Thứ tư 13/11/2024 13:45

Ngày này năm xưa 11/10: Thành lập Công đoàn Công Thương Việt Nam, thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt-Đức

Ngày này năm xưa 11/10: Thành lập Công đoàn Công Thương Việt Nam, Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức đã thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược.

Chuyên mục “Ngày này năm xưa” của Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện ngày 11/10 trong nước và ngành Công Thương; các sự kiện quốc tế và sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sự kiện trong nước và ngành Công Thương

Ngày 11/10/2007, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có Quyết định số 1353/QĐ-TLĐ thành lập Công đoàn Công Thương Việt Nam trên cơ sở hợp nhất Công đoàn Công nghiệp Việt Nam và Công đoàn Thương mại - Du lịch Việt Nam.

Sự hình thành, phát triển của Công đoàn Công nghiệp Việt Nam gắn liền với quá trình xây dựng và sự phát triển của ngành Công nghiệp Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay. Tháng 5/1951, Bộ Công Thương được thành lập, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã thành lập Ban Công đoàn Công Thương, mà nòng cốt là Ban Công đoàn Công nghiệp trước đây trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Hệ thống tổ chức Công đoàn Công Thương được củng cố và kiện toàn từ ngành đến cơ sở, tạo điều kiện xây dựng đội ngũ công đoàn vững mạnh đảm đương nhiệm vụ đề ra. Đến tháng 12/2012, đã có gần 100%, cán bộ công đoàn các cấp được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công đoàn. Hàng năm có gần 90% Công đoàn cơ sở đạt danh hiệu vững mạnh, trong đó có 40 - 55% đạt danh hiệu xuất sắc.

Vừa qua, Đại hội Công đoàn Công Thương Việt Nam lần thứ IV được tổ chức trong 2 ngày 5 và 6/10/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội. Dự Đại hội có 400 đại biểu chính thức là cán bộ, đoàn viên tiêu biểu đại diện cho gần 150 ngàn lao động trực thuộc Công đoàn Công Thương Việt Nam.

Ra mắt Ban chấp hành Công đoàn Công Thương Việt Nam nhiệm kỳ 2023 - 2028

Thông qua Báo cáo của Ban Chấp hành Công đoàn Công Thương Việt Nam khóa III, nhiệm kỳ 2018-2023 trình bày tại Đại hội IV với mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ, nhiệm kỳ 2023 – 2028 và khẩu hiệu hành động: Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; Xây dựng Công đoàn Công Thương Việt Nam vững mạnh toàn diện; Tập trung thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; Xây dựng đội ngũ công nhân viên chức lao động ngành Công Thương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tiến trình hội nhập và phát triển”.

Đối với chỉ tiêu đến hết nhiệm kỳ: Phấn đấu hết năm 2028 toàn ngành có 182.258 đoàn viên công đoàn; ít nhất 85% doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức công đoàn đủ điều kiện đại diện, thương lượng, ký kết được thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật; 80% số vụ việc của đoàn viên có nhu giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án sẽ có đại diện công đoàn tham gia hoặc được công đoàn hỗ trợ.

Đại hội Công đoàn Công Thương Việt Nam lần thứ IV, nhiệm kỳ 2023-2028 đã bầu ra 38 đồng chí là Ủy viên Ban Chấp hành; 12 đồng chí vào Ủy viên Ban Thường vụ; 11 đồng chí là Ủy viên Ủy ban kiểm tra; Bầu Đoàn đại biểu dự Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII gồm 10 đại biểu chính thức và 2 đại biểu dự khuyết.

Ông Phan Văn Bản – Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam khóa III tiếp tục tái đắc cử chức danh Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam khóa IV, nhiệm kỳ 2023 – 2028. Bà Lê Thị Đức, ông Quách Văn Ngọc, ông Vũ Trường Sơn tái đắc cử chức danh Phó Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam khóa IV, nhiệm kỳ 2023 – 2028.

Ngày 11/10/1997, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 853/CT-TTg về đấu tranh chống buôn lậu trong tình hình mới.

Ngày 11/10/1997, văn bản 02/1997/QĐ-BCN về việc thành lập Ban Chỉ đạo của Bộ Công nghiệp về công tác kiểm kê.

Ngày 11/10/1999, Bộ Công Nghiệp (nay là Bộ Công Thương) có văn bản 66/1999/QĐ-BCN về việc ban hành bộ “Đơn giá xây dựng cơ bản chuyên ngành lắp đặt công trình đường dây tải điện”; văn bản 67/1999/QĐ-BCN về việc Ban hành bộ “Đơn giá xây dựng cơ bản chuyên ngành lắp đặt trạm biến áp điện lực”.

Ngày 11/10/2002, Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) có văn bản 09/2002/TT-BTM Hiệu chỉnh thông số kỹ thuật lăng tạo bọt.

Ngày 11/10/2004, Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) Quyết định 106/2004/QĐ-BCN về việc chuyển Nhà máy Da Giầy Huế thuộc Công ty Xuất nhập khẩu Da Giầy Sài Gòn thành Công ty Cổ phần Da Giầy Huế.

Ngày 11/10/2006, Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) có văn bản 0462/BTM-DM dừng cấp giấy phép xuất khẩu (E/L) tự động đối với mặt hàng áo khoác nam (Cat.14) xuất khẩu sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ năm 2006; Văn bản 0463/BTM-DM chuyển tiêu chuẩn hạn ngạch Ký quỹ/ bảo lãnh giữa các thương nhân xuất khẩu cho cùng một khách hàng nước ngoài Cat.334/335, 338/339, 340/640, 341/641, 347/348, 638/639 và 647/648.

Ngày 11/10/2017, Quyết định 3899/QĐ-BCT về việc bổ sung địa điểm cửa hàng xăng dầu dọc tuyến Quốc lộ 13 đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương thuộc "Quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu dọc tuyến Quốc lộ 13 đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035".

Ngày 11/10/2018, Bộ trưởng Bộ Công Thương ký Quyết định số 3671/QĐ-BCT ban hành quy định, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Nai trực thuộc Tổng cục Quản lý Thị trường.

Ngày 11/10/2018, Quyết định 3720/QĐ-BCT ban hành Phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương giai đoạn 2019 – 2020; Thông tư 34/2018/TT-BCT quy định về việc nghiệm thu, kiểm tra khối lượng đất đá bóc trong khai thác than bằng phương pháp lộ thiên.

Ngày 11/10/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị Số: 25/CT-TTg về các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng và bền vững vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.

Ngày 11/10/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 128-NQ/CP quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”. Đây là một Nghị quyết rất quan trọng giúp mở cửa toàn bộ nền kinh tế xã hội và nhờ đó đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế lên một bước mới.

Ngày 11/10/2021, Bộ Công Thương có Công văn 6295/BCT-TTTN về việc điều hành kinh doanh xăng dầu.

Ngày 11/10/1962, Chiếc tàu gỗ gắn máy đầu tiên mang tên Phương Đông 1 của Đoàn 759, tiền thân của Lữ đoàn 125 Hải quân, đã bí mật xuất phát từ bến K15 Đồ Sơn (Hải Phòng), chở theo hơn 30 tấn vũ khí vào cập bến Vàm Lũng (Cà Mau) an toàn. Từ thời điểm đó, tuyến đường vận tải trên biển nối liền hai miền Nam - Bắc chính thức được khai thông, trở thành dấu mốc lịch sử về con đường huyền thoại, Đường Hồ Chí Minh trên biển.

Ngày 11/10/1930, Thành uỷ Hà Nội phát động chiến dịch ủng hộ phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, hàng vạn truyền đơn đã được phân phát ra khắp thành phố. Nhiều bài diễn thuyết hô hào nhân dân ủng hộ công nhân và nông dân Nghệ An và Hà Tĩnh dưới nhiều hình thức đấu tranh như bãi công, đòi tăng lương, bớt giờ làm việc... Cảnh sát, mật thám ập tới khủng bố và bắt đi hai đội viên song phong trào ủng hộ Nghệ Tĩnh vẫn tiếp tục. Khẩu hiệu "Phản đối đế quốc chủ nghĩa thảm sát nông dân Nghệ Tĩnh" luôn được nêu cao.

Ngày 11/10/1951, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội được thành lập theo Nghị định của Bộ Quốc gia Giáo dục. Tiền thân là Ban Đại học Văn khoa tại Hà Nội, được thành lập theo Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 10/10/1945, tức là chỉ hơn một tháng sau khi Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhiệm vụ đầu tiên của nhà trường là đào tạo giáo viên Văn khoa Trung học.

Ngày 11/10/1962, Mỹ - Diệm mở chiến dịch "Sao Mai" nhằm càn quét vào vùng từ Long An đến Tây Ninh lưu vực sông Vàm Cỏ Đông, vòng cung phía Tây nam và Tây bắc Sài Gòn. Lực lượng vũ trang giải phóng đánh trả quyết liệt, các máy bay lên thẳng đều trúng đạn của du kích. Đồng ruộng tuy rộng nhưng nơi nào địch có thể xuống, ta đều cắm đầy cọc tre vót nhọn 4 - 5 mét, làm cho lính dù và phi công khiếp sợ. Đường sá bị nhân dân đào phá, các đoàn xe chở lính đều bị tắc nghẽn, 6.000 quân địch bị dồn ứ lại trong một vòng đất hẹp, tiếp tế và vận tải đều khó khăn. Sau nhiều ngày bị vây hãm trong đồng lầy, nước ngập lại bị tập kích liên tiếp, ngày 18/10/1962, quân địch phải tháo chạy.

Sự kiện về Bác Hồ

Ngày 11/10/1941, Báo Việt Nam độc lập số 108 đăng bài thơ “Công nhân” của Bác Hồ với lời kêu gọi: “Thợ thuyền ta phải đứng ra/Trước ta cứu nước, sau ta cứu mình/Cùng nhau vào hội Việt Minh/Ra tay tranh đấu hy sinh mới là/Bao giờ khôi phục nước nhà/Của ta ta giữ, công ta ta làm.”

Bác Hồ trao Huy hiệu cho cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 600, Công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng) tại Đại hội mừng công ngày 21/12/1965 - Ảnh: Tư liệu

Ngày 11/10/1958, Nói chuyện tại Hội nghị nữ thanh niên Thủ đô lần thứ nhất, Bác nhấn mạnh: “Nữ thanh niên cần phải gương mẫu, làm đầu tàu, ra sức thi đua với nam giới. Trong vấn đề luyến ái nên chính đáng, trong sạch, chớ mơ mộng, ảnh hưởng không tốt đến công tác, học tập. Cần chống các tập quán cũ như tảo hôn, cưới xin xa xỉ".

Ngày 11/10/1959, Sau khi tham dự và nói chuyện tại cuộc mít tinh của 12 vạn nhân dân Thủ đô Hà Nội, chào mừng Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Ba Lan, vào hồi 10 giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Chủ tịch Ba Lan A. Davatxki đến thăm Bảo tàng Cách mạng Việt Nam.

Đến 19 giờ cùng ngày, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Thông cáo chung về cuộc đi thăm chính thức nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Ba Lan. Sau đó, tại Câu lạc bộ Quốc tế (Hà Nội), Người dự tiệc do Chủ tịch A. Davatxki chiêu đãi. Phát biểu trong buổi tiệc, Người cảm ơn sự ủng hộ và những tình cảm thắm thiết của Chủ tịch, của nhân dân Ba Lan dành cho nhân dân Việt Nam và nhấn mạnh: “Mối tình thắm thiết ấy đã bắt nguồn từ lý tưởng chung, mục đích chung của hai nước chúng ta, lại bắt nguồn từ lịch sử đấu tranh anh dũng của hai dân tộc chúng ta”.

Sự kiện quốc tế

Ngày 11/10/2011, Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức đã thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Đức Angela Merkel. Dấu mốc quan trọng này thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ hai nước nhằm tạo ra một xung lực mới cho mở rộng và làm sâu sắc hơn hợp tác nhiều mặt giữa hai nước, thiết thực đáp ứng mong muốn và lợi ích của nhân dân hai nước.

Ngày 11/10/1962, Giáo hoàng Gioan XXIII triệu tập công đồng đại kết đầu tiên của Giáo hội Công giáo Rôma trong vòng 92 năm, tức Công đồng Vaticanô II.

Ngày 11/10/1944, Cộng hòa Nhân dân Tuva được sáp nhập vào Liên Xô, 23 năm sau khi tuyên bố độc lập khỏi Trung Quốc.

Ngày 11/10/1941, Trong chiến tranh thế giới thứ hai: khởi đầu trận chiến mũi Esperance giữa quân đội Hoa Kỳ và Nhật Bản tại Guadalcanal.

Ngày 11/10/1531, Nhà lãnh đạo cải cách tôn giáo Thụy Sỹ Huldrych Zwingli tử chiến khi cùng quân Zürich giao tranh với quân của 5 bang Công giáo La Mã.

Ngày 11/10/1803, ông Gácnơranh (sinh năm 1769, mất năm 1803) người Pháp đã đăng ký phát minh dù. Trước đó, chính Gácnơranh đã thực hiện cú nhảy dù thực sự đầu tiên vào ngày 22/10/1797. Ông bay trên một khí cầu của công viên Mútxô ở Pari, khi đạt độ cao khoảng 800m, ông đã cắt dây treo giỏ của kinh khí cầu để từ từ hạ xuống.

Ngày 11/10/1889, James Precott Jun sinh năm 1818 qua đời. Ông là nhà vật lý nổi tiếng người Anh đã dùng thực nghiệm để tìm ra luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng. Ông đã cùng với các nhà bác học Nga Lenxơ tìm ra định luật xác định tác dụng nhiệt của dòng điện. Người ta đã lấy tên ông đặt cho đơn vị công (Ký hiệu là J).

Ngày 11/10/1811, Juliana, chiếc phà chạy bằng hơi nước đầu tiên trên thế giới được đưa vào hoạt động bởi nhà phát minh John Stevens. Chuyến phà khởi hành từ thành phố New York đến thành phố Hoboken, Mỹ.

Ngày 11/10/1984, Nữ phi hành gia Kathryn Dwyer Sullivan, thành viên của tàu con thoi Challenger STS-41-G, đã thực hiện chuyến đi bộ ngoài không gian kéo dài 3,5 giờ ở độ cao 225km so với bề mặt Trái đất. Bà trở thành người phụ nữ Mỹ đầu tiên đi bộ ngoài không gian.

Nhật Khôi
Bài viết cùng chủ đề: Ngày này năm xưa

Tin cùng chuyên mục

Ngày này năm xưa 28/2: Thành lập Nhà máy thuỷ điện Ialy

Ngày này năm xưa 27/2: Ngày Thầy thuốc Việt Nam; Quy định hàng hóa mua bán qua cửa khẩu phụ biên giới

Ngày này năm xưa 26/2: Phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống đường ống xăng dầu

Ngày này năm xưa 25/2: Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN hẹp lần thứ 18

Ngày này năm xưa 22/2: Ban hành Nghị định về vật liệu nổ công nghiệp

Ngày này năm xưa 21/2: Bộ Công Thương phê duyệt Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện Hồi Xuân

Ngày này năm xưa 20/2: Khánh thành đường hàng không nối Thủ đô Hà Nội với Thủ đô Viêng Chǎn

Ngày này năm xưa 19/2: Ban hành nghị định về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

Ngày này năm xưa 18/2: Việt Nam và Campuchia ký Hiệp ước hòa bình hữu nghị và hợp tác

Ngày này năm xưa 17/2: Ban hành kế hoạch thực hiện Hiệp định RCEP

Ngày này năm xưa 16/2: Quy định kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện

Ngày này năm xưa 15/2: Ban hành quyết định về Ngày truyền thống ngành xăng dầu Việt Nam

Ngày này năm xưa 14/2: Khánh thành Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình

Ngày này năm xưa 13/2: Hợp nhất Nghị định về kinh doanh xăng dầu của Bộ Công Thương

Ngày này năm xưa 12/2: Quy định về việc phát triển, quản lý hoạt động thương mại điện tử

Ngày này năm xưa ngày 11/2: Bộ Chính trị ban hành Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia

Ngày này năm xưa 10/2: Ngày thành lập Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

Ngày này năm xưa ngày 9/2: Bộ Công Thương quy định về điều kiện đầu tư lĩnh vực kinh doanh thực phẩm

Ngày này năm xưa 8/2: Ban hành Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực điện lực

Ngày này năm xưa 7/2: Ban hành Danh mục bí mật nhà nước độ tối mật trong ngành công nghiệp