Thứ ba 26/11/2024 20:46

Ngày đầu thực hiện "ai ở đâu ở yên đó" tại TP.Hồ Chí Minh: Nhiều bất cập trong phối hợp liên ngành

Trong ngày đầu TP. Hồ Chí Minh thực hiện quy định “ai ở đâu ở yên đó”, nhiều nhân viên siêu thị không thể ra đường để đến công ty nhận giấy đi đường, hình chụp gửi qua điện thoại các chốt không chấp nhận, nhân viên các công ty gas cũng chưa có giấy đi đường vì các chốt bắt phải có văn bản dấu đỏ…

Bán lẻ tuân thủ nghiêm quy định mới

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương trong ngày đầu tiên thực hiện giãn cách triệt để, các đơn vị bán lẻ vẫn duy trì nhập hàng, đảm bảo nguồn ổn định để phục vụ nhu cầu của người dân đặt hàng thông qua địa phương và các tổ Covid cộng đồng. Đồng thời, các nhà bán lẻ như AEON, Saigon Co.op, Vinmart… cho biết đã và đang phối hợp để gửi các combo hàng hóa cho đầu mối phụ trách tại các phường/ tổ dân phố, sẵn sàng nhận đơn hàng từ người dân.

“Chúng tôi đã gửi combo hàng hóa cho tổ dân phố và được biết, các tổ dân phố/ phường đang tiếp tục thông tin đến người dân, thống nhất về quy trình, cách thức mua hàng, sau đó sẽ tổng hợp số lượng combo của người dân để đặt hàng với siêu thị”- đại diện AEON Việt Nam cho biết.

Theo vị đại diện này, do đã có kinh nghiệm phục vụ số lượng lớn các đơn hàng gộp chung từ đợt giãn cách trước, các combo hàng hóa đã được AEON có sẵn với đa dạng từ thực phẩm tươi sống như rau, củ, quả, thịt, cá… đến thực phẩm khô và hóa mỹ phẩm. Tuy vậy do 3 ngày cuối tuần qua, người dân đã mua trước và dự trữ nhiều nên dự kiến 2-3 ngày tới, số lượng đơn hàng đặt sẽ chưa nhiều.

Cũng như AEON Việt Nam, các điểm bán trong hệ thống Central Retail Việt Nam như Big C, Tops Market, Go! vẫn mở cửa bình thường. Nhà bán lẻ cũng đã soạn sẵn các loại combo theo nhóm dinh dưỡng, vitamin, rau, củ thịt cá... ngoài ra còn có combo dành cho từng đối tượng như trẻ em, người cao tuổi, người cần chế độ dinh dưỡng đặc biệt theo nhiều mức giá.

Hàng hóa thiết yếu được siêu thị chuẩn bị đầy đủ trong ngày đầu giãn cách triệt để

Nhiều bất cập trong cấp giấy “thông hành”

Mặc dù doanh nghiệp bán lẻ tuân thủ nghiêm quy định mới về chuẩn bị hàng, combo sẵn cho người dân song số lượng đặt hàng hầu như rất ít. Chị Lê Bích Thủy, cửa hàng trưởng Vinmart+ Thanh Đa (quận Bình Thạnh) cho biết, do không được bán đại chúng cộng thêm việc người dân không ra đường nên hàng hóa thiết yếu đã nhập về không bán được. “Chúng tôi đã liên hệ với UBND phường 27 để giới thiệu combo và các sản phẩm thiết yếu nhưng họ báo là đang lập group đi chợ hộ và sẽ có hướng dẫn trong nay mai”- chị Thủy cho biết thêm.

Một cửa hàng Co.op Food tạm ngưng hoạt động

Không chỉ giảm lượng bán, doanh nghiệp bán lẻ còn đang “khóc dở mếu dở” vì không biết xoay xở như thế nào để nhân viên có thể nhận được giấy đi đường sau khi thành phố thực hiện "ai ở đâu ở yên đó". Theo đó, nếu gửi bản scan giấy qua email hoặc bản chụp qua zalo thì các chốt kiểm soát không chấp nhận và yêu cầu công văn dấu đỏ. Mà lên công ty nhận thì lại không được ra đường (?). Đơn cử tại khu vực quận Bình Thạnh, nhiều cửa hàng Co.op Food của nhà bán lẻ Saigon Co.op ghi nhận giảm 50% số nhân viên tại cửa hàng, thậm chí có cửa hàng phải tạm thời đóng cửa do chưa đáp ứng được các quy định thủ tục giấy tờ mới.

Tương tự, đại diện của AEON Việt Nam cho biết, trong ngày hôm nay một số nhân viên siêu thị AEON còn gặp khó khăn khi đi qua các chốt kiểm soát do chưa được cấp giấy đi đường mới. Hiện đơn vị này đang tiếp tục làm việc với Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh để chuẩn bị giấy đi đường cho nhân sự được phép đi làm theo quy định.

“Trong hai ngày thứ 7 và chủ nhật (21, 22/8), TP. Hồ Chí Minh đã thay đổi 5 lần về chính sách giấy tờ. Đó là chưa kể giữa các cơ quan chức năng cũng không có sự phối hợp nhịp nhàng để hỗ trợ cho doanh nghiệp khiến chúng tôi xoay như chong chóng”- đại diện một doanh nghiệp bán lẻ bức xúc.

Không riêng lĩnh vực bán lẻ, một số đơn vị cung cấp gas trên địa bàn cũng không thể giao hàng cho các đại lý do các chốt chặn không cho lưu thông, yêu cầu quay đầu dù đã có mã QR. Theo một số doanh nghiệp, mặc dù tài xế trên xe đã được Sở Giao thông vận tải cấp giấy nhận diện có mã QR "không thuộc trường hợp phải cấp giấy đi đường" song các cán bộ chốt nói những văn bản cũ đã bãi bỏ, khi nào có giấy đi đường mới được chạy (?).

Dường như không có sự chuẩn bị hay phối hợp giữa các sở, ban ngành trong thành phố để tạo điều kiện thông suốt cho hậu cần, phục vụ công tác chống dịch mà vẫn đảm bảo siết chặt. Trong khi đó, công nghệ đang là một giải pháp hữu hiệu để quản lý và kiểm soát thì lại không được các chốt kiểm tra thực hiện (!?).

Minh Long - Mai Ca

Tin cùng chuyên mục

Quảng Nam: Sóng lớn lại xé toạc bờ biển Hội An

Quảng Nam: Phát hiện một cá thể voi đi lạc giữa đồng bằng

Quảng Ninh: Đông Triều nỗ lực hướng tới môi trường xanh trong sản xuất, khai thác than

An Giang: Giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng

Tuyên Quang: Chia sẻ kinh nghiệm về quản lý, phát triển chợ, siêu thị

Vĩnh Phúc: Nhiều cơ hội phát triển dịch vụ logistics xanh

Khai mạc Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024 tại Thái Bình

Hạ tầng số hiện đại - 'chìa khóa' để Quảng Ninh tăng tốc chuyển đổi số

Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Lạng Sơn: Phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Thanh Hóa sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than