Ngành thực phẩm, đồ uống Việt thu hút doanh nghiệp Ấn Độ

Mức tăng trưởng ổn định của ngành thực phẩm, đồ uống (F&B) Việt đang là thỏi nam châm thu hút các doanh nghiệp Ấn Độ tới tìm hiểu thị trường nhằm tìm kiếm các cơ hội kinh doanh, đầu tư trong thời gian tới.

Thông tin được cho biết tại buổi “Kết nối giao thương hợp tác Ấn Độ - Việt Nam ngành thực phẩm, giải khát và đóng gói”, diễn ra chiều ngày 8/8 tại TP. Hồ Chí Minh, do Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh và Cục Công tác phía Nam (Bộ Công Thương) tổ chức.

nganh thuc pham do uong viet thu hut doanh nghiep an do
Bà Nguyễn Vân Nga - Phó Cục trưởng Phụ trách Cục Công tác phía Nam phát biểu tại chương trình kết nối giao thương chiều tối ngày 8/8.

Theo đánh giá của các doanh nghiệp Ấn Độ, Việt Nam là quốc gia lớn trong ngành sản xuất, chế biến thực phẩm, nông sản và là một trong những nhà xuất khẩu gạo, cà phê, hạt tiêu và hạt điều lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam cũng là nước nhập khẩu và tiêu dùng thực phẩm lớn. Các sản phẩm nông nghiệp chiếm một phần đáng kể trong tổng thương mại song phương giữa hai nước. Đặc biệt, các Hiệp định thương mại tự do gần đây như CPTPP và FTA EU-Việt Nam sẽ cải thiện khả năng tiếp cận thị trường cho các sản phẩm thực phẩm và đồ uống chế biến của Việt Nam. Đây cũng là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp Ấn Độ tới Việt Nam tìm kiếm cơ hội kinh doanh trong đợt này.

nganh thuc pham do uong viet thu hut doanh nghiep an do
Đông đảo doanh nghiệp hai bên tham gia kết nối

Phân tích cụ thể, ông Ramesh Anand - Chủ tịch Hội doanh nghiệp Ấn Độ tại Việt Nam (INCHAM) - cho biết: Việt Nam với dân số trên 95 triệu người, đang chứng kiến nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng đối với ngành thực phẩm & đồ uống (F&B) và tạo ra một thị trường F&B rộng lớn. Thêm vào đó, Chính phủ Việt Nam đã áp dụng nhiều chính sách khác nhau để phát triển ngành F&B bằng cách cải thiện môi trường kinh doanh cho các nhà sản xuất, cải cách hành chính công và cung cấp các khoản vay mềm và các chương trình kích thích nhu cầu.

Phái đoàn 40 doanh nghiệp Ấn Độ đã gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với các doanh nghiệp thực phẩm của Việt Nam. Trong quá trình tương tác, doanh nghiệp Việt Nam đã giới thiệu thế mạnh, tiềm năng của mình đồng thời tìm hiểu những mặt hàng có thế mạnh của Ấn Độ nhằm bổ sung kinh doanh, thúc đẩy phát triển lĩnh vực F&B và đóng gói.

Cùng với đó, theo các đơn vị nghiên cứu thị trường thì người dân ở các thành phố lớn có nhu cầu lớn hơn, đa dạng hơn về các sản phẩm thực phẩm - đồ uống… cũng đang tạo nên sự hấp dẫn cho ngành F&B, thu hút các nhà đầu tư trong nước lẫn nước ngoài. “Với những thuận lợi này, đầu tư của các doanh nghiệp Ấn Độ vào Việt Nam dự kiến cũng sẽ tăng đáng kể trong thời gian tới”, ông Ramesh Anand nhấn mạnh.

Trên thực tế, nguồn vốn FDI của Ấn Độ vào Việt Nam đã tăng đáng kể trong nhiều năm nay. Theo ông K. Srikar Reddy - Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh, đến thời điểm 20/06/2019, các công ty Ấn Độ đã đầu tư vào 254 dự án tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư khoảng 928 triệu USD. Nếu tính cả những dự án đầu tư của Ấn Độ thông qua các nước thứ ba như Hong Kong và Singapore thì con số lên tới khoảng 1,7 tỷ USD. Ấn Độ hiện xếp thứ 29 trong tổng số 129 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Các lĩnh vực đầu tư chính mà doanh nghiệp Ấn Độ quan tâm gồm có năng lượng, thăm dò khoáng sản, chế biến nông sản, sản xuất đường và cà phê, dược phẩm...

Riêng tại TP. Hồ Chí Minh, bà Nguyễn Vân Nga - Phó Cục trưởng Phụ trách Cục Công tác phía Nam - cho biết, Ấn Độ hiện đang có 118 dự án đã được cấp phép đầu tư và còn hiệu lực với tổng số tiền đâu tư lên đến hơn 73 triệu USD, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực khoa học công nghệ; công nghiệp ô tô, xe máy, công nghiệp chế biến chế tạo; thông tin truyền thông.

Theo bà Nguyễn Vân Nga, không chỉ giới hạn ở những lĩnh vực kể trên mà trong lĩnh vực nông nghiệp doanh nghiệp Ấn Độ cũng có sự quan tâm đầu tư vào Việt Nam. Cụ thể mới đây, Tập đoàn Tata Coffee Limited của Ấn Độ đã quyết định đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cà phê hòa tan sấy lạnh hiện đại tại Bình Dương với số vốn đầu tư lên tới 63 triệu USD.

Những con số trên cho thấy tiềm năng hợp tác đầu tư giữa Việt Nam - Ấn Độ là rất lớn và sẽ còn tăng trưởng hơn khi Chính phủ hai nước vẫn đang nỗ lực đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy hợp tác đầu tư, kinh doanh.

Bà Nguyễn Vân Nga - Phó Cục trưởng Phụ trách Cục Công tác phía Nam:

Ấn Độ hiện là một trong 10 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, trong khi đó Việt Nam cũng là đối tác ưu tiên hàng đầu trong Chính sách hướng Đông của Ấn Độ. Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ trong năm 2018 đạt 10,69 tỷ USD tăng 40% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu đạt 6,54 tỷ USD tăng 74,2% so với cùng kỳ, nhập khẩu đạt 4,15 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ.

Mai Ca
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: ngành đồ uống Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt lao dốc sau chuỗi tăng nóng

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt lao dốc sau chuỗi tăng nóng

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt giảm với giá cà phê Robusta giảm mạnh hơn 3% do xuất hiện mưa trái mùa tại khu vực Tây Nguyên làm giảm tình trạng khô hạn kéo dài
4 tháng, xuất khẩu rau quả thu về hơn 1,8 tỷ USD nhưng vẫn đối diện với rủi ro cố hữu

4 tháng, xuất khẩu rau quả thu về hơn 1,8 tỷ USD nhưng vẫn đối diện với rủi ro cố hữu

Dù đem về kim ngạch xuất khẩu hơn 1,8 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2024 nhưng rau quả vẫn đối mặt với bài toán rủi ro về chất lượng.
Gia Lai: Đề xuất xây dựng trung tâm logistics gắn với hệ thống cảng cạn

Gia Lai: Đề xuất xây dựng trung tâm logistics gắn với hệ thống cảng cạn

Tỉnh Gia Lai định hướng phát triển dịch vụ logistics nhằm tạo đòn bẩy cho hoạt động xúc tiến thương mại và xuất khẩu hàng hóa.
Xúc tiến thương mại mở rộng không gian cho nông sản Tây Nguyên

Xúc tiến thương mại mở rộng không gian cho nông sản Tây Nguyên

Tây Nguyên đã trở thành vùng sản xuất một số sản phẩm nông sản chủ lực quy mô lớn, chiếm tỉ trọng cao, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả.
Việt Nam xuất khẩu khoảng 170.000 tấn cà phê trong tháng 4

Việt Nam xuất khẩu khoảng 170.000 tấn cà phê trong tháng 4

Tổng cục Thống kê ước tính, Việt Nam xuất đi 170.000 tấn cà phê trong tháng 4, giảm hơn 2 lần so với ước tính 400.000 tấn của tháng trước.

Tin cùng chuyên mục

Thương mại điện tử xuyên biên giới và những thách thức với hàng Việt

Thương mại điện tử xuyên biên giới và những thách thức với hàng Việt

Liên doanh liên kết tạo sức mạnh cộng đồng doanh nghiệp Việt, chú trong thị trường nội địa gắn với xuất khẩu trực tiếp, qua các trang thương mại điện tử...
4 tháng năm 2024: Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục duy trì bức tranh sáng

4 tháng năm 2024: Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục duy trì bức tranh sáng

4 tháng năm 2024, xuất khẩu hàng hóa đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ, xuất siêu sang một số thị trường chủ lực như Hoa Kỳ, EU tăng 2 con số.
Ngành nông nghiệp Tây Nguyên đón tin vui từ thị trường Âu - Mỹ

Ngành nông nghiệp Tây Nguyên đón tin vui từ thị trường Âu - Mỹ

Vùng Tây Nguyên cần tận dụng cơ hội từ các FTA, lợi thế để tăng giá trị xuất khẩu, tạo cú huých lớn cho ngành nông nghiệp tại thị trường châu Âu, châu Mỹ.
Giá cà phê Robusta tăng tuần thứ 9 liên tiếp, giá cà phê Arabica hạ nhiệt

Giá cà phê Robusta tăng tuần thứ 9 liên tiếp, giá cà phê Arabica hạ nhiệt

Giá cà phê Robusta nối tiếp đà tăng sang tuần thứ 9 liên tiếp, thiết lập mức giá cao nhất trong lịch sử do lo ngại thiếu hụt nguồn cung từ Việt Nam.
Thương mại điện tử: Cơ hội đưa nông sản Việt vươn xa

Thương mại điện tử: Cơ hội đưa nông sản Việt vươn xa

Kết nối tiêu thụ, tạo đầu ra cho nông sản qua sàn thương mại điện tử được quan tâm đẩy mạnh nhằm tăng cơ hội xuất khẩu, đưa nông sản Việt “vươn xa”.
Xuất khẩu tuần từ 22-28/4: Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng tăng trưởng

Xuất khẩu tuần từ 22-28/4: Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng tăng trưởng

Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng đà tăng trưởng...là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần 22-28/4.
Xuất khẩu gạo sang khu vực Âu Mỹ tăng đột biến

Xuất khẩu gạo sang khu vực Âu Mỹ tăng đột biến

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang khu vực châu Âu - châu Mỹ những tháng đầu năm 2024 tăng đột biến, trong đó tăng mạnh nhất là Cuba.
Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Dù hội tụ đủ những điều kiện phát triển ngành rau quả nhưng các “điểm nghẽn” về cơ chế, chính sách khiến quy mô xuất khẩu của vùng còn rất khiêm tốn.
Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Tỉnh Gia Lai đề xuất sớm hình thành một Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên và hướng ra các tỉnh Duyên hải miền Trung.
Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên là vùng đất sở hữu nhiều lợi thế phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, nhờ tính đặc thù về bản sắc văn hoá, vị trí địa chính trị.
Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Quý I/2024, xuất khẩu hồ tiêu giảm 26,1%. Trong khi nhiều thị trường tăng mua hồ tiêu từ Việt Nam thì thị trường Trung Quốc lại giảm nhập khẩu.
Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh diễn ra từ ngày 26-30/4.
Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Việc có được một Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho hoạt động xuất khẩu gạo thời gian tới.
Hơn 30 tỉnh, thành tham gia Hội chợ triển lãm

Hơn 30 tỉnh, thành tham gia Hội chợ triển lãm ''Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024''

Tối 26/4, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức khai mạc Hội chợ triển lãm "Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024".
Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu xi măng và clinker sang Philippines tăng nhẹ 2,3% về lượng, nhưng giảm 6,9% về kim ngạch và giảm 9% về giá so với cùng kỳ.
Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Theo các chuyên gia, tương phản với sự tăng trưởng nhanh về quy mô của thương mại điện tử là tính không bền vững, thiếu sự liên kết giữa các vùng.
Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam

Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam

Hoa Kỳ thông báo nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam.
Đắk Lắk: Thị trường cà phê hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh bền vững

Đắk Lắk: Thị trường cà phê hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh bền vững

Thị trường cà phê đang hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh, bền vững. Đây là một trong những yêu cầu mang tính sống còn trong cạnh tranh xuất khẩu hiện nay.
Chú trọng chuỗi giá trị để xuất khẩu gạo Việt có giá cao

Chú trọng chuỗi giá trị để xuất khẩu gạo Việt có giá cao

Để xuất khẩu gạo tận dụng được cơ hội của thị trường cũng như bán được giá cao, doanh nghiệp cần phải chú trọng chuỗi giá trị sản xuất, xây dựng thương hiệu.
Tăng cường kết nối cảng biển Việt Nam - Pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế

Tăng cường kết nối cảng biển Việt Nam - Pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế

Kết nối sâu rộng với hệ thống cảng Pháp mở ra cánh cửa cơ hội lớn cho kinh tế Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh xuất nhập khẩu của ta trên trường quốc tế.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động