Chủ nhật 11/05/2025 01:49

Nên bổ sung sữa hạt, phô mai vào chương trình sữa học đường

Hiệp hội Sữa Việt Nam vừa lên tiếng kiến nghị Chính phủ và các bộ ngành đưa các chế phẩm sữa khác vào chương trình sữa học đường thay vì chỉ sữa tươi tiệt trùng như hiện nay.
(Ảnh minh họa: TTXVN)

Nhiều sự chọn lựa

Chương trình Sữa học đường của Chính phủ ban hành năm 2016 có mục tiêu quan trọng và nhân văn cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em mẫu giáo và tiểu học thông qua hoạt động cho trẻ em uống sữa hàng ngày nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ em Việt Nam, góp phần phát triển nguồn nhân lực trong tương lai.

Đề án đặt mục tiêu đến năm 2020, 100% số học sinh mẫu giáo và tiểu học của các huyện nghèo, 70% số học sinh mẫu giáo và tiểu học ở vùng thành thị, nông thôn được uống sữa theo chương trình.

Về chỉ tiêu cụ thể, đến năm 2020 sẽ tăng tỷ lệ protein động vật/protein tổng số của khẩu phần trẻ em mẫu giáo và tiểu học; đáp ứng nhu cầu sắt, canxi, vitamin D của trẻ em mẫu giáo và tiểu học thêm 30%.

Mới đây, Chính phủ đã giao Bộ Y tế có hướng dẫn quy chuẩn về sữa sử dụng trong chương trình Sữa học đường.

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử VietnamPlus, ông Trần Quang Trung, Chủ tịch Hiệp hội sữa Việt Nam, cho rằng mục tiêu quan trọng của chương trình là phòng chống suy dinh dưỡng, thấp còi ở trẻ em và sữa đáp ứng được các chỉ tiêu đặt ra về hàm lượng protein, sắt, canxi, vitamin D. Vì thế, không nhất thiết phải là sữa tươi mà miễn là các chế phẩm khác từ sữa có thể đáp ứng các yêu cầu này, như các loại sữa hạt, sữa chua, phô mai.

Viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng khuyến nghị các phụ huynh cho con bổ sung đa dạng các chế phẩm từ sữa, gồm sữa tươi, sữa chua, phô mai... để đảm bảo đủ dinh dưỡng vừa thay đổi khẩu vị cho trẻ.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều trẻ bị dị ứng với sữa, cơ địa không tiêu hóa được đường lactose có trong sữa tươi nên sẽ chỉ có thể uống được các loại sữa hạt. “Vì thế, nếu thực hiện đa dạng các chế phẩm sữa trong chương trình Sữa học đường sẽ vừa đảm bảo được các mục tiêu cải thiện tầm vóc mà Chính phủ đề ra, vừa đa dạng bữa ăn và đa dạng sự lựa chọn cho trẻ,” ông Trung nhận định.

Ông Trần Quang Trung cho rằng việc mở rộng xã hội hóa sẽ giúp cho nhiều hơn số trẻ vùng khó có cơ hội tham gia sữa học đường

Cơ hội để xã hội hóa Sữa học đường

Để thực hiện chương trình Sữa học đường, giải pháp được Chính phủ đề ra là thực hiện các chính sách khuyến khích, đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực, các tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp tham gia, đặc biệt tại các huyện nghèo, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn.

Nguồn kinh phí thực hiện chương trình bao gồm huy động sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; đóng góp của gia đình và cộng đồng; sự hỗ trợ của ngân sách địa phương theo khả năng cân đối. Tuy nhiên, đến thời điểm này mới có 13 tỉnh, thành phố đã và đang triển khai chương trình.

Do đó, việc mở rộng các chế phẩm sữa, theo ông Trung, là sẽ tạo cơ hội cho rất nhiều doanh nghiệp sản xuất sữa chua, phô mai, sữa hạt tham gia xã hội hóa, đồng hành cùng Chính phủ trong chương trình ý nghĩa này.

“Điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ có thêm cơ hội cho nhiều hơn nữa trẻ em Việt Nam được uống sữa học đường, thay vì chỉ có trẻ em ở 13 tỉnh, thành như hiện nay. Không phải địa phương nào cũng có thể tự cân đối được ngân sách để cho trẻ em tỉnh mình uống sữa, nhất là các tỉnh vùng sâu vùng xa. Vì thế, tạo điều kiện để mở rộng xã hội hóa là rất quan trọng,” ông Trung phân tích.

Trước những ý kiến băn khoăn về việc liệu sử dụng sữa chua, phô mai vào chương trình sữa học đường có đảm bảo được chất lượng khi đến tay học sinh vì những chế phẩm này hạn sử dụng ngắn và khó bảo quản, ông Trung cho rằng điều này sẽ được nhà cung cấp cam kết đảm bảo.

“Hiện các sản phẩm này vẫn được các doanh nghiệp phân phối tiêu thụ trên mọi vùng miền của cả nước, nghĩa là họ vẫn phải có biện pháp để vận chuyển và đảm bảo chất lượng sản phẩm của mình đến tay người mua hàng. Khi tham gia chương trình Sữa học đường, doanh nghiệp sẽ phải cam kết chịu trách nhiệm về vấn đề đảm bảo chất lượng chế phẩm sữa đến tận tay học sinh khi các em sử dụng,” ông Trung nói.

Theo Báo VietnamPlus

Tin cùng chuyên mục

Trường Đại học Gia Định đón nhận kiểm định bốn ngành học

Ga Hải Phòng chính thức trở thành điểm du lịch

Bộ Nội vụ trình phương án sắp xếp cấp xã năm 2025

Thời tiết hôm nay 10/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Thời tiết biển hôm nay 10/5/2025: Gió đông bắc mạnh dần

Doanh thu 'Viết tiếp câu chuyện hòa bình' tháng 4 sẽ dành tặng cựu chiến binh

Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện: Xã sẽ nhận thêm 120 việc

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nam tính lại vốn đầu tư cao tốc

Ông Trần Sỹ Thanh: Báo chí là đối tác chiến lược của Thủ đô Hà Nội

Thiếu tướng Nguyễn An Phong giữ chức Chính ủy Hải quân

Khi ‘lòng xe điếu’ được chứng nhận sản phẩm gia truyền nổi tiếng quốc gia’?

Bàn giao chức Phó Chính ủy Quân khu 3 giữa hai Thiếu tướng

Trung tướng Đào Tuấn Anh giữ chức Tư lệnh Quân đoàn 34

Đại biểu đề xuất đánh thuế vào một mặt hàng liên quan thói quen trăm triệu người

Mận cherry Sơn La đổ bộ Hà Nội, giá siêu rẻ

Đề xuất nhân rộng mô hình trồng lúa phát thải thấp

Đảng bộ Tiểu đoàn DK1 bước vào nhiệm kỳ mới

70 năm ngành điện Hải Phòng: Dòng điện của niềm tin và khát vọng...

Trung tâm dạy thêm mọc như 'nấm sau mưa': Cảnh báo khoảng trống quản lý

Company Day 2025: Bệ phóng cho sinh viên bước vào ngành dầu khí