Thứ năm 21/11/2024 20:49

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Theo Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), vào tháng 9, Nga lần đầu trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU) kể từ mùa xuân năm 2022.

RIA Novosti dựa trên dữ liệu của Eurostat cho hay, các công ty châu Âu đã mua khí đốt trị giá 1,4 tỷ Euro từ Nga vào tháng 9, cao hơn 1/3 so với tháng và năm trước. Trong đó, khoảng 40% nguồn cung đến từ khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và 60% từ khí đốt qua đường ống.

Theo Eurostat, với lượng xuất khẩu tăng vọt như vậy Nga đã trở thành nhà cung cấp “nhiên liệu xanh” chính cho EU trong tháng 9 với thị phần 23,74% so với 16,54% trong tháng 8. Điều này xảy ra lần đầu kể từ tháng 5/2022, trong khi vào thời điểm đó, khí đốt của Nga chiếm 22,9% lượng nhập khẩu của EU.

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022. Ảnh minh họa

Trong khi đó, Algeria, quốc gia mất vị trí dẫn đầu, đứng ở vị trí thứ 2 với khối lượng cung cấp giảm 15% so với tháng trước xuống còn 1,1 tỷ Euro. Vào tháng 9, Mỹ đã tăng doanh số bán hàng thêm 21% lên 990,2 triệu Euro, tăng từ vị trí thứ 5 lên vị trí thứ 3.

Na Uy vẫn đứng vị trí thứ 4 với khối lượng vận chuyển tăng 7% (lên 975 triệu Euro). Nhưng Vương quốc Anh, một trong 3 nước bán khí đốt hàng đầu ở EU trong tháng 8 đã giảm nguồn cung 2,4 lần và đứng thứ 5 với 429,2 triệu Euro.

Các nước EU, trong kế hoạch REPowerEU công bố vào mùa xuân năm 2022 đã đặt mục tiêu loại bỏ dần khí đốt qua đường ống của Nga vào năm 2027 - 2028. Tuy nhiên, kể từ đó việc nhập khẩu khí đốt của Nga đã có những thay đổi nhỏ khi tỷ trọng LNG tăng từ khoảng 1/3 lên 40% và khí đốt qua đường ống giảm từ 70% xuống 60%.

Nguồn cung cấp của Nga bao gồm cả LNG và khí đốt đường ống, chảy vào EU qua Belarus, Ukraine và qua đường ống dẫn khí TurkStream (dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ) ở Biển Đen.

Theo dữ liệu của tập đoàn năng lượng Gazprom và các tính toán của Reuters, Nga đã cung cấp tổng cộng khoảng 63,8 tỷ m3 khí đốt cho châu Âu qua các tuyến đường khác nhau vào năm 2022. Khối lượng đó giảm 55,6% xuống còn 28,3 tỷ m3 trong năm 2023. Tại thời điểm cao nhất vào năm 2018 - 2019, lưu lượng khí đốt đến khu vực châu Âu đạt khoảng 175 - 180 tỷ m3/năm.

Thanh Bình
Bài viết cùng chủ đề: Nga

Tin cùng chuyên mục

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 5)

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 2)

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 1)

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Trung tâm Điện lực Quảng Trạch: Nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

EVNCPC triển khai nhiều hoạt động trong ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’