023-2024) diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Xử lý thông tin xấu độc trên TikTok, phải làm nghiêm từ gốc!

Xử lý thông tin xấu độc trên TikTok, phải làm nghiêm từ gốc!

TikTok phải ủy quyền cho pháp nhân ở Việt Nam quản lý nội dung, có như vậy mới xử lý triệt để các tồn tại, mối nguy cho an ninh quốc gia.
Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Triển khai nhiều giải pháp, Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói riêng và ngành lúa gạo Việt Nam nói chung.
Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4, sẽ diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Theo Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân, năm 2023 công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của ngành Công Thương đạt được những kết quả rất tích cực.
Vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Yên Bái: Bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động

Vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Yên Bái: Bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động

Vụ tai nạn lao động đau lòng khiến 7 công nhân tử vong tại Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái thực sự là bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động.
Cần nghiêm khắc hơn nữa đối với các hành vi lợi dụng mạng xã hội tung tin bịa đặt về lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Cần nghiêm khắc hơn nữa đối với các hành vi lợi dụng mạng xã hội tung tin bịa đặt về lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Những hành vi phát tán tin giả, sai sự thật, vu khống, nói xấu, kích động, gieo rắc hoài nghi về lãnh đạo Đảng, Nhà nước... cần phải xử lý nghiêm khắc hơn nữa.
Ai vén màn sự thật về cái chết của 3 cây Sao đen trên phố Lò Đúc?

Ai vén màn sự thật về cái chết của 3 cây Sao đen trên phố Lò Đúc?

Ba cây Sao đen trên phố Lò Đúc, Hà Nội bỗng chốc "chết đứng" vào cuối năm 2023, để lại những nghi vấn, day dứt trong lòng dư luận.
Xung đột chính trị căng thẳng và nỗi lo đơn hàng của doanh nghiệp Việt

Xung đột chính trị căng thẳng và nỗi lo đơn hàng của doanh nghiệp Việt

Trong bối cảnh căng thẳng chính trị tiếp tục leo thang, các doanh nghiệp xuất khẩu lại một lần nữa đứng trước nguy cơ đứt gãy đơn hàng.
Bộ Chính trị khiển trách Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH; đề nghị khai trừ Đảng cựu Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ

Bộ Chính trị khiển trách Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH; đề nghị khai trừ Đảng cựu Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.
Cơ hội tham gia chuỗi cung ứng: Cái khó bó cái khôn

Cơ hội tham gia chuỗi cung ứng: Cái khó bó cái khôn

Thiếu vốn đầu tư dây chuyền công nghệ đáp ứng nhu cầu sản xuất là một trong những rào cản khiến doanh nghiệp đang bỏ lỡ cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Quyết liệt các giải pháp để sớm bình ổn thị trường vàng

Quyết liệt các giải pháp để sớm bình ổn thị trường vàng

Chưa đầy một năm, Chính phủ đã liên tiếp ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc quản lý thị trường vàng, nhằm ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi người mua.
Thưa chủ các tiệm vàng, cứ uy tín như PNJ thì sợ gì!

Thưa chủ các tiệm vàng, cứ uy tín như PNJ thì sợ gì!

Kinh doanh vàng có nguồn gốc rõ ràng, không nhái thương hiệu như PNJ thì không phải đóng cửa, không phải lo việc bị lực lượng chức năng kiểm tra.
Bộ Công Thương cụ thể hóa Nghị quyết về phát triển ngành đường sắt

Bộ Công Thương cụ thể hóa Nghị quyết về phát triển ngành đường sắt

Bộ Công Thương vừa ban hành chương trình hành động nhằm cụ thể hóa Nghị quyết của Chính phủ về định hướng phát triển ngành đường sắt đến năm 2030.
Sữa sản xuất trong nước mới đáp ứng 40% nhu cầu

Sữa sản xuất trong nước mới đáp ứng 40% nhu cầu

Sữa nguyên liệu tại Việt Nam hiện chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu tiêu thụ trong nước nên đây vẫn là ngành có nhiều tiềm năng phát triển.
Nông sản Việt sẽ đi xa hơn nhờ chuỗi giá trị

Nông sản Việt sẽ đi xa hơn nhờ chuỗi giá trị

Nông sản Việt sẽ đi xa hơn nhờ chuỗi giá trị, nhưng để chuỗi này vận hành “trơn tru” thì cần hội tụ nhiều yếu tố, trong đó, cần thái độ và quy mô hợp tác đủ lớn
Ai sẽ giải oan cho thịt gà?

Ai sẽ giải oan cho thịt gà?

Sau khi liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, nhiều người dân ở TP. Nha Trang lo ngại, hạn chế sử dụng các món ăn chế biến từ thịt gà.
Hiệu trưởng trường tiểu học bị tố “ăn bớt” tiền học sinh bán trú: Đừng để "con sâu làm rầu nồi canh"

Hiệu trưởng trường tiểu học bị tố “ăn bớt” tiền học sinh bán trú: Đừng để "con sâu làm rầu nồi canh"

Câu chuyện nữ hiệu trưởng Trường Tiểu học Đông Thọ (tỉnh Thanh Hóa) bị tố “ăn bớt” tiền học sinh bán trú, dư luận mong sớm có kết luận từ cơ quan Công an.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động