Ngành Thủy sản: Doanh nghiệp và ngư dân phải chủ động nâng tiêu chuẩn của mình lên

Muốn phát triển nghề cá bền vững thì phải tham thảo các tiêu chuẩn quốc tế, trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang có những biến động lớn, doanh nghiệp và ngư dân phải tự nâng tiêu chuẩn của mình lên và tự chuẩn hóa để có thể đứng vững và phát triển.
doanh nghiep va ngu dan phai chu dong nang tieu chuan cua minh len
Ông Nguyễn Quang Hùng - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết sau khi kiểm tra, EC vẫn giữ, chưa rút thẻ vàng đối với thủy sản Việt Nam, một phần lý do là vẫn còn nhiều tàu vi phạm khai thác vùng biển nước ngoài

Kết thúc năm 2019, Thẻ vàng của EU đối với thủy sản Việt Nam chưa được gỡ

Tại Hội nghị công bố kết quả kiểm tra lần 2 của Đoàn Thanh tra EC về khai thác IUU do Tổng Cục thủy sản – Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tổ chức ngày 28/12 tại TP. Đà Nẵng, ông Nguyễn Quang Hùng – Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, qua 10 ngày làm việc tại Việt Nam (từ 5 – 14/11/2019), ngày 19/12, EC đã có công thư thông báo kết quả kiểm tra tình hình thực hiện các khuyến nghị của EC đối với Việt Nam về khai thác IUU. Trong đó, công bố nổi bật nhất đó là EC vẫn chưa đồng ý rút lại thẻ vàng đối với thủy sản khai thác của Việt Nam. Và chừng nào Việt Nam chưa giải quyết được vấn đề của tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài thì EC sẽ không rút thẻ vàng.

Theo ông Hùng, EC đánh giá cao và ghi nhận sự cam kết, quyết tâm của Việt Nam trong việc chống khai thác IUU, triển khai các khuyến nghị của EC, trong đó, đặc biệt ghi nhận những nỗ lực trong hoàn thiện khung pháp lý chống khai thác IUU; ghi nhận thiện chí hợp tác, minh bạch và trung thực trong cung cấp thông tin giữa EC và Việt Nam; đồng thời khẳng định Việt Nam đã có nhiều tiến bộ và đi đúng hướng như đã nỗ lực triển khai lắp thiết bị giám sát tàu cá, ban hành Quyết định giao hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản xa bờ cho 28 tỉnh ven biển....

Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn nhiều hạn chế như một số thời hạn về đánh dấu tàu cá, lắp đặt thiết bị hành trình đối với tàu cá dài hơn 15m trở lên khó khả thi; mẫu chứng thư khai thác còn thiếu một số thông tin so với quy định của EC; chưa yêu cầu cung cấp các loại giấy tờ liên quan đến nguồn gốc của các lô hàng nhập khẩu để chứng minh nguồn gốc sản phẩm hợp pháp khi xuất sang EU; việc triển khai Luật Thủy sản và các văn bản pháp lý liên quan còn hạn chế; quy mô đội tàu lớn dẫn đến việc quản lý cường lực khai thác còn rất đáng quan ngại; tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài vẫn chưa có dấu hiệu giảm.

doanh nghiep va ngu dan phai chu dong nang tieu chuan cua minh len
Ngư dân hiện đang gặp khó do quá lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc, trong bối cảnh Trung Quốc đang siết chặt nhập khẩu theo đường tiểu ngạch bằng cách áp các quy định về quy tắc xuất xứ, an toàn thực phẩm

Trung Quốc siết nhập khẩu đường tiểu ngạch, ngư dân gặp khó

Năm 2019 được coi là một năm nhiều sóng gió đối với các ngư dân, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Việc quá lệ thuộc vào thương lái Trung Quốc đã khiến cho ngư dân nhiều tỉnh điêu đứng khi thương lái Trung Quốc ép giá hoặc dừng, không thu mua hải sản đã khai thác.

Cuối tháng 6/2019, ngư dân tại Núi Thành – “thủ phủ” khai thác hải sản của Quảng Nam rơi vào tình trạng mất ăn, mất ngủ vì hàng nghìn tấn mực khô đã được đánh bắt không có đầu ra. Nguyên nhân là do thương lái Trung Quốc dừng thu mua hoặc nếu có thì thu mua với giá chưa bằng 1 nửa giá bình thường.

Sự việc chưa lắng xuống thì đến cuối tháng 7, đầu tháng 8/2019, ngư dân tại tỉnh Quảng Trị lại cũng rơi vào tình trạng tương tự. Hàng nghìn tấn cá nục khô, mực khô ế chất đầy kho, không có người thu mua.

Nguyên nhân sâu xa của sự việc xuất phát từ việc Trung Quốc thực hiện siết chặt nhập khẩu theo đường tiểu ngạch. Một số sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam, trong đó có mực khô muốn vào Trung Quốc phải đi theo đường chính ngạch. Và phía Trung Quốc yêu cầu chủ hàng phải có giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của lô hàng cá, mực và chứng nhận đảm bảo an toàn thực phẩm. Mà các mặt hàng này thu mua trực tiếp tại ngư dân, nên không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Đặc biệt, vì nhiều tàu cá không thực hiện Nhật ký khai thác, không tuân thủ việc khai thác đúng vùng biển nên không thể thực hiện truy xuất nguồn gốc xuất xứ.

doanh nghiep va ngu dan phai chu dong nang tieu chuan cua minh len
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng bản thân ngư dân, doanh nghiệp Việt Nam phải chủ động nâng tiêu chuẩn của mình lên và tiêu chuẩn hóa nó

Ngư dân, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản phải chủ động “tiêu chuẩn hóa”

Theo Tổng Cục Thủy sản, trên thực tế, còn nhiều ngư dân, doanh nghiệp coi nhẹ việc tuân thủ các quy định của EC về khai thác IUU. Bà Nguyễn Thị Trang Nhung - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế - Tổng cục Thủy sản cho biết, một số doanh nghiệp, ngư dân thậm chí còn đặt câu hỏi tại sao nghề cá tại Việt Nam phải tuân thủ các quy tắc từ EC. “Chúng tôi khẳng định là nghề cá Việt Nam không phải nghe ai cả. Nhưng nếu muốn phát triển nghề cá bền vững thì phải tham khảo các tiêu chuẩn quốc tế, để chuẩn hóa mình”, bà Trang Nhung nói.

Cũng cùng quan điểm như trên, trong cuộc trao đổi với Báo Công Thương mới đây, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Trung ương, cho rằng trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung chưa có hồi kết, tác động tiêu cực đến tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, thì các doanh nghiệp, ngư dân phải tự mình nâng cao tiêu chuẩn cho bản thân mình, chủ động đa dạng nhiều thị trường, giảm thiểu tối đa việc lệ thuộc vào một thị trường nhất định, ví dụ như Trung Quốc, để có thể đứng vững và phát triển trong thị trường chung của toàn cầu.

“Gần đây Trung Quốc đã nâng các tiêu chuẩn quy định xuất khẩu sang thị trường này, đặc biệt là quy tắc xuất xứ. Do ngư dân quá lệ thuộc vào một thị trường chính là Trung Quốc và không có sự chuẩn hóa nên bị động và lúng túng khi Trung Quốc siết nhập khẩu tiểu ngạch”, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói và khuyến nghị “doanh nghiệp, ngư dân Việt hãy tìm liên kết, tìm một thị trường mới thay vì lệ thuộc thị trường Trung Quốc. Bởi chính thị trường Trung Quốc bây giờ cũng đang thanh lọc và họ đang tự nâng dần các tiêu chuẩn của mình lên”.

Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tiết giảm chi phí, doanh nghiệp xuất khẩu tận dụng lợi thế từ các thị trường gần

Tiết giảm chi phí, doanh nghiệp xuất khẩu tận dụng lợi thế từ các thị trường gần

Với lợi thế về địa lý, các thị trường gần như Trung Quốc, ASEAN đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn trong chiến lược kinh doanh của mình để tiết giảm chi phí.
Doanh nghiệp Việt liên tiếp trúng các gói thầu gạo lớn

Doanh nghiệp Việt liên tiếp trúng các gói thầu gạo lớn

Việc liên tục trúng các gói thầu lớn cũng như tìm được đơn hàng xuất khẩu đi các thị trường khó tính đã giúp giá gạo Việt “nóng” trở lại.
Bộ Công Thương nâng cao năng lực điều tra vụ việc cạnh tranh

Bộ Công Thương nâng cao năng lực điều tra vụ việc cạnh tranh

Để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, Bộ Công Thương triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao năng lực điều tra cho cán bộ cơ quan cạnh tranh.
Longform | Phía sau hành trình đưa thương hiệu, hàng hóa Việt Nam sang Australia

Longform | Phía sau hành trình đưa thương hiệu, hàng hóa Việt Nam sang Australia

Việt Nam có nhiều nông sản khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, nhưng việc xây dựng thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp tại Australia chưa được chú trọng.
Xuất khẩu tăng trưởng mạnh và đồng đều ở cả 3 nhóm hàng

Xuất khẩu tăng trưởng mạnh và đồng đều ở cả 3 nhóm hàng

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu tăng trưởng mạnh và đồng đều ở cả 3 nhóm hàng nông sản, công nghiệp chế biến chế tạo, nhiên liệu khoáng sản.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu hạt điều lấy lại đà tăng trưởng trong quý II/2024

Xuất khẩu hạt điều lấy lại đà tăng trưởng trong quý II/2024

Cục Xuất nhập khẩu kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu hạt điều năm 2024 sẽ lấy lại mốc kỷ lục của năm 2021 và hướng tới mức kỷ lục mới 3,8 tỷ USD.
Trợ lực cho doanh nghiệp, không chỉ từ công cụ giảm thuế VAT

Trợ lực cho doanh nghiệp, không chỉ từ công cụ giảm thuế VAT

Giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) cho doanh nghiệp là việc rất tốt, tuy nhiên, cần cân đối giữa việc hỗ trợ và đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước.
Đầu tư sản phẩm chế biến, thủy sản Việt Nam nâng sức cạnh tranh

Đầu tư sản phẩm chế biến, thủy sản Việt Nam nâng sức cạnh tranh

Nhờ đầu tư sản phẩm chế biến sâu, thủy sản Việt Nam vẫn đứng vững, thậm chí chiếm thị phần lớn tại nhiều thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ.
Đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho vải thiều và các sản phẩm chủ lực tỉnh Bắc Giang

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho vải thiều và các sản phẩm chủ lực tỉnh Bắc Giang

Năm 2024, Bắc Giang tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ vải thiều ở thị trường trong và ngoài nước gắn với quảng bá, giới thiệu các sản phẩm chủ lực, đặc trưng.
Canada coi Việt Nam là

Canada coi Việt Nam là 'cửa ngõ đi vào Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương'

Theo Liên đoàn phòng thương mại Quebec luôn coi Việt Nam là cửa ngõ để vào khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương-một khu vực phát triển nhanh và đầy năng động.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam có thể sẽ tăng từ quý II

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam có thể sẽ tăng từ quý II

Giá xuất khẩu cà phê trong tháng 4/2024 đạt mức 3.791 USD/tấn, tăng 55,4% so với cùng kỳ. Dự báo, xuất khẩu cà phê trong những tháng còn lại của quý II sẽ tăng.
Tháng 4/2024, xuất khẩu hồ tiêu sang Hoa Kỳ tăng cao nhất trong 4 năm trở lại đây

Tháng 4/2024, xuất khẩu hồ tiêu sang Hoa Kỳ tăng cao nhất trong 4 năm trở lại đây

Xuất khẩu hồ tiêu sang Hoa Kỳ trong tháng 4/2024 đạt 7.514 tấn, đây cũng là tháng có lượng xuất khẩu hồ tiêu cao nhất tính từ tháng 6/2021 (8.078 tấn).
Lượng thịt heo nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh trong quý I/2024

Lượng thịt heo nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh trong quý I/2024

Quý I/2024, Trung Quốc nhập khẩu 253,13 nghìn tấn thịt heo, với trị giá 497,06 triệu USD, giảm 52,1% về lượng và giảm 62% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Đề nghị doanh nghiệp hợp tác vụ yêu cầu điều tra áp dụng chống bán phá giá thép mạ nhập khẩu

Đề nghị doanh nghiệp hợp tác vụ yêu cầu điều tra áp dụng chống bán phá giá thép mạ nhập khẩu

Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.
Chợ truyền thống buôn bán ế ẩm vì bán hàng online phát triển

Chợ truyền thống buôn bán ế ẩm vì bán hàng online phát triển

Thói quen mua bán hàng trên mạng đã làm thay đổi bức tranh sôi động, nhộn nhịp thường thấy trước kia ở các khu chợ truyền thống.
Giá cà phê xuất khẩu tiếp tục lao dốc, cà phê Arabica giảm về mức thấp nhất 1 tháng

Giá cà phê xuất khẩu tiếp tục lao dốc, cà phê Arabica giảm về mức thấp nhất 1 tháng

Giá cà phê tại thị trường trong nước tiếp tục giảm. Giá Robusta lao dốc 14,7% đứt chuỗi 9 tuần liên tiếp. Giá Arabica giảm 10,38%, về mức thấp nhất 1 tháng.
Ẩn số phiên livestream 100 tỷ đồng: Người trong nghề "bóc" tỷ lệ huỷ đơn

Ẩn số phiên livestream 100 tỷ đồng: Người trong nghề "bóc" tỷ lệ huỷ đơn

Phiên livestream của chủ kênh Quyền Leo Daily với tổng doanh thu đạt hơn 100 tỷ đồng chỉ 17 giờ tạo ra kỷ lục mới cho ngành thương mại điện tử.
Xuất khẩu tuần 29/4-5/5: 3 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ USD; xuất siêu nông-lâm-thủy sản tăng 71,5%

Xuất khẩu tuần 29/4-5/5: 3 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ USD; xuất siêu nông-lâm-thủy sản tăng 71,5%

3 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ USD; xuất siêu nông-lâm -thủy sản tăng 71,5%... là những tin nổi bật trong điểm tin xuất khẩu tuần 29/4-5/5.
Doanh nghiệp ngành sợi đã giảm dần thua lỗ

Doanh nghiệp ngành sợi đã giảm dần thua lỗ

Thị trường khởi sắc cùng sự linh hoạt trong thời điểm quyết định mua bán nguyên liệu bông giúp doanh nghiệp ngành sợi giảm lỗ.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng trưởng tích cực

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng trưởng tích cực

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 4,8 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Vì sao giá cà phê tiếp tục lao dốc?

Vì sao giá cà phê tiếp tục lao dốc?

Giá cà phê xuất khẩu kéo dài đà giảm mạnh trong tuần này và đạt mức thấp nhất trong 1 tháng. Giá cà phê trong nước rơi tự do trong nhiều phiên liên tiếp.
Kim ngạch xuất, nhập khẩu qua địa bàn Lạng Sơn đạt 18.377,9 triệu USD

Kim ngạch xuất, nhập khẩu qua địa bàn Lạng Sơn đạt 18.377,9 triệu USD

Cùng với hoạt động xuất nhập khẩu đạt kết quả cao, sản xuất công nghiệp tại Lạng Sơn duy trì đà tăng trưởng do công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục tăng mạnh.
Xuất khẩu thủy sản vẫn có cơ hội tăng trưởng

Xuất khẩu thủy sản vẫn có cơ hội tăng trưởng

Dù hiện nay các thị trường đều co lại do người tiêu dùng giảm bớt chi tiêu song thủy sản là hàng thực phẩm thiết yếu nên vẫn còn có cơ hội tăng trưởng.
Doanh nghiệp rau quả bước vào “cuộc chiến" gay gắt

Doanh nghiệp rau quả bước vào “cuộc chiến" gay gắt

Tình trạng nắng nóng, ngập mặn tại nhiều địa phương khiến nguồn cung trái cây suy giảm. Hiện nhiều doanh nghiệp xuất khẩu rau quả không dám nhận đơn hàng mới.
Xuất khẩu ớt vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) cần tuân thủ quy định mới

Xuất khẩu ớt vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) cần tuân thủ quy định mới

Xuất khẩu ớt vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) bị yêu cầu giới hạn định lượng thuốc nhuộm Sudan.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động