Chủ nhật 27/04/2025 21:39

Kết quả xác minh của huyện Hoài Đức về vụ sữa Núi Tản Ba Vì

UBND huyện Hoài Đức (TP. Hà Nội) cho biết, từ đầu tháng 9/2024 đến nay, trên địa bàn huyện không có học sinh nào ngộ độc do sử dụng sữa học đường.

Liên quan tới thông tin về một số học sinh bị ngộ độc do sử dụng sữa học đường, trưa 27/9, trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Vương Văn Lâm, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hoài Đức cho biết, UBND huyện đã có kết quả xác minh ban đầu về sự việc này.

Theo báo cáo, năm học 2024-2025, trên địa bàn huyện có 44/81 trường với 19.468 học sinh sử dụng sản phẩm sữa của Công ty Cổ phần Sữa Núi Tản Ba Vì. Trong đó, có 32/33 trường mầm non; 10/26 trường tiểu học; 2/22 trường trung học cơ sở.

Ông Vương Văn Lâm, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hoài Đức. Ảnh: Tuoitrethudo

“Qua báo cáo y tế học đường của các nhà trường; nắm bắt tình hình tại sổ thăm khám bệnh tại các trạm y tế xã, thị trấn trên địa bàn năm học 2023-2024 và từ đầu tháng 9/2024 đến nay không có học sinh bị rối loạn tiêu hóa do sử dụng sữa”, ông Vương Văn Lâm thông tin.

Ông Vương Văn Lâm cho biết, hiện tại hoạt động dạy và học; việc tổ chức công tác nuôi dưỡng, bán trú tại nhà trường vẫn diễn ra bình thường; dư luận phụ huynh trên địa bàn huyện đều đồng tình với việc vào cuộc và chỉ đạo giải quyết kịp thời của UBND huyện.

Trong thời gian tới, UBND huyện Hoài Đức tiếp tục chỉ đạo Phòng Y tế và Giáo dục và Đào tạo tổng hợp ý kiến của các nhà trường, đề nghị cơ quan có thẩm quyền kiểm tra chất lượng đối với sản phẩm sữa của Công ty Cổ phần Sữa Núi Tản Ba Vì để có cơ sở báo cáo UBND thành phố và thông tin đến các cơ quan báo chí cũng như các bậc cha mẹ học sinh.

Bên trong cơ sở sản xuất sữa của Công ty Cổ phần Sữa Núi Tản Ba Vì. (Ảnh: Phong Vân)

“Trong quá trình chờ kết luận của các cơ quan có thẩm quyền UBND huyện đã chỉ đạo các nhà trường thực hiện đúng quy định và phải đảm bảo chất lượng các bữa ăn bán trú của học sinh trên địa bàn huyện”, ông Vương Văn Lâm thông tin.

Trước đó, ngay sau khi tiếp nhận thông tin, ông Vương Văn Lâm cho biết, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các nhà trường họp ban đại diện Hội cha mẹ học sinh để bàn và giải quyết những ý kiến liên quan đến vấn đề sử dụng sữa trong bữa ăn bán trú.

Các nhà trường đã tổ chức họp và thống nhất với hội cha mẹ học sinh tạm dừng sử dụng sữa của Công ty Cổ phần Sữa Núi Tản Ba Vì từ ngày 25/9/2024 để chờ các cơ quan chức năng kiểm tra và công khai kết quả liên quan đến chất lượng sản phẩm sữa.

Bên cạnh đó, UBND huyện Hoài Đức đã chỉ đạo phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Y tế huyện kiểm tra, rà soát các nhà trường, trong đó tập trung các nội dung quy trình lựa chọn đơn vị cung ứng thực phẩm.

Căn cứ vào Nghị quyết 03/2024/NQ-HĐND ngày 29/3/2024 của HĐND TP. Hà Nội; Công văn số 3019/SGDĐT-GDMN ngày 30/8/2024 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về việc hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn giáo dục mầm non năm học 2024-2025, các nhà trường thực hiện quy trình lựa chọn sữa (nói riêng) và thực phẩm như cá, thịt (nói chung) đúng theo quy định.

“Theo các văn bản trên thì việc lựa chọn các sản phẩm đưa vào phục vụ bữa ăn bán trú là thẩm quyền của lãnh đạo nhà trường trên cơ sở thống nhất bằng văn bản với phụ huynh học sinh”, ông Vương Văn Lâm thông tin.

Theo ông Vương Văn Lâm, các nhà trường đã thành lập hội đồng lựa chọn đơn vị cung cấp thực phẩm gồm các thành viên, gồm: Ban giám hiệu nhà trường; đại diện giáo viên, đại diện người nấu bếp, nhân viên y tế, đại diện cha mẹ học sinh.

Các trường đều có thông báo công khai mời các nhà cung cấp, sau đó tổng hợp hồ sơ, đưa ra xét duyệt. Việc chọn sản phẩm sữa có sự thống nhất bằng văn bản của phụ huynh học sinh từng lớp và đại diện cha mẹ học sinh toàn trường. Việc tổ chức lựa chọn các sản phẩm và nhà cung ứng được các nhà trường thực hiện theo đúng quy định theo các văn bản nêu trên.

UBND huyện Đan Phượng cho biết, trên địa bàn huyện không có vụ ngộ độc thực phẩm nào trong các trường có tổ chức ăn bán trú.

Được biết trước đó, ngày 25/9/2024, UBND huyện Đan Phượng đã có Công văn số 2106/UBND-GD gửi Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông, gián tiếp khẳng định thông tin một số học sinh ngộ độc do sử dụng sữa học đường là sai sự thật. Theo Công văn số 2106/UBND-GD của UBND huyện Đan Phượng, trong những ngày qua, trên địa bàn huyện Đan Phượng có dư luận của một số phụ huynh học sinh băn khoăn về chất lượng sữa học đường.

“Hiện tại, trên địa bàn huyện không có vụ ngộ độc thực phẩm nào trong các trường có tổ chức ăn bán trú. Tuy nhiên, để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện nói chung và các nhà trường nói riêng, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng kiểm tra, nắm bắt tình hình để làm rõ vấn đề dư luận phản ánh”, Công văn số 2106/UBND-GD của UBND huyện Đan Phượng cho biết.

Phong Vân
Bài viết cùng chủ đề: Giáo dục và đào tạo

Tin cùng chuyên mục

Công khai danh sách 259 doanh nghiệp nợ thuế tại Thanh Hóa

Cưỡng chế thuế Công ty CP Khoáng sản PA tại Đắk Lắk

Thành phố Huế: Khởi tố đối tượng làm giả sổ đỏ để lừa đảo

Cưỡng chế thuế Công ty vật liệu xây dựng Bồ Sao tại VĩnhPhúc

Cưỡng chế thuế Công ty Thế Anh Phát tại Nghệ An

Công khai danh sách 42 doanh nghiệp nợ thuế tại Sơn La

TP. Cần Thơ: Công khai 140 doanh nghiệp nợ thuế hơn 50 tỷ đồng

Phát hiện số lượng cực lớn sản phẩm của Công ty Herbitech nghi hàng giả, thu lợi 230 tỷ đồng

Công an Thanh Hóa thông tin mới nhất về vụ sản xuất 21 loại thuốc giả

Công ty Triệu Phúc Thịnh tại Long An bị cưỡng chế thuế

Sẽ tạm hoãn xuất cảnh đại diện 6 doanh nghiệp nợ thuế tại Đắk Lắk

Đồng Nai: Tôn Phương Nam và SADAKIM bị xử phạt, buộc di dời nhà máy

Cưỡng chế thuế Công ty bông vải sợi Hải Yến tại Hà Nam

Cưỡng chế thuế hai doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh

Cưỡng chế thuế Công ty vật liệu xây dựng Phi Khánh

Cưỡng chế thuế Công ty đầu tư xây dựng phát triển Trường Thành

Cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn Công ty Xuân Quỳnh

Quảng Bình: Bắt 11 đối tượng trong đường dây đánh bạc 300 tỉ đồng

Công khai danh sách 29 doanh nghiệp tại Sơn La nợ thuế

Cưỡng chế thuế Công ty Long Vũ tại Đắk Nông