Ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu trước những thách thức lớn

Với việc chiến sự quay trở lại, châu Âu rõ ràng đã cho thấy ngành công nghiệp quốc phòng hiện đang thiếu khả năng sản xuất.
Tổng cục Công nghiệp quốc phòng triển khai nhiệm vụ công tác Đảng, công tác chính trị năm 2024 Đề xuất nhiều chính sách đặc thù phát triển công nghiệp quốc phòng Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp: Mở đường cho công nghệ lưỡng dụng

Sự phát triển vững chắc của ngành công nghiệp quốc phòng với công nghệ tiên tiến là nền tảng thiết yếu để châu Âu đạt được một hình thức tự chủ chiến lược nhất định. Khả năng sản xuất các hệ thống vũ khí tiên tiến không chỉ làm tăng hiệu quả của lực lượng vũ trang mà còn củng cố nền tảng kinh tế và công nghệ của châu Âu trong bối cảnh cạnh tranh địa chính trị ngày càng gia tăng hiện nay.

Việc chiến sự quay trở lại châu Âu rõ ràng đã cho thấy ngành công nghiệp quốc phòng hiện thiếu khả năng sản xuất các nguồn lực cần thiết để hỗ trợ một cuộc xung đột quân sự kéo dài với cường độ cao.

Theo các thống kê, quân đội Đức chỉ có 20.000 đạn pháo 155mm, đủ cho chưa đến 3 ngày chiến đấu, trong khi số lượng lựu đạn sản xuất ở Pháp trong 1 năm tương đương với lượng bắn 1 tuần trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Để đối phó với thiếu hụt về quân sự và công nghiệp này, tất cả các nước châu Âu đều tăng cường hỗ trợ cho ngành công nghiệp quốc phòng.

Đầu tư ngân sách quốc phòng rơi vào “bế tắc”

Các nước châu Âu gần đây đều tăng ngân sách quốc phòng. Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), các nước châu Âu dự chi tổng cộng 417,8 tỷ USD. Ngân sách quốc phòng tăng mạnh ở Áo, Phần Lan, Hà Lan, Slovakia, Slovenia, Thụy Điển và Ba Lan, trong đó Ba Lan ghi nhận mức tăng chi tiêu quân sự ấn tượng là 46% trong giai đoạn từ năm 2022-2023.

Chau Au
Chiến sự quay lại châu Âu đã cho thấy ngành công nghiệp quốc phòng hiện thiếu khả năng sản xuất

Đức đã dành một quỹ đặc biệt trị giá 100 tỷ euro cho các khoản đầu tư mới vào các dự án vũ khí, nhằm đạt được mục tiêu chi tiêu quốc phòng chiếm 2% GDP. Tổng số tiền mua trang thiết bị quân sự sẽ lên tới hàng trăm tỷ euro, với mức tăng 21,5 tỷ euro (khoảng 33%) từ năm 2022-2023.

Do đó, sự gia tăng chi tiêu quân sự buộc các nước châu Âu phải cố gắng tìm kiếm sự cân bằng giữa một bên là thu hẹp khoảng cách quân sự và công nghiệp trong ngắn hạn và bên còn lại là tập trung vào đổi mới công nghệ trong dài hạn. Tuy nhiên, hai điều này lại mâu thuẫn với nhau.

Trên thực tế, sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, các nước châu Âu đã giảm đáng kể ngân sách quốc phòng và yêu cầu ngành công nghiệp tập trung vào sản xuất các hệ thống vũ khí chính xác, phản ứng nhanh và đặc thù dành cho các hoạt động tình báo và trinh sát. Những yêu cầu này được đưa ra bởi thực tế mối quan tâm quân sự của các nước châu Âu đã dần chuyển sang chiến tranh “bất đối xứng”.

Cuộc chiến ở Ukraine đã dẫn đến sự đảo ngược xu hướng và các nước châu Âu đang cố gắng định hướng lại các ngành công nghiệp theo hướng sản xuất vật tư chiến tranh để lấp đầy những khoảng trống về quân sự trong ngắn hạn. Việc đổi mới trọng tâm vào đầu tư ngắn hạn này không phải là một quá trình chuyển đổi dễ dàng trong lĩnh vực này. Trên thực tế, nhiều dây chuyền sản xuất trong các lĩnh vực then chốt (như đạn dược) đã phải đóng cửa do thiếu đơn đặt hàng. Nguyên nhân là các nước châu Âu có xu hướng nhập khẩu từ các nhà sản xuất ngoài châu Âu. Do đó, ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu đã yêu cầu các chính phủ có kế hoạch dài hạn để đảm bảo đủ đơn đặt hàng.

Việc tập trung thu hẹp khoảng cách quân sự trong ngắn hạn có thể dẫn đến đánh giá thấp các khoản đầu tư cần thiết trong dài hạn: năm 2021, các nước châu Âu đã chi tổng cộng 52 tỷ euro đầu tư vào lĩnh vực quốc phòng, trong đó 43 tỷ euro (82%) được sử dụng để mua thiết bị quân sự và chỉ 9 tỷ euro (18%) được chi cho nghiên cứu và phát triển (R&D).

Châu Âu thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng

Với doanh thu 119 tỷ euro, 463.000 nhân công và hơn 2.500 doanh nghiệp vừa và nhỏ, châu Âu là nhà xuất khẩu lớn thứ hai thế giới về công nghiệp quốc phòng, sau Mỹ. Từ năm 2018-2022, 5 nước xuất khẩu lớn nhất Tây Âu, gồm Pháp, Đức, Italia, Anh và Tây Ban Nha, đã cung cấp khoảng 1/4 (24%) tổng lượng vũ khí xuất khẩu toàn cầu. Thị trường quốc phòng châu Âu cũng đã bắt đầu quá trình hội nhập thông qua việc sáp nhập các tập đoàn công nghiệp lớn và thông qua các sáng kiến của châu Âu nhằm thúc đẩy hội nhập thị trường.

Mặc dù quá trình hội nhập thị trường đang diễn ra, các nước châu Âu vẫn tiếp tục mua hàng nhiều hơn từ các nhà cung cấp ngoài Liên minh châu Âu (EU) so với các nhà cung cấp nội khối. Theo đó, lượng mua từ các nước ngoài EU chiếm 70% tổng lượng mua trong giai đoạn 2022-2023, trong đó 63% là từ một nhà cung cấp duy nhất, là Mỹ.

Việc cân nhắc đầy khó khăn giữa đầu tư ngắn hạn hay dài hạn có thể là một trong những lý do khiến các nước châu Âu tiếp tục mua hàng từ các nhà cung cấp ngoài châu Âu, nhưng đó không phải là lý do duy nhất. Do sự phức tạp về công nghệ và cần có sự đầu tư lớn để có khả năng trong lĩnh vực này, ngành công nghiệp quốc phòng tập trung vào một số tập đoàn công nghiệp lớn. Ở châu Âu, các tập đoàn lớn chủ yếu đặt trụ sở tại 2 quốc gia lớn nhất (Pháp và Đức) và một số quốc gia khác (gồm cả Italia). Phần còn lại của châu Âu không có cơ sở công nghiệp quốc phòng nào đáng kể.

Bên cạnh đó, khi đề cập đến sự hội nhập của thị trường quốc phòng hoặc quyền tự chủ chiến lược trong lĩnh vực quốc phòng của châu Âu, thực ra người ta đang đề cập đến một ngành có sự tập trung cao độ ở một số quốc gia lớn. Do đó, điều này khiến các nước châu Âu vừa và nhỏ không có ngành công nghiệp quốc phòng mạnh buộc phải đa dạng hóa nguồn cung cấp, vừa từ các ngành công nghiệp châu Âu và vừa từ các nhà sản xuất ngoài châu Âu.

Những quốc gia này thiếu các biện pháp khuyến khích mang tính cấu trúc để hỗ trợ hội nhập thị trường, điều này có thể khiến họ bị hạn chế trong lựa chọn. Thách thức đối với những người ra quyết định ở châu Âu là việc khuyến khích các tập đoàn công nghiệp lớn liên kết chuỗi giá trị của họ với các nhà thầu phụ của các nước châu Âu vừa và nhỏ, để giảm thiểu thiệt hại mà các quốc gia và tập đoàn này phải gánh chịu do sự hội nhập sâu rộng hơn của thị trường châu Âu.

Mới đây, EU đã vạch ra các kế hoạch đầy tham vọng nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng và tìm cách giúp các quốc gia thành viên thoát khỏi sự phụ thuộc quá mức vào sự bảo trợ từ Mỹ.

Các kế hoạch của Ủy ban châu Âu (EC) tập trung vào việc hợp lý hóa chính sách mua sắm vũ khí của 27 quốc gia thành viên EU và tăng cường sản xuất vũ khí trị giá hàng tỷ USD.

Phó Chủ tịch EC Margrethe Vestager cho biết, trong 16 tháng đầu tiên kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bắt đầu, các quốc gia thành viên đã chi hơn 100 tỷ euro cho quốc phòng. Gần 80% trong số đó được chi cho các hợp đồng bên ngoài EU và Mỹ đã chiếm hơn 60% hợp đồng này.

Người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell cho rằng: “Sau nhiều thập kỷ chi tiêu thấp, chúng ta phải đầu tư nhiều hơn vào quốc phòng. Chúng ta cần phải làm điều đó tốt hơn và cùng nhau. Một ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu mạnh mẽ, kiên cường và cạnh tranh là một mệnh lệnh chiến lược”.

Theo đề xuất, 27 quốc gia thành viên sẽ cùng mua ít nhất 40% thiết bị quốc phòng và đảm bảo 35% giá trị quốc phòng dành cho thương mại nội bộ vào năm 2030.

Thanh Bình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Liên minh châu Âu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cà phê Việt Nam được thị trường châu Âu - châu Mỹ ưa chuộng

Cà phê Việt Nam được thị trường châu Âu - châu Mỹ ưa chuộng

Ngoài rau quả, gạo, hạt điều... thì cà phê cũng sẽ là một trong những ngành hàng của Việt Nam được thị trường châu Âu - châu Mỹ đón nhận trong năm 2024.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 29/4/2024: Cả Israel và Hamas phải chịu trách nhiệm khi đàm phán hòa bình đổ vỡ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 29/4/2024: Cả Israel và Hamas phải chịu trách nhiệm khi đàm phán hòa bình đổ vỡ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 29/4/2024: Cả Israel và Hamas phải chịu trách nhiệm khiến đàm phán hòa bình đổ vỡ khi mọi đề xuất giải quyết xung đột đều bị chặn
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/4/2024: Ukraine có thể tấn công Nga trong dịp kỷ niệm Ngày Chiến thắng 9/5

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/4/2024: Ukraine có thể tấn công Nga trong dịp kỷ niệm Ngày Chiến thắng 9/5

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/4/2024: Ukraine có thể tấn công Nga trong dịp kỷ niệm Ngày Chiến thắng 9/5, khi có dấu hiệu AFU tăng tần suất tấn công.
Giáo sư Võ Tòng Xuân nói gì về kênh đào Funan Techo?

Giáo sư Võ Tòng Xuân nói gì về kênh đào Funan Techo?

Chúng ta chưa vội nói việc xây dựng dự án kênh đào Funan Techo có gây thiệt cho Việt Nam hay không, mọi thứ vẫn cần những con số để đánh giá.
World Central Kitchen sẵn sàng cung ứng 8 triệu bữa ăn đến Gaza

World Central Kitchen sẵn sàng cung ứng 8 triệu bữa ăn đến Gaza

Ngày 29/4, Tổ chức nhân đạo World Central Kitchen tiếp tục hoạt động ở Dải Gaza, một tháng sau khi 7 nhân viên bị thiệt mạng trong cuộc không kích của Israel.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Israel-Hamas 29/4/2024: Israel phê duyệt kế hoạch tấn công Rafah; Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi tăng áp lực lên Israel

Chiến sự Israel-Hamas 29/4/2024: Israel phê duyệt kế hoạch tấn công Rafah; Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi tăng áp lực lên Israel

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 29/4/2024: Israel phê duyệt kế hoạch tấn công thành phố Rafah; Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi tăng áp lực quốc tế lên Israel.
Chiến sự Nga-Ukraine 29/4/2024: Nga duy trì động lực trên chiến trường; mặt trận phía đông của Ukraine xấu đi

Chiến sự Nga-Ukraine 29/4/2024: Nga duy trì động lực trên chiến trường; mặt trận phía đông của Ukraine xấu đi

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/4/2024: Nga duy trì động lực trên chiến trường; Ukraine thừa nhận mặt trận phía đông đang xấu đi.
Nhật Bản đang làm gì để lấy lại vị thế cường quốc kinh tế thế giới?

Nhật Bản đang làm gì để lấy lại vị thế cường quốc kinh tế thế giới?

Nhờ những thay đổi về chính sách kinh tế, tiền lương, nhân lực và văn hóa, Nhật Bản đang dần lấy lại vị thế cường quốc kinh tế của mình.
Nhiều bí ẩn xoay quanh ngôi mộ tập thể lớn nhất tại Gaza, nơi Isarel từng chiếm giữ

Nhiều bí ẩn xoay quanh ngôi mộ tập thể lớn nhất tại Gaza, nơi Isarel từng chiếm giữ

Liên Hợp Quốc kêu gọi điều tra độc lập sau khi phát hiện hơn 400 thi thể, một số trong tình trạng tay bị trói từ các ngôi mộ tập thể ở hai bệnh viện ở Gaza.
Nga tấn công dữ dội, Ukraine mất 80% sản lượng nhiệt điện và 35% công suất thủy điện

Nga tấn công dữ dội, Ukraine mất 80% sản lượng nhiệt điện và 35% công suất thủy điện

Tên lửa của Nga tấn công dữ dội vào cơ sở điện ở miền Trung và miền Tây Ukraine, gây thiệt hại lớn đến hệ thống năng lượng của quốc gia này.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 28/4/2024: Israel ra “tối hậu thư” cho Hamas về vấn đề thả con tin

Chiến sự Israel-Hamas ngày 28/4/2024: Israel ra “tối hậu thư” cho Hamas về vấn đề thả con tin

Chiến sự Israel-Hamas ngày 28/4/2024: Israel ra “tối hậu thư” cho Hamas về vấn đề thả con tin khi vòng đàm phán có nguy cơ sụp đổ vì bất đồng giữa hai bên.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/4/2024: Nga đã bắt đầu chiến dịch phản công lớn mùa hè tại Ukraine?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/4/2024: Nga đã bắt đầu chiến dịch phản công lớn mùa hè tại Ukraine?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/4/2024: Nga đã bắt đầu chiến dịch phản công lớn mùa hè tại Ukraine khi có những đấu hiệu chủ động tấn công từ phía Nga.
Những nhóm ngành hàng nào hấp dẫn doanh nghiệp Âu - Mỹ trong năm 2024?

Những nhóm ngành hàng nào hấp dẫn doanh nghiệp Âu - Mỹ trong năm 2024?

3 tháng đầu năm 2024, thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với hầu hết các thị trường trong khu vực châu Âu - châu Mỹ có sự phục hồi tích cực.
Chiến sự Israel-Hamas 28/4/2024: Israel sẵn sàng chấm dứt xung đột; Tel Aviv có thể vi phạm luật quốc tế ở Gaza

Chiến sự Israel-Hamas 28/4/2024: Israel sẵn sàng chấm dứt xung đột; Tel Aviv có thể vi phạm luật quốc tế ở Gaza

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 28/4/2024: Israel sẵn sàng chấm dứt xung đột với Hamas; Tel Aviv có thể vi phạm luật quốc tế ở Dải Gaza.
Chiến sự Nga-Ukraine 28/4/2024: Mỹ đào tạo lại Ukraine cách sử dụng xe tăng; Nga cảnh báo vũ khí hạt nhân Mỹ

Chiến sự Nga-Ukraine 28/4/2024: Mỹ đào tạo lại Ukraine cách sử dụng xe tăng; Nga cảnh báo vũ khí hạt nhân Mỹ

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/4/2024: Mỹ sẽ đào tạo lại Ukraine cách sử dụng xe tăng Abrams; Nga cảnh báo vũ khí hạt nhân Mỹ.
Chiến sự Israel-Hamas 27/4/2024: Israel tiếp tục không kích các mục tiêu ở Gaza; Nga đi đầu trong giải quyết xung đột

Chiến sự Israel-Hamas 27/4/2024: Israel tiếp tục không kích các mục tiêu ở Gaza; Nga đi đầu trong giải quyết xung đột

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 27/4/2024: Israel tiếp tục không kích các mục tiêu ở Dải Gaza; Nga đi đầu trong giải quyết xung đột.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 27/4/2024: Ngoại trưởng Mỹ bất ngờ thăm Israel; lập cầu viện trợ mới tới Dải Gaza

Chiến sự Israel-Hamas ngày 27/4/2024: Ngoại trưởng Mỹ bất ngờ thăm Israel; lập cầu viện trợ mới tới Dải Gaza

Chiến sự Israel – Hamas ngày 27/4/2024: Ngoại trưởng Mỹ bất ngờ thăm Israel; lập cầu viện trợ mới tới Dải Gaza trong bối cảnh nạn đói có thể bùng phát tại đây
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/4/2024: Ukraine đang “vỡ trận” ở hướng Avdeevka; lý do xe tăng Abrams thất sủng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/4/2024: Ukraine đang “vỡ trận” ở hướng Avdeevka; lý do xe tăng Abrams thất sủng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/4/2024: Ukraine đang “vỡ trận” ở hướng Avdeevka; lý do xe tăng Abrams thất sủng khi thành tích của nó ảnh hưởng tới Mỹ.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nêu các giải pháp thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Nga

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nêu các giải pháp thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Nga

Tại cuộc họp Quan chức cao cấp ASEAN-Nga lần thứ 20, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đề xuất các định hướng, giải pháp thúc đẩy hợp tác hai nước Việt Nam - Nga.
Chiến sự Nga-Ukraine 27/4/2024: Vũ khí mới sẽ giúp Ukraine nâng cao vị thế; tình hình miền Đông bất lợi cho Kiev

Chiến sự Nga-Ukraine 27/4/2024: Vũ khí mới sẽ giúp Ukraine nâng cao vị thế; tình hình miền Đông bất lợi cho Kiev

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/4/2024: Vũ khí mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine nâng cao vị thế; tình hình ở miền Đông bất lợi cho Kiev.
Tổng giám đốc Cơ quan Business France: Doanh nghiệp có vốn hoá lớn nhất của Pháp đã hiện diện tại Việt Nam

Tổng giám đốc Cơ quan Business France: Doanh nghiệp có vốn hoá lớn nhất của Pháp đã hiện diện tại Việt Nam

Theo Tổng giám đốc Cơ quan thương vụ Pháp (Business France) - ông Laurent Saint-Martin hiện doanh nghiệp có vốn hoá lớn nhất của Pháp đã hiện diện tại Việt Nam.
Chiến sự Israel-Hamas 26/4/2024: Quân đội Mỹ sẽ không có mặt ở Dải Gaza; Hamas nêu điều kiện giải giáp vũ khí

Chiến sự Israel-Hamas 26/4/2024: Quân đội Mỹ sẽ không có mặt ở Dải Gaza; Hamas nêu điều kiện giải giáp vũ khí

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 26/4/2024: Quân đội Mỹ sẽ không có mặt ở Dải Gaza khi thực hiện viện trợ; Hamas nêu điều kiện giải giáp vũ khí.
Nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm nay và 2025

Nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm nay và 2025

Nền kinh tế toàn cầu có thể duy trì động lực vững chắc thời gian còn lại của năm và sang năm 2025, bất chấp những dự đoán trước đó về tình trạng suy thoái.
Nỗi buồn mang tên Biển Đỏ: Các nút thắt hàng hải

Nỗi buồn mang tên Biển Đỏ: Các nút thắt hàng hải

Eo biển Bab al-Mandab, phía nam Biển Đỏ, là một điểm tắc nghẽn hàng hải quan trọng trong hành lang hàng hải lớn hơn Bờ Đông Bắc.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/4/2024: Ukraine tạm dừng sử dụng xe tăng Abrams; Kiev đã nhận 100 tên lửa ATACMS

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/4/2024: Ukraine tạm dừng sử dụng xe tăng Abrams; Kiev đã nhận 100 tên lửa ATACMS

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/4/2024: Ukraine tạm dừng sử dụng xe tăng Abrams; Kiev đã nhận 100 tên lửa ATACMS theo thỏa thuận bí mật với Washington.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động