Thứ ba 22/04/2025 13:50

Ngành giấy: Điều chỉnh chiến lược theo thị trường

Dù đã có nhiều cố gắng trong sản xuất và tiêu thụ nhưng năm 2014, Tổng công ty Giấy Việt Nam (Vinapaco) vẫn gặp khó khăn do nhu cầu thị trường giảm và phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm nhập khẩu. Điều này đòi hỏi đơn vị cần điều chỉnh chiến lược theo thị trường. 

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa phát biểu chỉ đạo hội nghị

Nhìn nhận thực tiễn

Tại Hội nghị tổng kết năm 2014, triển khai nhiệm vụ năm 2015, ông Vũ Thanh Bình - Tổng giám đốc Vinapaco - cho biết, ngoài những khó khăn chủ quan như máy móc thiết bị cũ kỹ, tiêu tốn điện năng; năng suất lao động thấp; giá cả vật tư, nguyên liệu đầu vào tăng..., đơn vị còn phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm giấy nhập khẩu, tăng gần 32%, trong khi đó nhu cầu tiêu thụ giấy viết, giấy in giảm 12% so với cùng kỳ năm 2013.

Kết thúc năm doanh thu 2014, công ty mẹ đạt 2.865 tỷ đồng, đạt 85% kế hoạch năm, lợi nhuận đạt 31,4 tỷ đồng, bằng 54,6% kế hoạch; tổng sản phẩm giấy các loại đạt 113.532 tấn, sản phẩm tiêu thụ đạt 110.099 tấn, bằng 95,3%; xuất khẩu dăm mảnh đạt 214.951 tấn, đạt 61,4%.

Dù khó khăn nhưng Vinapaco vẫn bảo đảm việc làm và thu nhập ổn định cho hơn 4.000 lao động, với thu nhập bình quân đạt 5,8 triệu đồng/tháng; công tác cổ phần hóa có nhiều chuyển biến tích cực.

Đánh giá chung về hoạt động sản xuất - kinh doanh của đơn vị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa - chia sẻ, những khó khăn mà ngành giấy gặp phải khiến nhiều chỉ tiêu từ sản xuất, tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận đều giảm. Do đó, Ban lãnh đạo tổng công ty cần rà soát, đánh giá một cách nghiêm túc vì xu thế khó khăn của thị trường đã nhìn thấy từ lâu.

Thứ trưởng cho rằng, không nên loay hoay với các sản phẩm cũ mà cần thay đổi, điều chỉnh phù hợp với xu thế phát triển của thị trường, nếu không sẽ tiếp tục gặp khó khăn. Vinapaco cần xây dựng chiến lược thị trường, định vị sản phẩm rõ ràng. Nếu cần thiết phải thuê tư vấn để nghiên cứu thị trường một cách thực chất, bài bản và hiệu quả.

Dù khó khăn nhưng Vinapaco vẫn bảo đảm việc làm và thu nhập ổn định cho hơn 4.000 lao động, với thu nhập bình quân đạt 5,8 triệu đồng/người/tháng.

Đẩy mạnh cổ phần hóa

Theo Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa, thị trường giấy, nhất là giấy sinh hoạt ở Việt Nam vẫn tiềm năng, đơn cử như giấy Tissue năm 2014 có mức tăng trưởng tới 31,29%. Vì vậy, nếu Vinapaco có chiến lược, kế hoạch phù hợp vẫn có cơ hội phát triển. Để từng bước vượt qua khó khăn và phát triển, không còn cách nào khác là phải tận dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật sẵn có; phát triển trồng rừng nguyên liệu, đẩy mạnh nghiên cứu sáng tạo ra các sản phẩm mới; tiết kiệm chi phí đầu vào, tăng năng suất, duy trì chất lượng sản phẩm, giảm giá thành để cạnh tranh, nhất là trong bối cảnh ngành giấy ngày càng hội nhập sâu rộng.

Bên cạnh đó, cần tập trung quyết liệt cho công tác tái cơ cấu, cổ phần hóa. Việc cổ phần hóa không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, người lao động mà còn là vấn đề sống còn của đơn vị. Ban lãnh đạo phải mạnh dạn, không sợ va chạm, không sợ thâu tóm và quan trọng là tuyên truyền tới người lao động về những lợi ích mà cổ phần hóa mang lại để họ ủng hộ. Trên thực tế, những đơn vị cổ phần hóa như Công ty Giấy Việt Trì, Văn phòng phẩm Hồng Hà đã có bước phát triển vượt bậc.

Ông Hoàng Quốc Lâm - Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinapaco - thừa nhận, công tác cổ phần hóa rất quan trọng và trong thời gian tới, Ban lãnh đạo tổng công ty sẽ tích cực chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Công Thương để việc cổ phần hóa đúng kế hoạch; đồng thời tiếp tục nâng cao năng lực quản lý, sản xuất và nghiên cứu thị trường, nhằm hoàn thành xuất sắc kế hoạch nhiệm vụ năm 2015.

Đình Dũng
Bài viết cùng chủ đề: Ngành giấy

Tin cùng chuyên mục

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ 'ngôi vương'?

Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp

PMI tái lập mốc 50 - ngành sản xuất trở lại quỹ đạo tăng trưởng

Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”

Ngành hóa chất: Chờ cú hích từ luật mới để bứt phá

Phát hiện 40 mỏ vàng trữ lượng gần 30 tấn ở Tây Bắc

Ngành bán dẫn Việt Nam trong con mắt truyền thông quốc tế ra sao?

Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển đường sắt?

Dệt may: Đầu tư tự động hóa hay rời bỏ 'cuộc chơi'?

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thành Công Việt Hưng thêm minh chứng Việt Nam góp mặt chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu

Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí: Cơ hội từ ô tô và đường sắt

Đại biểu góp ý gì về Luật Hóa chất (sửa đổi)?

Ngành xi măng ‘lệch pha’ cung cầu đến bao giờ?