Thứ bảy 10/05/2025 08:09

Ngăn chặn vi phạm đo lường trong sản xuất, kinh doanh thiết bị điện, điện tử

Sáng nay (28/12), Bộ Khoa học – Công nghệ đã tổ chức Hội nghị tổng kết thanh tra chuyên đề về tiêu chuẩn, đo lường chất lượng và sở hữu công nghiệp đối với sản phẩm thiết bị điện, điện tử.

Thu giữ sản phẩm điện tử vi phạm

 - Tính đến tháng 12/2011, các cơ quan chức năng trên cả nước đã tiến hành thanh tra 2.265 cơ sở, trong đó có 11 cơ sở sản xuất, 2.129 cơ sở buôn bán, 25 cơ sở nhập khẩu. Kết quả cho thấy: vi phạm về ghi nhãn hàng hóa chiếm nhiều nhất (66,8%); vi phạm về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (29,8%); vi phạm sở hữu công nghiệp (2,2%); vi phạm về đo lường (1,2%). Qua số liệu trên, có thể thấy, nhóm hành vi vi phạm về ghi nhãn hàng hóa đang rất phổ biến trên thị trường.

Theo ông Trần Minh Dũng – Chánh Thanh tra Bộ Khoa học - Công nghệ (KH –CN), nhiều cơ sở sản xuất không ghi nội dung nhãn đúng quy định; nhãn rách, mờ hoặc hàng nhập khẩu không có nhãn phụ. Nhãn phụ không ghi đầy đủ, không đúng. Đối với vi phạm về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Không ít doanh nghiệp không công bố hợp quy; hàng hóa có chất lượng không phù hợp quy chuẩn. Hay theo quy định, cơ sở buôn bán hàng hóa phải công bố hợp quy nhưng trên sản phẩm không gắn dấu hợp quy, điển hình như trường hợp gắn dấu lên trên mũ bảo hiểm. Đáng chú ý, hầu hết các đại lý bán hàng không tìm hiểu quy định liên quan đến chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy mà phụ thuộc hoàn toàn vào nhà sản xuất, nhập khẩu. Trong khi đó, trách nhiệm người bán hàng đã được quy định rất rõ tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Đánh giá tổng thể về thanh tra chuyên đề năm 2011, ông Trần Minh Dũng cho rằng, dù có được kết quả khả quan nhưng công tác thanh tra vẫn gặp không ít khó khăn. Hầu hết sản phẩm thiết bị điện, điện tử có gắn dấu hợp quy (CR) không đồng nhất về cách thể hiện, kích thước, màu sắc, vật liệu. Việc các hộ sản xuất kinh doanh tự in, gắn dấu hợp quy lên sản phẩm, bất chấp sản phẩm đó có được chứng nhận hợp quy hay không khiến thanh tra mất thời gian kiểm tra, xác định dấu hợp quy là thật hay giả, gắn đúng loại sản phẩm chưa? Bên cạnh đó, chế tài xử lý, trang thiết bị kỹ thuật còn nhiều hạn chế. Ví dụ: Khi đoàn thanh tra kiểm tra cơ sở kinh doanh sản phẩm dây lõi nhôm bọc nhựa, nhãn hàng hóa ghi rõ “dây nhôm dùng để cố định cây cảnh”. Nhưng khi bán, người bán hàng lại bán cho người dân sử dụng làm dây điện. Hay dây lõi nhiều sợi đồng, người mua làm dây điện nhưng sản phẩm ghi nhãn là dây loa. Dù sai chức năng sử dụng nhưng do đã “ghi nhãn” nên cơ quan chức năng rất khó xử lý. Trang thiết bị giám định, đặc biệt tại các địa phương còn thiếu. Nếu gửi lên các trung tâm đánh giá tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh thì mất thời gian khá lâu mới có kết quả. Ngoài ra, kinh phí dành cho thử nhiệm mẫu ít nên việc kiểm tra chất lượng mẫu nhằm đánh giá sự phù hợp của hàng hóa trong quá trình thanh tra không nhiều.

Trước thực tế trên, Thanh tra Bộ KH – CN kiến nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung điểm c, d khoản 1 Điều 16 Nghị định 54/2009/NĐ-CP nhằm có quy định mức phạt phù hợp đối với hành vi vi phạm “Buôn bán hành hóa phải công bố hợp quy mà không gắn dấu hợp quy trên sản phẩm”. Chỉ đạo các cơ quan liên quan cung cấp cho các địa phương danh sách cơ sở sản xuất, danh mục sản phẩm đã được chứng nhập hợp quy, công bố hợp quy. Nghiên cứu, xem xét, thống nhất quản lý dấu hợp quy. Kiến nghị không nên trao quyền tự chịu trách nhiệm cho cơ sở sản xuất – kinh doanh trong việc tự in và gắn dấu hợp quy lên sản phẩm.

Nguyễn Hải

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Ford Everest Sport bản đặc biệt màu trắng tuyết có giá bán ra sao?

Giá bán xe máy điện được điều chỉnh giảm trong tháng 4

Honda ICON e: Chọn xanh - sống chất - đi bền

Các loại xe giúp tiêu thụ ô tô tháng 3/2025 tăng hai con số

Độc, lạ nam thanh niên dành 30 ngày phượt 10.000 km

Toyota Việt Nam triệu hồi xe Wigo để cập nhật phần mềm điều khiển động cơ và thay thế ốp nắp ca-pô xe Alphard

Sản lượng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước tăng mạnh

Những mẫu xe điện khí hóa mới cập bến thị trường Việt

Di chuyển xanh- chiến lược phát triển bền vững của Honda Việt Nam

Cập nhật phần mềm điều khiển động cơ xe Wigo và thay thế ốp nắp ca-pô xe Alphard

Thuế tiêu thụ đặc biệt xe hybrid: Nên giảm ra sao?

Honda Việt Nam 'tiếp lửa đam mê' cho khách mua xe Winner X

Thuế tiêu thụ đặc biệt xe hybrid, pickup: Điều chỉnh thế nào?

Thị trường ô tô giảm giá mạnh, khách hàng hưởng lợi lớn

Ủy ban Cạnh tranh quốc gia thông tin về triệu hồi xe Honda CB650R và CBR650R

Honda ICON e: Hành trình kiến tạo tương lai giao thông xanh

Mẫu xe Omoda C5 Luxury giá gây sốc có gì đặc biệt?

Xuất xưởng chiếc xe thứ 700.000, Toyota đồng hành cùng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Toyota triệu hồi gần 3.600 xe Wigo lỗi điều khiển động cơ

Honda tính hướng khi doanh số sụt giảm tại Trung Quốc