Thứ năm 14/11/2024 16:29

Ngành hải quan nỗ lực tái thiết kế hệ thống công nghệ

Nói về xu thế hiện đại hóa phát triển ngành hải quan trong những năm tới đây, ông Nguyễn Văn Cẩn - Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan - cho biết: Một trong những nhiệm vụ trọng tâm đang được ngành hải quan dồn nhiều nguồn lực để tập trung thực hiện, đó là tái thiết kế tổng thể hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) để hướng tới hoạt động “hải quan số”.

Trong những năm gần đây, để tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan đã đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào công tác quản lý, tạo động lực để xây dựng Hải quan Việt Nam theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả. Ngành hải quan đã chuyển đổi khá thành công từ quản lý thủ công sang điện tử hóa các qui trình nghiệp vụ, cải cách thủ tục hành chính trên nền tảng công nghệ, không chỉ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, tiết kiệm thời gian và chi phí cho người dân và doanh nghiệp, mà còn giúp cho hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hải quan ngày càng được nâng cao.

Các hoạt động nghiệp vụ cốt lõi của hải quan thực hiện theo phương thức điện tử hóa đã làm rút ngắn thời gian thông quan, thúc đẩy tăng trưởng xuất nhập khẩu. Công tác quản lý, giám sát hàng hóa tại cảng biển, cảng hàng không đã được đổi mới nhờ ứng dụng CNTT, kết nối giữa hải quan với cơ quan quản lý cảng và doanh nghiệp. Gần 90% thủ tục hành chính hải quan đã được cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 4. Hải quan cũng là một trong những đơn vị đi đầu trong kết nối cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thống kê hải quan cũng được đẩy mạnh, giúp thời gian xử lý dữ liệu, chất lượng số liệu ngày càng được nâng cao, công bố nhanh chóng, kịp thời phục vụ cho công tác nghiên cứu, hoạch định chính sách...

Cảng Cát Lái - TP. Hồ Chí Minh đã được áp dụng giám sát hải quan tự động. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu về ứng dụng công nghệ đã đạt được, ông Nguyễn Văn Cẩn cũng cho biết: Hệ thống CNTT của ngành hải quan vẫn chưa bao phủ được tất cả các lĩnh vực quản lý hải quan, mức độ tích hợp giữa các hệ thống còn hạn chế, chưa đáp ứng kịp thời được các yêu cầu thay đổi của hệ thống pháp luật, thiếu các phân hệ CNTT dự phòng, chưa ứng dụng các công nghệ mới của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0)...

Trong khi đó, xu thế hội nhập kinh tế và giao thương quốc tế không ngừng phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu, đòi hỏi cần phải có hệ thống CNTT hiện đại phục vụ hiệu quả hơn công tác cải cách thủ tục hành chính, đẩy nhanh thông quan hàng hóa, đảm bảo thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan. Do vậy, yêu cầu cần phải tái thiết kế hệ thống CNTT tổng thể của ngành hải quan đã và đang ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Để thực hiện mục tiêu trên, ông Nguyễn Văn Cẩn cho biết, Tổng cục Hải quan đang khẩn trương hoàn thiện hồ sơ để trình lãnh đạo Bộ Tài chính phê duyệt chủ trương để triển khai thực hiện. Mục tiêu ngành hải quan đặt ra trong những năm tới đây là xây dựng được một hệ thống CNTT mới hiện đại, thông minh, tích hợp đa dạng, bao phủ rộng tới tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan. Theo đó, ngành hải quan sẽ hướng tới áp dụng công nghệ 4.0 vào việc xây dựng và tái thiết kế tổng thể các hệ thống CNTT, phục vụ ngày càng tốt hơn yêu cầu của người dân và doanh nghiệp, đảm bảo yêu cầu quản lý của toàn ngành.

Dự kiến công nghệ Internet kết nối vạn vật (IoT) sẽ được ứng dụng vào quản lý, giám sát hải quan, trong đó có việc triển khai hệ thống định vị điện tử phục vụ giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải quá cảnh…; ứng dụng công nghệ dữ liệu lớn (bigdata) vào quản lý rủi ro, thanh tra, kiểm tra và điều tra phòng chống buôn lậu; ứng dụng công nghệ di động (mobility) và trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ công; ứng dụng công nghệ chuỗi khối (blockchain) nhằm hiện đại hóa hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin và đảm bảo an ninh, an toàn thông tin; tăng cường tích hợp, kết nối các hệ thống CNTT để phục vụ công tác quản lý hải quan trong toàn ngành một cách hiệu quả...

Ngọc Quỳnh

Tin cùng chuyên mục

Các hãng xe ô tô tung ưu đãi nhằm kích cầu thị trường cuối năm

Triển khai hơn 300 trạm 5G Open RAN tại nhiều địa phương vào đầu năm 2025

Thị trường ô tô tháng 10: Top 5 ô tô bán chạy và 'ế khách' nhất

VinFast sẽ được 'bơm' 85.000 tỷ đồng từ Vingroup và tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Điều tra 1,4 triệu ô tô Honda tại Mỹ bởi liên quan lỗi động cơ

Đầu máy cũ 'lột xác' từ trí tuệ người Việt, ngành đường sắt thêm ‘sức đẩy’ mới

Thị trường ô tô tiếp tục tăng trưởng, gần 39.000 ô tô được bán ra trong tháng 10

Những thương hiệu ô tô bán chạy tại Việt Nam 10 tháng năm 2024

Về nhà an toàn - Thưởng thức bia có trách nhiệm vì ai đó cần bạn

Sau video cháy xe Porsche trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, tài xế cần lưu ý gì?

Không chỉ các hãng ô tô, nhiều doanh nghiệp sản xuất cũng giảm 'rót vốn' vào Trung Quốc?

Tập trung phát triển bộ giải pháp, dịch vụ an ninh mạng cho doanh nghiệp

Việt Nam có thể hoàn toàn tự chủ cơ sở vật chất cho sản xuất bán dẫn

"Làn sóng" cắt giảm nhân sự tại nhiều hãng ô tô, có nơi đã đóng cửa nhà máy

Mỹ: Ngành công nghiệp ô tô thay đổi ra sao sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống

Tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II

Ô tô nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam 10 tháng ước đạt 143.084 xe

Dự án hỗ trợ nhà cung cấp thuần Việt năm thứ 3 của Toyota ghi nhận thành quả bước đầu

'Điểm danh' những mẫu xe không đạt mức an toàn 5 sao tại Mỹ

Honda Việt Nam triệu hồi hơn 11.000 xe CR-V, CIVIC, CIVIC Type-R vì lỗi hệ thống lái