Thứ tư 25/12/2024 00:47

Nếu không có CPTPP, doanh nghiệp Canada sẽ phải tìm kiếm cơ hội ở thị trường khác

Đó là nhận định của cựu Nghị sĩ Bryon Wilfert, thành viên Hội đồng Cố vấn Hoàng gia Canada trong buổi gặp gỡ và tọa đàm xúc tiến đầu tư và kết nối doanh nghiệp Đà Nẵng - Canada do UBND TP. Đà Nẵng phối hợp với Cơ quan Thương mại Canada (Canada Trade Link) tổ chức ngày 26/3, tại TP. Đà Nẵng.

Tại buổi tọa đàm, TP. Đà Nẵng đã giới thiệu đến các doanh nghiệp Canada những tiềm năng, lợi thế, các chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào thành phố. Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng - ông Hồ Kỳ Minh - cho biết, Đà Nẵng đã hoàn toàn sẵn sàng về cơ sở hạ tầng và nhân lực cũng như chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho việc xúc tiến hợp tác với các đối tác Canada. Đà Nẵng đang tập trung hướng đến xây dựng thành phố năng động và thân thiện với các nhà đầu tư, hướng đến chính quyền tiện tử, thành phố thông minh, tích cực mở rộng và tăng cường hợp tác toàn diện với các địa phương nước ngoài.

Cựu Nghị sĩ Bryon Wilfert: "Nếu không có CPTPP, doanh nghiệp Canada sẽ phải tìm kiếm cơ hội đầu tư, giao thương tại một thị trường khác, không phải là Việt Nam

Theo cựu Nghị sĩ Bryon Wilfert, cả Canada và Việt Nam đều đã phê chuẩn tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tạo động lực hơn nữa cho việc đặt và phát triển mối quan hệ giữa 2 quốc gia, doanh nghiệp 2 quốc gia.

“Sau CPTPP, doanh nghiệp Canada rất mong muốn được tìm hiểu hợp tác đầu tư tại Việt Nam nói chung, Đà Nẵng nói riêng trong lĩnh vực xây dựng, giáo dục và thực phẩm. CPTPP mở ra nhiều cơ hội hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp 2 quốc gia. Nếu không có hiệp định này, các doanh nghiệp Canada sẽ phải tìm kiếm cơ hội đầu tư, giao thương tại một thị trường khác, không phải là Việt Nam”, ông Bryon Wilfert nói.

Diễn dàn Doanh nghiệp Việt Nam - Canada

Cùng ngày, Phòng Thương mại và Doanh nghiệp Việt Nam tại Đà Nẵng (VCCI Đà Nẵng) phối hợp với Canada Trade Link tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Canada: Lợi thế thương mại sau CPTPP với sự tham dự của doanh nghiệp 2 quốc gia mong muốn tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư tại quốc gia còn lại.

Tại diễn đàn, các doanh nghiệp Việt Nam và Canada đã cùng thông tin các thế mạnh và nhu cầu hợp tác của mình. Trong đó, các doanh nghiệp Canada với thế mạnh về xây dựng, giáo dục và thực phẩm mong muốn được đầu tư và tìm kiếm đối tác hợp tác đầu tư vào các lĩnh vực này, đặc biệt là đẩy mạnh việc xuất khẩu thực phẩm vào Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng mong muốn tìm kiếm cơ hội trở thành đối tác cùng hợp tác trong các lĩnh vực mà Canada đang có thế mạnh, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu sang quốc gia này ở các ngành hàng như dệt may, túi xách, đồ gỗ, nhựa….

Doanh nghiệp Việt Nam - Canada kết nối kinh doanh (B2B)

Giám đốc VCCI Đà Nẵng - ông Nguyễn Tiến Quang - cho rằng, trong mối quan hệ ngoại giao, Việt Nam - Canada đã đạt đến cột mốc tốt đẹp nhất. Mối quan hệ này tạo nền tảng thuận lợi cho doanh nghiệp 2 nước hợp tác, giao thương. “Cả Việt Nam và Canada đều là những thành viên tích cực của CPTPP. Hiệp định này có hiệu lực chắc chắn sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp 2 nước trong thời gian tới. Việc Việt Nam tích cực tham gia CPTPP nói riêng, các FTA nói chung khẳng định việc Việt Nam sẵn sàng tham gia vào sân chơi hội nhập với những quy tắc chung (WTO) và riêng cho từng FTA”, ông Nguyễn Tiến Quang chia sẻ thêm.

Theo ông David Joseph Devine - cựu Đại sứ Canada tại Việt Nam: CPTPP mang tính chất rất đặc biệt, bởi bên cạnh WTO thì CPTPP có chiều sâu hơn rất nhiều, dành cho một khu vực cụ thể với luật chơi và quy tắc riêng trong quy tắc chung của WTO. Trong khối CPTPP gồm Việt Nam, Canada và 9 quốc gia khác cùng thảo luận với nhau để xem xét tìm ra cơ hội hợp tác giữa các bên. “Điều quan trọng sau CPTPP là làm sao để doanh nghiệp hai quốc gia khai thác và tận dụng được các cơ hội mà hiệp định này đã mang lại để cùng hợp tác và phát triển”, ông David Joseph Devine nói.

Theo Cơ quan Thống kê Canada, năm 2018, tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Canada ước đạt 6,36 tỷ CAD, tăng 4,2% so với 2017; trong đó, Việt Nam xuất siêu ước khoảng 4,34 tỷ CAD.

Vũ Lê

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Phòng vệ thương mại: Tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các ngành sản xuất

Ocean City tổ chức hội chợ xuân Giảng Võ, quy tụ gần 200 gian hàng Việt Nam và Quốc tế

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Thương mại điện tử: Khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Phòng vệ thương mại triển khai đồng bộ, toàn diện: Tiền đề giúp khơi thông nguồn lực phát triển

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang