Chủ nhật 22/12/2024 13:40

Ngành bảo hiểm xã hội: Thực hiện thắng lợi mục tiêu kép

Năm 2021 đi qua với biết bao biến động, nhưng cũng là năm để lại nhiều dấu ấn quan trọng đối với ngành bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam trong thực hiện thắng lợi mục tiêu kép. Đó là vừa hoàn thành các nhiệm vụ trong điều kiện khó khăn, thách thức, vừa thực hiện thành công, hiệu quả các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19.

Ngày 10/01/2022, BHXH Việt Nam đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ công tác năm 2022 tại điểm cầu BHXH Việt Nam và 63 điểm cầu tại BHXH các tỉnh, thành phố cùng 672 điểm cầu tại BHXH các quận, huyện.

Năm 2021 đầy khó khăn nhưng ngành BHXH Việt Nam đã đạt nhiều kết quả nổi bật

Dấu ấn nổi bật

Phát biểu tại Hội nghị, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam – ông Nguyễn Thế Mạnh cho biết, trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 trong năm 2021, ngành BHXH Việt Nam đã luôn chủ động, bám sát các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; chỉ đạo của Lãnh đạo Chính; phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương, linh hoạt triển khai nhiều giải pháp, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao; kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, đảm bảo phục vụ tốt nhất quyền lợi của doanh nghiệp (DN), người dân;…nhờ đó đã đạt được một số kết quả nổi bật.

Cụ thể, theo lãnh đạo BHXH Việt Nam, bằng các giải pháp sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với tình hình mới, công tác phát triển người tham gia của ngành đã đạt được những kết quả hết sức tích cực; đến hết 31/12/2021, số người tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm tự nguyện (BHTN) đều tiếp tục tăng trưởng so với thời điểm hết năm 2020, đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức một số chỉ tiêu đề ra tại các Nghị quyết của Đảng, Chính phủ.

Tính đến hết ngày 31/12/2021, số người tham gia BHXH hơn 16,5 triệu người, tăng 2,2% so với năm 2020, đạt 33,77% lực lượng lao động trong độ tuổi; số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) gần 13,4 triệu người, tăng 0,4% so với năm 2020, đạt 27,34% lực lượng lao động trong độ tuổi; số người tham gia BHYT hơn 88,8 triệu người, tăng 0,9% so với năm 2020, đạt tỷ lệ bao phủ 91,01% dân số. Đáng chú ý trong đó, số người tham gia BHXH tự nguyện tiếp tục tăng trưởng mạnh, với hơn 1,45 triệu người, tăng 28,9% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 2,96% lực lượng lao động trong độ tuổi là nông dân và lao động khu vực phi chính thức, cao hơn 1,96% so với chỉ tiêu được giao tại Nghị quyết số 28-NQ/TW.

Đồng thời, năm 2021 đã đảm bảo chi trả đầy đủ, kịp thời, an toàn cho 3,3 triệu người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng với gần 15 nghìn điểm chi trả đến cấp xã; trên 738 nghìn người hưởng trợ cấp thất nghiệp; trên 7,8 triệu lượt người hưởng chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe; 125,96 triệu lượtngười khám chữa bệnh BHYT;… Bên cạnh đó, ngành BHXH đã chủ động rà soát để tiết kiệm từ 10-15% chi phí quản lý; mặt khác, với phương châm quản lý quỹ an toàn, bền vững và hiệu quả, tổng số dư các quỹ BHXH, BHYT, BHTN đến hết tháng 12/2021 tăng 9% so với cuối năm 2020.

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh

Trong năm 2021, toàn ngành BHXH cũng đã thanh tra kiểm tra tại 16.769 đơn vị, qua đó phát hiện 42.002 trường hợp sai phạm về đối tượng, mức đóng với số tiền phải truy thu là 127,6 tỷ đồng; đã thu hồi 1.852,2 tỷ đồng trên tổng số nợ của các đơn vị được thanh tra chuyên ngành (TTCN) là 2.537,8 tỷ đồng (đạt 72,9%); yêu cầu thu hồi 9,5 tỷ đồng về quỹ BHXH; 0,9 tỷ đồng về quỹ BHTN, 45,7 tỷ đồng về quỹ BHYT.

Đặc biệt, công tác hỗ trợ DN, người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 đã được ngành BHXH triển khai quyết liệt, hiệu quả, kịp thời, với phương châm đưa chính sách đến DN và NLĐ nhanh nhất, thuận tiện nhất. Theo đó, Thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, chỉ sau 7 ngày, hoàn thành việc điều chỉnh giảm mức đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho 375 nghìn đơn vị, tương ứng 11,238 triệu lao động với số tiền khoảng 4.322 tỷ đồng.

Đối với Nghị quyết số 116/NQ-CP, Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg, trong vòng 5 ngày (đến 5/10/2021), toàn ngành đã hoàn thành gửi thông báo giảm mức đóng (1% xuống 0%) vào Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đến 363,6 nghìn đơn vị sử dụng lao động (SDLĐ), với số tiền trên 7.595 tỷ đồng; đến hết ngày 21/12/2021, đã chi trả chế độ hỗ trợ cho 12,94 triệu lao động, với tổng số tiền hỗ trợ là 30,73 nghìn tỷ đồng.

Triển khai 8 giải pháp trọng tâm

Dù đạt được nhiều kết quả ấn tượng, song Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh nêu rõ, thời gian tới, dịch Covid-19 sẽ tiếp tục diễn biến khó lường; hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn; một số chính sách BHXH, BHYT thay đổi từ năm 2022. Vì vậy, để phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu đề ra tại dự thảo Nghị quyết số 01/NQ-CP, ngành BHXH thống nhất quan điểm chỉ đạo "lấy người dân, doanh nghiệp làm chủ thể, trung tâm phục vụ", với phương châm hành động trong toàn ngành "Đoàn kết, kỷ cương, trách nhiệm, sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả".

Theo đó, năm 2022, toàn ngành BHXH Việt Nam sẽ tập trung cao độ, nỗ lực lớn nhất, quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm; linh hoạt trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch được giao; tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, phát huy tối đa nguồn lực sẵn; chủ động phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương; tăng cường phân cấp, phân quyền trách nhiệm;…

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Đánh giá cao các kết quả mà ngành BHXH đạt được, tuy nhiên, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cũng chỉ rõ một số tồn tại, khó khăn, thách thức đối với ngành BHXH. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 có thể kéo dài trong năm 2022, sức chống chịu và nguồn lực của Nhà nước, DN và người dân giảm sút;…có thể sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN đảm bảo an sinh xã hội.

Trước tình hình đó, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu ngành BHXH Việt Nam cần tập trung thực hiện một số nhóm giải pháp trọng tâm như: Tiếp tục bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ và giải pháp tại các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ để đưa ra các giải pháp sát sao, đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao. Rà soát, hoàn thiện thể chế, chiến lược, quy hoạch trong lĩnh vực BHXH, tháo gỡ được các khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực quản lý của BHXH Việt Nam.

Ngoài ra, Phó Thủ tướng đề nghị, BHXH Việt Nam tiếp tục thực hiện các giải pháp để đẩy mạnh phát triển người tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Đặc biệt, triển khai kịp thời các chương trình hỗ trợ NLĐ, NSDLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, lãng phí, trốn đóng, gian lận, trục lợi quỹ BHXH, BHYT, BHTN; quản lý quỹ BHXH, BHYT, BHTN an toàn, bền vững và hiệu quả, đóng góp vào ổn định kinh tế vĩ mô; đẩy mạnh hơn nữa cải cách thủ tục hành chính (TTHC) và chuyển đổi số, tạo thuận lợi cho việc giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng; truyền thông theo hướng đa dạng, linh hoạt, thiết thực, để người dân có thể tiếp cận tốt nhất mọi thông tin về chính sách BHXH, BHYT, BHTN.

Đặc biệt, trong quá trình triển khai các giải pháp, nhiệm vụ nêu trên, Phó Thủ tướng cho hay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương quan tâm, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với ngành BHXH Việt Nam trong việc xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách BHXH, BHYT, BHTN. Đồng thời, “BHXH Việt Nam cần sát sao rà soát và đưa ra các giải pháp để thực hiện hiệu quả Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc làm việc với BHXH Việt Nam theo Thông báo số 339/TB-VPCP ngày 16/12 2021 của Văn phòng Chính phủ”- Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu.

BHXH Việt Nam nhận Huân chương Lao động hạng Ba
Hoa Quỳnh
Bài viết cùng chủ đề: Bảo hiểm xã hội

Tin cùng chuyên mục

Nghệ An yêu cầu các đơn vị giải quyết hồ sơ cho F0 tại nhà hưởng BHXH

Trao tặng hơn 12 nghìn sổ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người dân khó khăn

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam: Dấu ấn 27 năm xây dựng và phát triển

Ngành bảo hiểm xã hội mang Tết ấm đến với người nghèo

Phối hợp phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Tặng thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội cho các hộ nghèo

Tăng mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tối thiểu từ năm 2022

Sẽ có trên 2,9 triệu người được tăng lương hưu, trợ cấp

Dấu ấn ngành bảo hiểm xã hội năm 2021

Nghị quyết 21-NQ/TW: Khẳng định vai trò trụ cột an sinh của chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Rà soát cấp thẻ bảo hiểm y tế năm 2022 cho người thuộc diện chính sách

Bao phủ bảo hiểm y tế học sinh sinh viên đạt 95,4%

Việt Nam - Hàn Quốc sẽ ký hiệp định về bảo hiểm xã hội song phương

Nghệ An: Hơn 172.000 lao động đã nhận tiền hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Nghệ An: Gia tăng tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần

Tăng cường cảnh báo tin nhắn lừa đảo nhận hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Hội nghị ASSA: Đảm bảo an sinh trong đại dịch Covid-19

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam: Lưu ý hạn nhận hồ sơ hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Bộ Công Thương: Đẩy mạnh thực hiện cải cách chính sách bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội TP.Hồ Chí Minh: Nhanh chóng triển khai hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp