Thứ hai 25/11/2024 10:54

Ngày 11/7: Nắng nóng gay gắt, tiêu thụ điện miền Bắc chiếm trên 50% sản lượng cả nước

Nắng nóng gay gắt, nhiệt độ ở mức cao, công suất đỉnh hệ thống đạt gần 45.000 MW, tiêu thụ điện miền Bắc chiếm trên 50% toàn hệ thống.

Theo Cục Điều tiết Điện lực, Bộ Công Thương, ngày 11/7/2023, hệ thống điện miền Bắc đã trở lại trạng thái vận hành bình thường. Dự kiến việc cung cấp điện trong các tuần tới dự báo không phải tiết giảm nếu không xảy ra các tình huống cực đoan. Hệ thống điện miền Bắc không phải khống chế công suất khả dụng và chuyển sang thông báo công suất khả dụng các Tổng công ty Điện lực để chủ động quản lý nhu cầu phụ tải.

Trong ngày 11/7, sản lượng điện toàn hệ thống đạt 908,2 triệu kWh, trong đó miền Bắc đạt 456 triệu kWh, chiếm trên 50% toàn hệ thống. Công suất đỉnh toàn hệ thống đạt gần 45.000 MW cao hơn ngày 10/7 là 1.609 MW, trong đó miền Bắc đạt 22.246 MW cao hơn ngày 10/7 là 24 triệu kWh. Tuy nhiên công suất huy động các nguồn điện tại miền Bắc lại giảm hơn so với ngày 10/7.

Bảng Sản lượng và Công suất hệ thống điện miền Bắc

Số liệu ngày 10/7/2023

Số liệu ngày 11/7/2023

Chênh lệch giữa ngày 11/7 và 10/7

Sản lượng điện toàn hệ thống (triệu kWh)

856,9

908,2

+51,3

Công suất đỉnh toàn hệ thống (MW)

43.344

44.953

+1.609

Sản lượng điện miền Bắc (triệu kWh)

432,0

456,0

+24,0

Công suất đỉnh miền Bắc (MW)

21.518

22.246

+728

Sản lượng thủy điện miền Bắc (triệu kWh)

150,7

160,4

+9,7

Sản lượng nhiệt điện miền Bắc (triệu kWh)

247,2

253,2

+6,0

Bảng công suất phát lớn nhất các nguồn miền Bắc trong ngày (*)

Đơn vị: MW

Loại hình nguồn

Công suất lớn nhất ngày 10/7/2023

Công suất lớn nhất ngày 11/7/2023

Chênh lệch giữa ngày 11/7 và 10/7

Thủy điện

9.660

9.462

-198

Nhiệt điện

11.097

10.725

-372

Truyền tải Trung – Bắc

2.260

1.781

-479

Nguồn khác

1.150

620

-530

(*): Thực tế vận hành do nhiều nguyên nhân như sự cố tổ máy khiến suy giảm công suất nhiệt điện than, sự cố lưới truyền tải, hạn chế huy động nguồn thủy điện để dự phòng những ngày nắng nóng tiếp theo,... nên công suất khả dụng thực tế tại nhiều thời điểm không đạt công suất phát lớn nhất.

Tình hình thuỷ văn và huy động nguồn thủy điện miền Bắc:

Lưu lượng nước về các hồ thuỷ điện tại miền Bắc có sự chênh lệch lớn. Trong đó lưu lượng nước về hồ Lai Châu ngày 11/7 giảm 210m3/s so với ngày 10/7; hồ Bản Chát giảm 33,3 m3/s; hồ Tuyên Quang giảm 6,5m3/s. Tuy nhiên hồ Hoà Bình lưu lượng nước về tăng gần gấp đôi ngày 10/7 đạt 893 m3/s.

Nhìn chung khu vực miền Bắc, nước về vẫn thấp hơn nhiều so với trung bình nhiều năm.

Bảng lưu lượng nước về các hồ thuỷ điện lớn khu vực miền Bắc

Đơn vị: m3/s

Các hồ lớn khu vực miền Bắc

Lưu lượng nước về ngày 10/7/2023

Lưu lượng nước về ngày 11/7/2023

Chênh lệch lưu lượng nước về giữa 2 ngày 11/7/2023 và 10/7/2023

Bản Chát

152.7

119.4

-33.3

Huội Quảng

123.3

202.0

+78.7

Lai Châu

996.0

786.0

-210.0

Sơn La

1906.0

2046.0

+140.0

Hoà Bình

434.0

893.0

+459.0

Tuyên Quang

324.5

318.0

-6.5

Bảng thông số thủy văn các hồ thủy điện lớn khu vực miền Bắc

Đơn vị: m

Các hồ lớn khu vực miền Bắc

Mực nước ngày 10/7/2023

Mực nước ngày 11/7/2023

Mực nước ngày 11/7/2023 so với ngày 10/7/2023

Mực nước ngày 11/7/2023 so với mực nước chết

Bản Chát

450.5

450.3

-0.2

+19.3

Huội Quảng

369.2

368.6

-0.6

+0.6

Lai Châu

286.6

285.5

-1.2

+20.5

Sơn La

193.4

194.0

+0.6

+19.0

Hoà Bình

95.5

94.9

-0.6

+14.9

Tuyên Quang

101.4

100.8

-0.6

+10.8

Trong thời gian vừa qua do hạn chế huy động các nhà máy thủy điện lớn đa mục tiêu để dự phòng các ngày nắng nóng nên mực nước các hồ thủy điện đa mục tiêu đã trên mực nước chết và đều sẵn sàng được huy động.

Tình hình cung cấp than và huy động nguồn điện than miền Bắc:

Theo thống kê, trong ngày 11/7 và các ngày trước đó, việc cấp than cho sản suất điện được đảm bảo đủ. Có 02 nhà máy có lượng than tồn kho dưới 3 ngày gồm: Na Dương (0,6 ngày), Cao Ngạn (2,7 ngày).

Các tổ máy nhiệt điện được huy động cao. Không còn sự cố ngắn ngày; sự cố dài ngày đã giảm. Tính đến ngày 11/7, sự cố dài ngày là 1440 MW gồm S6 Phả Lại 2: 300MW, S2 Cẩm Phả: 300MW, S1 Vũng Áng 600MW, Phả Lại 1 240MW.

Nguyên Vũ
Bài viết cùng chủ đề: Kế hoạch cung cấp điện

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện quốc gia năm 2025

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Bài 4: Từ kết quả giám sát đến yêu cầu sửa đổi toàn diện Luật Điện lực

Bài 3: Các chuyên gia, nhà quản lý, đại biểu Quốc hội nói gì?

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất 3 kịch bản cung ứng điện cho năm 2025

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

EVNCPC triển khai nhiều hoạt động trong ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’

Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025

Hà Giang: Chú trọng đảm bảo an toàn hành lang lưới điện

Tháng tri ân khách hàng năm 2024 của EVN có gì đặc biệt?

PC Đắk Lắk: Đảm bảo an toàn lưới điện cao áp tại khu vực rừng trồng và rừng nguyên sinh

Tổng giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư làm việc với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tại Khánh Hòa