Ngày này năm xưa 21/11: Thông qua Luật Hoá chất; ban hành Nghị định hoạt động của Tập đoàn Hóa chất

Ngày này năm xưa 21/11: Quốc hội thông qua Luật Hoá chất; Chính phủ ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.
Ngày này năm xưa 19/11: Phê duyệt Quy hoạch Trung tâm điện lực; bàn giao Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn Ngày này năm xưa 20/11: Ngày Nhà giáo Việt Nam; khởi công xây dựng Nhà máy Thủy điện Thác Mơ

Chuyên mục “Ngày này năm xưa” của Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện ngày 21/11 trong nước và ngành Công Thương; các sự kiện quốc tế và sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sự kiện trong nước và ngành Công Thương

Ngày 21/11/1931: Ngày hy sinh của chiến sĩ cách mạng Lý Tự Trọng. Lý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng, sinh ngày 20/10/1914, quê ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

Năm 1926, Lê Hữu Trọng được đồng chí Lý Thụy (tức Chủ tịch Hồ Chí Minh) chọn đưa đi học tại Trung Quốc và lấy tên gọi mới là Lý Tự Trọng. Năm 1930, Lý Tự Trọng trở về nước hoạt động cách mạng.

Ngày 8/2/1931, tại Sài Gòn, trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ của ta diễn thuyết kêu gọi nhân dân giác ngộ cách mạng, Lý Tự Trọng đã bắn chết tên mật thám Pháp Lơrăng và bị địch bắt. Ngày 21/11/1931, Lý Tự Trọng bị địch sát hại. Khi ấy, anh mới 17 tuổi và là người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi, người đoàn viên thanh niên cộng sản ưu tú của cách mạng Việt Nam.

Ngày 21/11/1958: Ngày mất của giáo sư, bác sĩ vi trùng học Hoàng Tích Trí. Ông là đại biểu Quốc hội khóa I và là Bộ trưởng Bộ Y tế trong Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ tháng 11/1946 đến năm 1958.

Bác sĩ Hoàng Tích Trí là một nhà khoa học, một giáo sư y khoa tận tụy với nghề và đã đào tạo được nhiều thế hệ bác sĩ Việt Nam. Tên ông được đặt cho một con đường ở phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội.

Ngày 21/11/1979: Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng đã ký lệnh công bố “Pháp lệnh về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em” (được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 14/11/1979). Bản Pháp lệnh đã khẳng định: “Trẻ em là nguồn hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, là người sẽ tiếp tục sự nghiệp tổ tiên, gánh vác mọi công việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”.

Ngày 21/11/1991, Việt Nam và Mỹ thảo luận bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Ngày 21/11/1964: Thành lập Phân xưởng Luyện thép (nay là Nhà máy Luyện thép Lưu Xá), luyện thép theo phương pháp lò Mác - tanh (tức lò bằng), mỗi lò 150 tấn thép/mẻ.

Ngày 21/11/2001: Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt - Xô (Vietsovpetro) hoàn thành khai thác tấn dầu thô thứ 100 triệu tại mỏ Bạch Hổ.

Các giàn khoan khai thác dầu khí của Liên doanh Vietsovpetro tại mỏ Bạch Hổ
Các giàn khoan khai thác dầu khí của Liên doanh Vietsovpetro tại mỏ Bạch Hổ

Ngày 21/11/2006: Bộ Thương mại có văn bản 0548/BTM-DM điều hành hạn ngạch dành cấp visa tự động mặt hàng Áo sơ mi nữ dệt thoi chất liệu bông và sợi nhân tạo Cat 341/641.

Ngày 21/11/2007: Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2008, là sự thể chế hoá, hiện thực và cụ thể hoá một cách nhanh chóng và kịp thời các chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Sự ra đời của Luật Hóa chất là dấu mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và tạo lập một hành lang pháp lý chính thức và thống nhất cho các hoạt động hóa chất trên cả nước.

Ngày này năm xưa 21/11: Thông qua Luật Hoá chất; ban hành Nghị định hoạt động của Tập đoàn Hóa chất
Sự ra đời của Luật Hóa chất là dấu mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và tạo lập một hành lang pháp lý chính thức và thống nhất cho các hoạt động hóa chất trên cả nước

Ngày 21/11/2012: Bộ Công Thương ban hành Quyết định 7037/QĐ-BCT về việc bổ sung danh mục máy móc, thiết bị, vật tư nguyên liệu trong nước đã sản xuất được.

Ngày 21/11/2013: Chính phủ ban hành Nghị định về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.

Ngày 21/11/2018: Bộ Công Thương ban hành Thông tư 48/2018/TT-BCT sửa đổi một số điều của Thông tư số 55/2014/TT-BCT ngày 19/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 6/5/2014 của Chính phủ về quản lý hoá chất của Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá huỷ vũ khí hoá học.

Ngày 21/11/2019: Bộ Công Thương ban hành Thông tư 32/2019/TT-BCT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp và bảo quản tiền chất thuốc nổ.

Sự kiện quốc tế

Ngày 21/11/1992: Là ngày mất của Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Kaysone Phomvihane. Chủ tịch Kaysone Phomvihane sinh ngày 13/12/1920 tại bản Naxeng, huyện Khamthabuni, tỉnh Savannakhet, Lào. Năm 1935, với tên gọi Nguyễn Trí Mưu, ông rời quê hương Lào đi Hà Nội, Việt Nam, để dự thi vào Trường Bưởi (nay là trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội).

Sau đó, ông Kaysone Phomvihane học Đại học Luật ở Hà Nội, tham gia phong trào học sinh chống thực dân Pháp và phát xít Nhật ở Việt Nam. Nǎm 1948, ông trở về nước. Ông lãnh đạo phong trào kháng chiến chống Pháp ở Đông bắc Lào. Ngày 2/12/1975, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ra đời, ông được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và đầu năm 1991 được bầu làm Chủ tịch nước.

Ngày 21/11/1694: Là ngày sinh của Phrǎngxoa Mari Anrê và được biết đến nhiều hơn dưới bút danh Vônte. Ông không chỉ là nhà vǎn, nhà soạn kịch nổi tiếng mà còn là nhà triết học, nhà hoạt động xã hội và là Viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp. Ông sinh ra tại Pari, Thủ đô nước Pháp và qua đời nǎm 1778. Phrǎngxoa Mari Anrê cũng là ngọn cờ đầu của phong trào Ánh sáng Pháp thế kỷ XVIII, có ảnh hưởng đến cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789, đến vǎn học và triết học châu Âu.

Tháng 12/1996, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã chọn ngày 21/11 là Ngày Truyền hình thế giới để kỷ niệm ngày “Diễn đàn Truyền thình thế giới” đầu tiên được tổ chức trong năm 1996. Ngày Truyền hình thế giới được cử hành vào ngày 21/11 hàng năm, nhằm khuyến khích các quốc gia trao đổi những chương trình truyền hình tập trung vào những vấn đề hòa bình, an ninh, phát triển trên thế giới và tăng cường việc trao đổi văn hóa.

Sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 21/11/1942: Trên báo “Việt Nam Độc lập” đăng bài thơ “Trẻ chăn trâu” của Hồ Chí Minh nhằm vận động tinh thần yêu nước ngay đối với lớp người nhỏ tuổi.

Ngày 21/11/1945: Dự họp Hội đồng Chính phủ, đề cập vấn đề giáo dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Ta đã làm được nhiều việc về giáo dục, làm hơn hẳn người Pháp” và yêu cầu cần phải tuyên truyền thành tựu này.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì một phiên họp Hội đồng Chính phủ ngay sau chiến thắng Điện Biên Phủ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì một phiên họp Hội đồng Chính phủ ngay sau chiến thắng Điện Biên Phủ.

Ngày 21/11/1946: Bác đến dự lễ khai giảng Trường Quân y khoá I tại Viện Giải phẫu Hà Nội với lời căn dặn: “Phải chăm lo học hành và gắng thực hiện 5 điều: Hăng hái, hy sinh, bác ái, đoàn kết, kỷ luật”.

Ngày 20/11/1953, thực dân Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, mở đầu giai đoạn chiếm đóng vùng đất xứ Thái Tây Bắc Việt Nam. Ngay ngày hôm sau, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư động viên, căn dặn quân dân cả nước nói chung, quân dân Tây Bắc nói riêng đề cao cảnh giác, đoàn kết nhất trí một lòng xây dựng lực lượng, tạo sức mạnh tổng hợp chuẩn bị cho cuộc quyết chiến chiến lược đánh bại thực dân Pháp xâm lược.

“Kháng chiến của ta nhất định thắng lợi, nhưng phải trường kỳ, gian khổ, tự lực cánh sinh.”. Lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong “Thư gửi quân và dân Tây Bắc”, ngày 21/11/1953, đăng trên Báo Nhân dân, số 149, từ ngày 21-25/11/1953.

Đây là thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược có sự thay đổi lớn có lợi cho ta, các đại đoàn chủ lực ra đời, liên tục giành thắng lợi lớn trên các chiến trường, đặc biệt các chiến dịch quan trọng như Chiến dịch Biên giới (1950), Chiến dịch Tây Bắc (1952)… làm phá sản âm mưu của thực Pháp hòng chia rẽ dân tộc bằng “xứ Thái tự trị”, “xứ Nùng tự trị” giải phóng một vùng Tây Bắc nối liền với Việt Bắc tạo thành thế liên hoàn có lợi cho kháng chiến.

Ngày 21/11/1963: Khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 9 khoá III giữa lúc tình hình nội bộ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế phức tạp, Bác xác định: Hội nghị này là Hội nghị đoàn kết quốc tế. Cùng ngày, trả lời phỏng vấn của tờ “Akahata” (Cờ Đỏ) của Đảng Cộng sản Nhật Bản, Bác tuyên bố: “Vấn đề miền Nam chỉ có một cách giải quyết là: Đế quốc Mỹ phải rút khỏi miền Nam để nhân dân Việt Nam tự giải quyết lấy công việc của mình, theo tinh thần của Hiệp định Giơnevơ”.

Việt Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngày này năm xưa

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Bộ Công Thương luôn chú trọng công tác tập huấn tài chính, kế toán

Bộ Công Thương luôn chú trọng công tác tập huấn tài chính, kế toán

Thiếu kho dữ liệu sạch và công cụ phân tích, thị trường bất động sản sẽ mãi “lập lờ”

Thiếu kho dữ liệu sạch và công cụ phân tích, thị trường bất động sản sẽ mãi “lập lờ”

“Sập bẫy” lừa đảo trên mạng xã hội: Do cả tin hay lòng tham khó chế ngự?

“Sập bẫy” lừa đảo trên mạng xã hội: Do cả tin hay lòng tham khó chế ngự?

Lan truyền clip nhạy cảm trên mạng xã hội: Xin đừng vô cảm!

Lan truyền clip nhạy cảm trên mạng xã hội: Xin đừng vô cảm!

Bộ Công Thương đề xuất chỉ quản lý thí điểm thuốc lá nung nóng, chưa lưu hành thuốc lá điện tử

Bộ Công Thương đề xuất chỉ quản lý thí điểm thuốc lá nung nóng, chưa lưu hành thuốc lá điện tử

Quan điểm của Bộ Công Thương về quản lý thuốc lá thế hệ mới

Quan điểm của Bộ Công Thương về quản lý thuốc lá thế hệ mới

Du lịch "lột xác" và câu chuyện từ xứ Thanh

Du lịch "lột xác" và câu chuyện từ xứ Thanh

Góp tiền tổ chức lễ tri ân thầy cô: Đừng "biến tướng" chạy theo hình thức, lãng phí

Góp tiền tổ chức lễ tri ân thầy cô: Đừng "biến tướng" chạy theo hình thức, lãng phí

GS. TS Vũ Trọng Hồng tiết lộ ‘điều cần làm’ từ dự án kênh đào Funan Techo

GS. TS Vũ Trọng Hồng tiết lộ ‘điều cần làm’ từ dự án kênh đào Funan Techo

Liên tiếp xảy ra tai nạn thương vong, đừng để công tác an toàn lao động chỉ là khẩu hiệu

Liên tiếp xảy ra tai nạn thương vong, đừng để công tác an toàn lao động chỉ là khẩu hiệu

Nỗi oan bà bán dứa và hệ luỵ từ những thông tin

Nỗi oan bà bán dứa và hệ luỵ từ những thông tin ''một nửa sự thật''

Ai sẽ hưởng lợi khi cổ xuý trào lưu xuyên tạc ‘điện mặt trời 0 đồng’?

Ai sẽ hưởng lợi khi cổ xuý trào lưu xuyên tạc ‘điện mặt trời 0 đồng’?

Ai đứng sau luận điệu xuyên tạc về điện mặt trời dư thừa nhưng sai quy hoạch?

Ai đứng sau luận điệu xuyên tạc về điện mặt trời dư thừa nhưng sai quy hoạch?

Đâu là “chìa khóa” để chuyển đổi số thành công?

Đâu là “chìa khóa” để chuyển đổi số thành công?

Điện mặt trời áp mái nối lưới càng nhiều, chi phí hệ thống càng lớn

Điện mặt trời áp mái nối lưới càng nhiều, chi phí hệ thống càng lớn

Kiểm soát chất lượng dịch vụ, “đòn bẩy” nâng hạng cạnh tranh du lịch

Kiểm soát chất lượng dịch vụ, “đòn bẩy” nâng hạng cạnh tranh du lịch

Thiếu hụt nước sinh hoạt mùa hạn mặn: Đã đến lúc người dân cần chủ động ứng phó

Thiếu hụt nước sinh hoạt mùa hạn mặn: Đã đến lúc người dân cần chủ động ứng phó

Dệt may Việt Nam đang phải chịu áp lực kép

Dệt may Việt Nam đang phải chịu áp lực kép

Quy hoạch năng lượng rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Bà Rịa- Vũng Tàu

Quy hoạch năng lượng rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Bà Rịa- Vũng Tàu

Xem thêm