Chủ nhật 20/04/2025 22:32

Ngân hàng thận trọng, doanh nghiệp chật vật: ‘Nghẽn’ tín dụng xanh?

Dù các ngân hàng đã có nhiều chính sách ưu đãi với tín dụng xanh, song doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn này với chi phí hợp lý.

Doanh nghiệp khó tiếp cận

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hướng đến phát triển bền vững, /chu-de/tin-dung-xanh.topic đang trở thành xu hướng quan trọng, giúp doanh nghiệp giảm chi phí vốn và tiếp cận các nguồn tài chính ưu đãi. Tuy nhiên, việc triển khai tín dụng xanh tại Việt Nam vẫn còn nhiều rào cản, đòi hỏi sự đồng hành chặt chẽ giữa ngân hàng và doanh nghiệp.

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến ngày 30/9/2024, đã có 50 tổ chức tín dụng phát sinh dư nợ tín dụng xanh với tổng dư nợ đạt trên 665.000 tỷ đồng, tăng 7,11% so với cuối năm 2023, chiếm tỷ trọng trên 4,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Các khoản tín dụng xanh này tập trung chủ yếu vào các ngành năng lượng tái tạo, năng lượng sạch (chiếm hơn 43%) và nông nghiệp xanh (trên 30%).

Mặc dù có sự tăng trưởng, nhưng tỷ trọng tín dụng xanh hiện nay vẫn còn thấp so với mục tiêu đề ra. Cụ thể, tổng dư nợ tín dụng xanh hiện nay mới chiếm 4,5% trong tổng dư nợ nền kinh tế, còn cách khá xa mục tiêu 10% vào năm 2025.

Thực tế, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, xử lý rác thải, công nghệ sạch gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn xanh do điều kiện vay khắt khe. Ông Lê Quang Thắng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Việt Long - cho biết: “Việc tiếp cận vốn vay ưu đãi từ các quỹ tín dụng xanh vẫn còn nhiều rào cản. Chúng tôi mong muốn có chính sách cụ thể giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các khoản vay dài hạn với lãi suất thấp, đồng thời đơn giản hóa thủ tục xét duyệt”.

Khơi nguồn vốn tín dụng xanh góp phần “xanh hóa” dòng vốn đầu tư

Không chỉ khó khăn trong tiếp cận vốn, doanh nghiệp này cũng cho rằng, quy trình định giá tài sản thế chấp chưa phù hợp với mô hình kinh doanh xanh. “Các nhà máy xử lý rác thải hay dự án năng lượng sạch cần có chính sách định giá tài sản linh hoạt hơn, thay vì áp dụng tiêu chí truyền thống như bất động sản hay máy móc” - ông Thắng đề xuất.

Tạo cơ chế thuận lợi cho tín dụng xanh

Trước nhu cầu cấp thiết về tín dụng xanh, các ngân hàng thương mại đang đẩy mạnh chính sách hỗ trợ doanh nghiệp theo định hướng phát triển bền vững. Ông Trần Mạnh Hùng, Giám đốc Vietcombank Hải Phòng nhấn mạnh: “Vietcombank cam kết dành nguồn vốn ưu đãi cho các doanh nghiệp xanh, giúp họ giảm chi phí tài chính và mở rộng hoạt động. Chúng tôi cũng đang rà soát các điều kiện vay để phù hợp hơn với mô hình kinh doanh xanh”.

Tương tự, VietinBank cũng đề xuất có quy định riêng về hệ số rủi ro đối với tín dụng xanh, nhằm giảm áp lực tài chính cho doanh nghiệp. Ông Lê Duy Hải, Phó Tổng Giám đốc VietinBank, cho biết: “Chúng tôi mong muốn Ngân hàng Nhà nước có chính sách giảm hệ số rủi ro đối với các khoản vay tín dụng xanh, giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng hơn với chi phí hợp lý”.

Ở góc độ nhà điều hành, ông Nguyễn Xuân Bắc, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) - cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 17 hướng dẫn thực hiện quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, để hướng dẫn các tổ chức tín dụng xem xét kỹ các yếu tố rủi ro môi trường khi cấp tín dụng.

Ông Bắc cũng đề xuất tăng cường tiếp cận vốn ưu đãi từ các định chế tài chính quốc tế cho các dự án đầu tư xanh, vốn có chi phí lớn và thời gian hoàn vốn dài. Các tổ chức tín dụng cần tích cực tham gia vào các dự án này để góp phần phát triển kinh tế bền vững.

Nhằm thúc đẩy tín dụng xanh, bà Nguyễn Linh Phương, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước), khẳng định: “Ngân hàng Nhà nước luôn khuyến khích các tổ chức tín dụng mở rộng cho vay đối với các dự án xanh. Chúng tôi cũng đang nghiên cứu các cơ chế giảm lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn từ các quỹ tín dụng xanh quốc tế”.

Theo bà Phương, từ năm 2024, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các ngân hàng tiết giảm chi phí hoạt động để có thể giảm lãi suất cho vay, trong đó có lĩnh vực tín dụng xanh.

Với cam kết từ các ngân hàng và sự hỗ trợ từ Ngân hàng Nhà nước, tín dụng xanh đang dần trở thành động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế bền vững. Tuy nhiên, để tối ưu hóa hiệu quả, các doanh nghiệp mong muốn ngành ngân hàng tiếp tục mở rộng tiếp cận tín dụng xanh, đơn giản hóa điều kiện vay vốn. Đồng thời, giảm lãi suất và hỗ trợ tài chính, giúp doanh nghiệp xanh duy trì hoạt động dài hạn. Cải thiện chính sách định giá tài sản thế chấp, phù hợp với đặc thù kinh doanh xanh.

Ngược lại, ngân hàng cũng cần có cơ chế khuyến khích mạnh hơn từ Ngân hàng Nhà nước, đảm bảo tín dụng xanh không chỉ là cam kết, mà thực sự trở thành động lực cho nền kinh tế bền vững.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, bộ vừa trình Thủ tướng Chính phủ Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với dự án đầu tư được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh. Quyết định khi ra đời sẽ giúp thúc đẩy tài chính xanh, hỗ trợ các dự án phát triển bền vững và huy động nguồn vốn cho bảo vệ môi trường.

Duy Minh

Tin cùng chuyên mục

PVcomBank: Bứt phá chuyển đổi số, thu hút triệu khách hàng mới

VietinBank tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025

Giá vàng đạt 120 triệu đồng/lượng: Nên để tiền vào đâu?

Luật hóa để làm tan cục ‘máu đông’ nợ xấu

Nhiều địa phương tăng thu, ngành thuế tiếp tục 9 nhiệm vụ

Số người rút bảo hiểm xã hội một lần giảm sâu

VPBank ưu đãi cho chủ thẻ tín dụng tại 2 tuyến phố ẩm thực ở TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Dòng vốn không ào chảy chỉ bằng lập trung tâm tài chính

Tham vọng triệu tỷ đồng của một ngân hàng tư nhân

Trung tâm tài chính: Ngân hàng Việt làm gì để không thua trên sân nhà?

Báo cáo FDI: Gợi ý quan trọng để 'nâng chất' vốn ngoại

TPBank Premier Banking: Đặc quyền đỉnh cao, xứng tầm thượng khách

15 ngân hàng dành 100.000 tỷ đồng cho vay nông, lâm, thủy sản

23 tác phẩm đoạt Giải Báo chí về bảo hiểm năm 2024

Trục lợi bảo hiểm: Đừng để “con sâu làm rầu nồi canh”

Chuyển đổi số ngân hàng: Đối mặt 3 thách thức

Tỷ giá tăng vẫn trong tầm kiểm soát

Doanh nghiệp Nhà nước nộp ngân sách gần 400 nghìn tỷ đồng

BIDV ra mắt chiến dịch 68 năm - Kết nối triệu hành trình

Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ nội địa Vietcombank Connect24