Thứ hai 23/12/2024 10:48

Ngành Công Thương Điện Biên: Duy trì đà tăng trưởng

Theo đánh giá của ông Nguyễn Văn Tưởng - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Điện Biên, tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại - xuất nhập khẩu trên địa bàn trong năm 2016 tăng mạnh so với năm trước. Đây là cơ sở để phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng trong năm 2017.
Hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Điện Biên diễn ra sôi động

Công nghiệp, thương mại - xuất nhập khẩu đều tăng

Theo số liệu của Sở Công Thương tỉnh Điện Biên, giá trị sản xuất công nghiệp (SXCN) trên địa bàn tỉnh trong năm 2016 ước đạt 2.315 tỷ đồng, tăng 8,5% so với năm 2015. Trong đó, công nghiệp khai thác đạt 105 tỷ đồng, tăng 4,51%; công nghiệp chế biến đạt 1.890 tỷ đồng, tăng 3,69%; công nghiệp sản xuất điện đạt 280 tỷ đồng, tăng 63,37%; cung cấp nước, xử lý nước thải đạt 40 tỷ đồng, tăng 1,98%...

Về hoạt động thương mại, ông Nguyễn Văn Tưởng đánh giá: Tình hình lưu thông hàng hóa và dịch vụ thương mại trên thị trường trong năm 2016 nhìn chung ổn định; hàng hóa đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất, tiêu dùng của bà con các dân tộc trong tỉnh. Mặc dù giá cả hàng hóa, dịch vụ trong năm có tăng so với năm trước, nhưng không có dấu hiệu đột biến. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng ước đạt 8.750 tỷ đồng, tăng 13,51% so với năm trước. Trong đó, kinh tế nhà nước đạt 1.710 tỷ đồng, tăng 59,59%; kinh tế ngoài quốc doanh ước đạt 6.860 tỷ đồng, tăng 5,89%. Tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn trong năm 2016 ước đạt 43,41 triệu USD, tăng 1,66% so với năm trước. Trong đó, xuất khẩu ước đạt 27,41 triệu USD, tăng 3,83%; nhập khẩu ước đạt 16 triệu USD, tăng 23,08% so với kế hoạch và bằng 98,16% kết quả năm 2015.

Duy trì đà tăng trong năm 2017

Theo ông Nguyễn Văn Tưởng, năm 2017 là năm đầu tiên của thời kỳ ổn định ngân sách nhà nước giai đoạn 2017 - 2020, nên việc xây dựng, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách có ý nghĩa rất quan trọng, tiếp tục tạo đà phát triển, hoàn thành kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016 - 2020. Trên cơ sở định hướng tình hình trong nước và quốc tế của Chính phủ, Bộ Công Thương và UBND tỉnh, cùng với kết quả đã đạt được trong năm, ngành Công Thương Điện Biên phấn đấu đạt mức tăng trưởng cao hơn năm 2016.

Theo đó, phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp đạt 2.816 tỷ đồng, tăng 21,64% so với thực hiện năm 2016. Trong đó, công nghiệp khai thác ước đạt 108 tỷ đồng, tăng 2,86%; công nghiệp chế biến ước đạt 2.351 tỷ đồng, tăng 24,39%; công nghiệp sản xuất điện ước đạt 315 tỷ đồng, tăng 12,5%; cung cấp nước và xử lý rác thải ước đạt 42 tỷ đồng, tăng 5%.

Về thương mại, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2017 phấn đấu đạt 9.780 tỷ đồng, tăng 14,12% so ước năm 2016. Trong đó, kinh tế nhà nước ước đạt 1.960 tỷ đồng, tăng 14,62%; kinh tế tư nhân ước đạt 2.660 tỷ đồng, tăng 13,92%. Phấn đấu đưa tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ năm 2017 đạt 55 triệu USD, tăng 26,7% so với ước thực hiện 2016. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ước đạt 39 triệu USD, tăng 42,28%; kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 16 triệu USD, bằng 100% ước thực hiện 2016.

Để đạt được mục tiêu trên, Sở Công Thương Điện Biên đưa ra một loạt các giải pháp mang tính đồng bộ, bao gồm: Chủ động triển khai các quy hoạch của ngành đã được phê duyệt; rà soát, bổ sung các quy hoạch cho phù hợp, từ đó xây dựng các kế hoạch chi tiết để thực hiện hiệu quả mục tiêu; tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện để giảm chi phí đầu vào, khuyến khích đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp; tập trung triển khai hiệu quả các cam kết hội nhập quốc tế, trước mắt triển khai cụ thể hóa thực hiện Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam - Lào...

Trong năm 2016, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh Điện Biên là: Xi măng, vật liệu xây dựng, nông - lâm sản, đồ gia dụng; nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị và nông sản.

Nguyễn Hòa - Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ