Xúc tiến thương mại mở rộng không gian cho nông sản Tây Nguyên

Tây Nguyên đã trở thành vùng sản xuất một số sản phẩm nông sản chủ lực quy mô lớn, chiếm tỉ trọng cao, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả.
Đắk Lắk: Thị trường cà phê hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh bền vững Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Tiềm năng lớn nhưng kim ngạch xuất khẩu còn khiêm tốn

Với ưu thế địa lý như đất đai màu mỡ, phong phú, khí hậu thuận lợi và tài nguyên thiên nhiên đa dạng, Tây Nguyên là vùng đất trọng điểm sản xuất các loại nông sản chủ lực của Việt Nam như: Cà phê, hồ tiêu, cao su, điều, mắc ca, chanh dây..., cùng nhiều loại cây ăn quả khác.

Ngoài ra, Tây Nguyên còn có nhiều diện tích trồng các loại dược liệu quý như: Sâm Ngọc Linh, sâm dây, nấm linh chi đỏ, đinh lăng, hà thủ ô, đương quy, hoa hòe… cũng đang phát triển nhanh để hình thành các vùng dược liệu tập trung.

Dù vậy, kim ngạch xuất khẩu của vùng Tây Nguyên còn rất khiêm tốn. Trong 2 năm 2022 và 2023, trong quá trình phục hồi sau đại dịch Covid-19, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu toàn vùng mới đạt khoảng 4,6 tỷ USD, chiếm chưa đầy 1% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước, trong đó kim ngạch xuất khẩu của vùng đạt gần 3,8 tỷ USD năm 2022 và trên 3,7 tỷ USD năm 2023, khoảng hơn 1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Cà phê là cây trồng chủ lực của Tây Nguyên
Cà phê là cây trồng chủ lực của Tây Nguyên

Cơ cấu hàng xuất khẩu của vùng chủ yếu tập trung vào một số nhóm hàng cây ăn quả, một số loại cây công nghiệp, cà phê, gia vị, cây dược liệu, khai thác tài nguyên.

Nhiều doanh nghiệp của vùng Tây Nguyên dù có sản phẩm đủ năng lực cạnh tranh, rất tiềm năng để đưa ra thị trường quốc tế nhưng còn thụ động trong công tác xúc tiến thương mại. Khả năng nắm bắt các thông tin thị trường và các cơ hội kinh doanh, khả năng tiếp thị xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn còn hạn chế.

Theo ông Vũ Bá Phú – Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Tây Nguyên dù hội đủ những điều kiện để phát triển nhưng hiện tại lại gặp nhiều "điểm nghẽn" về cơ chế, chính sách, khoa học công nghệ, thiếu nhân lực chất lượng cao, hạ tầng logictics và cơ sở vật chất còn yếu. Bên cạnh đó, quy mô sản xuất, chế biến nông sản của vùng còn nhỏ lẻ, các trung tâm chế biến sâu còn thiếu và yếu dẫn đến sản phẩm xuất khẩu hoặc nguyên liệu phục vụ xuất khẩu còn thô, đem lại giá trị không cao cho người dân, doanh nghiệp.

Xúc tiến thương mại mở rộng lợi thế cho nông sản Tây Nguyên

Đầu năm 2024 đến nay, qua nắm bắt thông tin sơ bộ từ một số cơ quan đại diện thương mại nước ngoài tại Việt Nam và cơ quan đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài, số lượng các đoàn doanh gia nước ngoài vào Việt Nam tăng lên đáng kể so với 2 năm trước. Đặc biệt, số lượng các đoàn từ các tỉnh, thành của một số thị trường quan trọng đối với thương mại Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ… sang Việt Nam khá tấp nập, quan tâm đến nhiều nhóm mặt hàng nông lâm sản là thế mạnh của vùng Tây Nguyên, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong vùng có cơ hội xúc tiến thương mại trực tiếp ngay tại cơ sở.

Cây mắc ca có giá trị kinh tế cao, mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho người trồng
Cây mắc ca có giá trị kinh tế cao, mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho người trồng

Bên cạnh đó, sự phát triển của đa dạng các nền tảng thương mại điện tử trong nước và quốc tế cũng đang tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vùng Tây Nguyên vốn eo hẹp về kinh phí xúc tiến thương mại trực tiếp tại nước ngoài, nay có thể tận dụng được các nền tảng này để quảng bá hàng hoá tới nhiều thị trường xa.

Việc hỗ trợ kết nối thông qua các nền tảng mạng xã hội như Vie4biz, trang fanpage Facebook của Cục Xúc tiến thương mại, các nhóm B2B Toàn cầu và B2B theo khu vực thị trường; các hoạt động tư vấn, kết nối giao thương trực tiếp theo yêu cầu và đặt hàng riêng của doanh nghiệp… sẽ giúp ích rất nhiều cho tiêu thụ nông sản của vùng.

Một trong những yếu tố quan trọng trong việc nâng cao giá trị sản phẩm bên cạnh việc giảm chi phí bán hàng, bổ sung giá trị gia tăng cho sản phẩm là nâng cao nhận thức về thương hiệu sản phẩm và gắn thương hiệu với giá trị của sản phẩm. Cục Xúc tiến thương mại đặt trọng tâm giúp doanh nghiệp nhận thức rõ ràng hơn về sự quan trọng của thương hiệu. Từ đó giúp nâng cao giá trị sản phẩm một cách bền vững và hiệu quả thông qua Chương trình thương hiệu quốc gia - Chương trình do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, giao Bộ Công Thương là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm phối hợp với các bộ, ngành triển khai thực hiện. Tuy nhiên, hiện có rất ít doanh nghiệp của vùng Tây Nguyên quan tâm, nỗ lực tận dụng chương trình này.

Ngoài ra, tăng cường nghiên cứu, triển khai các phương thức xúc tiến thương mại trên môi trường số mới; chia sẻ kinh nghiệm tổ chức các hoạt động chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại và đưa các mô hình này lan tỏa tới nhiều cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp trên cả nước nhằm giúp doanh nghiệp thuộc vùng Tây Nguyên thúc đẩy quảng bá, tiêu thụ sản phẩm trên môi trường số, nâng cao giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu.

Đơn cử như mặt hàng cà phê là sản phẩm nông nghiệp chủ lực trong cơ cấu nền kinh tế của tỉnh Đắk Lắk, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm xã hội và kim ngạch xuất khẩu hàng năm của tỉnh. Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk, thủ phủ cà phê của Tây Nguyên, là điểm đến không thể không nhắc đến khi nói về cà phê Việt Nam. Ông Trần Đức Nhật – Phó Chủ tịch UBND TP Buôn Ma Thuột cho biết “Tận dụng cơ hội lớn từ xúc tiến thương mại và nguồn lực quan trọng từ các quyết sách của Đảng và Chính phủ, cùng với sức hút của Lễ hội cà phê, Buôn Ma Thuột đã và đang rộng mở cánh cửa để đưa cà phê Buôn Ma Thuột chinh phục thị trường quốc tế. Điều quan trọng lúc này là cần có sự phối hợp, hợp tác chặt chẽ giữa các cấp chính quyền địa phương, doanh nghiệp và các đối tác quốc tế để thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk tiếp tục phát triển mạnh mẽ, xứng đáng là đầu tàu kinh tế của khu vực Tây Nguyên.

Vy Nguyễn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xúc tiến thương mại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phó Chủ tịch VietjetAir: Mong muốn kết nối với doanh nghiệp Kazakhstan trong hợp tác ngành hàng không

Phó Chủ tịch VietjetAir: Mong muốn kết nối với doanh nghiệp Kazakhstan trong hợp tác ngành hàng không

Hàng không và du lịch được coi là điểm sáng trong quan hệ hợp tác thương mại, du lịch giữa hai nước Việt Nam – Kazakhstan.
Khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2024

Khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2024

Tiếp nối thành công của các kỳ Hội chợ trước, tối ngày 16/5, HPA tổ chức khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2024.
Hà Nội: Kết nối tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp, hợp tác xã

Hà Nội: Kết nối tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp, hợp tác xã

Chiều 16/5, HPA đã phối hợp với Liên minh Hợp tác xã TP. Hà Nội tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm cho các DN, hợp tác xã.
Bộ Nông nghiệp và Bộ Công Thương tăng cường phối hợp xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP

Bộ Nông nghiệp và Bộ Công Thương tăng cường phối hợp xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP

Ông Nguyễn Minh Tiến – Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp đã chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương về hoạt động xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP
Hội chợ Foodservice Australia 2024: Cơ hội đưa nông sản của Hà Nội vào Australia

Hội chợ Foodservice Australia 2024: Cơ hội đưa nông sản của Hà Nội vào Australia

Hội chợ Foodservice Australia 2024 diễn ra từ ngày 19 - 21/5/2024 có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, với sự tham gia của 400 gian hàng từ các quốc gia.

Tin cùng chuyên mục

Thái Bình: Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá, giới thiệu sản phẩm địa phương

Thái Bình: Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá, giới thiệu sản phẩm địa phương

Những năm qua, tỉnh Thái Bình cũng đã chỉ đạo thực hiện nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, mang lại hiệu quả tích cực.
Bộ Công Thương Việt Nam luôn quan tâm các hoạt động xúc tiến thương mại với thị trường Kazakhstan

Bộ Công Thương Việt Nam luôn quan tâm các hoạt động xúc tiến thương mại với thị trường Kazakhstan

Để nâng tầm hợp tác kinh tế Việt Nam - Kazakhstan, cơ quan hai nước cần tích cực hợp tác, tổ chức đa dạng các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư.
"Cầu nối" thúc đẩy xúc tiến thương mại, hợp tác đầu tư Việt - Lào

"Cầu nối" thúc đẩy xúc tiến thương mại, hợp tác đầu tư Việt - Lào

Với nhiều tiềm năng và lợi thế sẵn có, hành trình kết nối xúc tiến thương mại, đầu tư giữa Việt Nam - Lào đã có nhiều khởi sắc.
Phát triển kinh doanh bền vững qua chuỗi triển lãm chuyên ngành sơn phủ, giấy, cao su và nhựa

Phát triển kinh doanh bền vững qua chuỗi triển lãm chuyên ngành sơn phủ, giấy, cao su và nhựa

Chuỗi triển lãm chuyên ngành sơn phủ, giấy, cao su và nhựa Việt Nam sẽ diễn ra từ 12-14/6/2024 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh.
TP. Hồ Chí Minh: Hơn 400 doanh nghiệp tham gia Triển lãm quốc tế ngành lương thực, thực phẩm

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 400 doanh nghiệp tham gia Triển lãm quốc tế ngành lương thực, thực phẩm

Sản phẩm nông sản, lương thực, thực phẩm Việt Nam đã có mặt trên 190 quốc gia, vùng lãnh thổ và rất nhiều ngành đóng góp hơn 1 tỷ USD vào kim ngạch xuất khẩu.
Việt Nam - Bulgaria còn nhiều dư địa để hợp tác thương mại, nâng tầm quan hệ

Việt Nam - Bulgaria còn nhiều dư địa để hợp tác thương mại, nâng tầm quan hệ

Để tăng cường kim ngạch xuất nhập khẩu và đầu tư giữa Việt Nam - Bulgaria, vai trò của các cơ quan kết nối thương mại, đầu tư là vô cùng quan trọng.
Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế công nghiệp Điện – Năng lượng tại Việt Nam

Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế công nghiệp Điện – Năng lượng tại Việt Nam

Triển lãm quốc tế công nghiệp Điện – Năng lượng tại Việt Nam (ENE Vietnam 2024) dự kiến diễn ra từ ngày 16 - 18/5/2024 tại Cung Văn hóa Hữu nghị, TP. Hà Nội.
Ông Lê Triệu Dũng: Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật cạnh tranh, kiến tạo môi trường kinh doanh lành mạnh

Ông Lê Triệu Dũng: Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật cạnh tranh, kiến tạo môi trường kinh doanh lành mạnh

Việt Nam đã và đang nỗ lực hoàn thiện khuôn khổ pháp luật cạnh tranh, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch cho doanh nước ngoài.
Bắc Giang: Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều chín sớm

Bắc Giang: Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều chín sớm

Dự kiến, ngày 23/5, tại xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang sẽ diễn ra Hội nghị kết nối, xúc tiến tiêu thụ vải thiều chín sớm Tân Yên.
Đoàn Xúc tiến đầu tư-thương mại tại Hàn Quốc sẽ được tổ chức vào tháng 9/2024

Đoàn Xúc tiến đầu tư-thương mại tại Hàn Quốc sẽ được tổ chức vào tháng 9/2024

Đoàn Xúc tiến đầu tư-thương mại tại Hàn Quốc dự kiến được tổ chức từ ngày 05 đến 11/9/2024 tại Seoul và Gyeonggi, Hàn Quốc với nhiều chương trình hấp dẫn.
Khai mạc Triển lãm chuyên đề các sản phẩm ngành gốm sứ - sơn son thiếp vàng năm 2024

Khai mạc Triển lãm chuyên đề các sản phẩm ngành gốm sứ - sơn son thiếp vàng năm 2024

Sáng 13/5, diễn ra lễ khai mạc Triển lãm chuyên đề các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu ngành gốm sứ - sơn son thiếp vàng 2024.
Đa dạng sản phẩm địa phương của các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ

Đa dạng sản phẩm địa phương của các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ

Sáng 13/5, tại TP Đồng Hới đã diễn ra Hội nghị kết nối giao thương khu vực Bắc Trung Bộ - Quảng Bình 2024 với nhiều sản phẩm địa phương đa dạng và đặc sắc.
Giải pháp chế biến sâu: “Cú huých" cho sản phẩm công nghiệp nông thôn, OCOP Điện Biên

Giải pháp chế biến sâu: “Cú huých" cho sản phẩm công nghiệp nông thôn, OCOP Điện Biên

Phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm trên cơ sở gắn với quy hoạch vùng nguyên liệu là “trợ lực” cho sản phẩm nông sản Điện Biên.
Phát triển vùng trung du miền núi phía Bắc: Nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức

Phát triển vùng trung du miền núi phía Bắc: Nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức

Vùng trung du miền núi phía Bắc đang đứng trước nhiều thời cơ và thách thức trong phát triển kinh tế, giải pháp cho các vấn đề này là gì?
Kon Tum: Tiềm năng sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm dược liệu từ Sâm

Kon Tum: Tiềm năng sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm dược liệu từ Sâm

Tỉnh Kon Tum phát triển thành vùng dược liệu trọng điểm quốc gia và trở thành trung tâm sản xuất dược liệu lớn của cả nước vào năm 2025, định hướng đến 2050
Khai mạc Hội chợ hàng Việt Nam định hướng xuất khẩu tại Hà Nội

Khai mạc Hội chợ hàng Việt Nam định hướng xuất khẩu tại Hà Nội

Ngày 9/5, Hội chợ hàng Việt Nam định hướng xuất khẩu Hà Nội đã chính thức khai mạc tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Hải Dương: Xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản với các doanh nghiệp nước ngoài

Hải Dương: Xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản với các doanh nghiệp nước ngoài

Chiều 9/5, diễn ra Hội nghị Xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản tỉnh Hải Dương với hệ thống Thương vụ Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài.
Gần 900 gian hàng tham gia Triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2024

Gần 900 gian hàng tham gia Triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2024

Hàng nghìn sản phẩm mới, thiết bị máy móc tiên tiến, vật liệu xây dựng, trang trí nội ngoại thất được giới thiệu tại Triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2024.
Nhiều điểm mới tại triển lãm quốc tế điện tử - thiết bị thông minh Việt Nam (IEAE) 2024

Nhiều điểm mới tại triển lãm quốc tế điện tử - thiết bị thông minh Việt Nam (IEAE) 2024

Triển lãm quốc tế điện tử và thiết bị thông minh Việt Nam (IEAE) năm 2024 có sự tham gia của 600 doanh nghiệp, 800 gian hàng trưng bày trên diện tích 20,000 m2.
Hải Dương: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản

Hải Dương: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản

Tỉnh Hải Dương luôn quan tâm đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm nông nghiệp, nhất là vải thiều Thanh Hà và nông sản.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động