Chủ nhật 24/11/2024 21:50

Nâng cao hiệu quả thực hiện Kết luận số 36 của Bộ Chính trị về đảm bảo an ninh nguồn nước

Sáng 9/11 tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo Nâng cao hiệu quả thực hiện Kết luận số 36 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn hồ đập.

Hội thảo Nâng cao hiệu quả thực hiện Kết luận số 36-KL/TW của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn hồ đập được tổ chức bởi Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) và Hội Thủy lợi Việt Nam tổ chức với sự tham dự của gần 50 chuyên gia là các nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực tài nguyên môi trường, phòng chống thiên tai..

Ngày 23/6/2022 Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 36-KL/TW về bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn hồ đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Theo đó, bên cạnh những thành quả đạt được, Bộ Chính trị đánh giá công tác bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước của nước ta vẫn còn nhiều hạn chế như: Công tác quản trị nguồn nước của Việt Nam còn yếu, chưa hiệu quả, ý thức, trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, địa phương và người dân trong việc quản lý, khai thác, sử dụng nước chưa cao, ô nhiễm nguồn nước ngày càng nghiêm trọng.

Đặc biệt, hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách liên quan đến bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước còn thiếu, chưa đồng bộ. Nhiều công trình thủy lợi đã và đang xuống cấp, rủi ro, mất an toàn đập, hồ chứa nước có xu hướng gia tăng. Việc phát triển công nghiệp, đô thị trong thời gian qua chưa gắn với bảo đảm an ninh nguồn nước, làm suy giảm số lượng, chất lượng nguồn nước, thậm chí gây mất an ninh nguồn nước. Hợp tác quốc tế về bảo đảm an ninh nguồn nước hiệu quả chưa cao…

TSKH.Phan Xuân Dũng- Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam cho biết “Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên nước phong phú với tổng lượng nước mặt trung bình khoảng 840 nghìn tỷ m3/năm. Với hơn 7.500 đập, hồ chứa nước đã tạo nên dung tích chứa nước trên 70 tỷ m3. Tuy nhiên nguồn nước của Việt Nam đang sụt giảm do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, sự phụ thuộc nhiều vào nguồn nước sản sinh từ bên ngoài lãnh thổ, cùng với đó là thoái hóa rừng, quá trình đô thị hóa, quá trình phát triển kinh tế-xã hội… ô nhiễm nguồn nước đã làm suy giảm chất lượng nguồn nước”.

TSKH. Phan Xuân Dũng phát biểu tại Hội thảo

Trước thực trạng trên, thời gian qua nhà nước đã bố trí 16.000 tỷ đồng để sửa chữa, nâng cấp đảm bảo an toàn cho hơn 800 hồ chứa. Tuy nhiên vẫn còn đến 1.200 hồ chứa bị hư hỏng xuống cấp, chưa sửa chữa, nâng cấp, trong đó có 200 hồ chứa bị hư hỏng nghiêm trọng cần xử lý cấp bách. Như vậy, thời gian tới nếu không có giải pháp đột phá, Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ mất an ninh nguồn nước, mất an toàn đập, hồ chứa nước, điều này sẽ ản hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân và phát triển kinh tế-xã hội”, TSKH Phan Xuân Dũng nhấn mạnh.

Tại Hội thảo, GS.TS. Đào Xuân Học - Chủ tịch Hội Thuỷ lợi Việt Nam đã đặt ra câu hỏi Vai trò điều phối của bộ Tài nguyên và Môi trường có thực sự phù hợp?

Theo GS.TS Đào Xuân Học thì chúng ta có sự hiểu lầm lớn về chức năng của Bộ - cơ quan quản lý nhà nước: Thuỷ lợi không chỉ phục vụ cho riêng ngành Nông nghiệp, cũng như năng lượng không chỉ phục vụ riêng cho ngành công nghiệp. Thuỷ lợi hay năng lượng đều phục vụ cho nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau để phát triển dân sinh kinh tế xã hội. Các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hay Bộ Công thương đều là các cơ quan quản lý nhà nước về những phần việc được Chính phủ giao, là đơn vị quản lý đa ngành, không thể xem như là “Hộ sử dụng” cho các ngành đơn lẻ để cần có Bộ Tài nguyên và Môi trường đứng ra làm nhiệm vụ điều phối và thực tế có điều phối được không?

Muốn bảo vệ, khai thác và phát triển nguồn nước phải nghiên cứu quy hoạch lưu vực sông, tính toán cân bằng nước trên cả một vùng rộng lớn thì từ đó mới đề ra chiến lược, xây dựng quy hoạch và kế hoạch đúng đắn”, GS. TS Đào Xuân Học chia sẻ.

GS.TS Đào Xuân Học đặt ra câu hỏi về tính phù hợp vai trò điều phối của bộ Tài nguyên và Môi trường

GS.TS Đào Xuân Học nhấn mạnh: “Không thể không làm quy hoạch cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long mà không tính đến tình hình thượng nguồn sông Mê Kông mà có thể đề ra chiến lược cũng như kế hoạch giải quyết các vấn đề phòng chống lũ, lụt, xâm nhập cải tạo chua phèn, cấp nước và tiêu nước cho đồng bằng sông Cửu Long”.

Còn theo đại diện Viện Quy hoạch thủy lợi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì cần có giải pháp phi công trình và công trình. Trong đó,cần phải lập mới, điều chỉnh quy hoạch đô thị theo hướng lợi dụng ưu thế tự nhiên để tăng mức độ thích nghi; Phân lưu vực tiêu thoát nước hợp lý có tính đến yếu tố liên kết vùng; Nâng cao năng lực của chính quyền đô thị; Rà soát các dự án thoát nước tại các thành phố, đô thị; Ưu tiên vốn để cải tạo, sửa chữa hệ thống thoát nước cũ;..

Hội thảo đã ghi nhận các ý kiến đóng góp, các giải pháp được các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu, tư vấn chính sách về chuyên ngành đưa ra. Đây sẽ là những luận cứ khoa học góp phần nâng cao hiệu quả thực thi Kết luận số 36-KL/TW của Bộ Chính trị trong thời gian tới.

Tại Kết luận số 36-KL/TW Bộ Chính trị đã yêu cầu thực hiện các mục tiêu cụ thể giai đoạn đến năm 2025, 2030, 2045, gồm:

Đến năm 2025: Hoàn thành việc lập quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành liên quan đến nước; 95% hộ gia đình ở thành thị và 60% hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn; giải quyết cơ bản tình trạng thiếu nước sinh hoạt, nước cho sản xuất, đặc biệt là các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, miền núi phía Bắc; cơ bản sửa chữa, nâng cấp bảo đảm an toàn các đập, hồ chứa nước bị hư hỏng, xuống cấp, chưa đủ khả năng chống lũ theo thiết kế.

Đến năm 2030: Cân đối đủ nước phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội; 100% hộ gia đình ở thành thị và 80% hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn. Giải quyết căn bản nước sinh hoạt cho các đảo có đông dân cư; hoàn thiện đồng bộ hệ thống công trình điều tiết nước mặn, nước ngọt, tích trữ nước trên các lưu vực sông lớn; hoàn thành sửa chữa, nâng cấp các đập, hồ chứa nước hư hỏng, xuống cấp, thiếu năng lực phòng, chống lũ; bước đầu khắc phục tình trạng suy thoái, ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng tại một số lưu vực sông, hệ thống công trình thuỷ lợi lớn; chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng và vận hành hệ thống theo dõi, đánh giá, giám sát an ninh nguồn nước quốc gia theo phương thức quản trị nguồn nước của quốc tế.

Đến năm 2045: Chủ động được nguồn nước phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn; dự báo, cảnh báo dài hạn để xử lý ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu; kiểm soát và khắc phục tình trạng suy thoái, ô nhiễm nguồn nước tại các lưu vực sông, hệ thống công trình thuỷ lợi; hoàn thiện chính sách về nước đồng bộ, thống nhất liên ngành, liên vùng, bảo đảm an ninh nguồn nước.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: an toàn hồ đập

Tin cùng chuyên mục

Cận cảnh cây cầu trị giá hơn 1.800 tỷ đồng sau một năm thi công

Hải Phòng: Cháy lớn thiêu rụi nhà xưởng tại khu công nghiệp Tràng Duệ

Trung tướng Khuất Duy Tiến, Anh hùng Lực lượng vũ trang đã từ trần

Nhân sự địa phương: Nghệ An có tân Chủ tịch HĐND; Ban Bí thư chuẩn y lãnh đạo nhiều tỉnh, thành

Dự báo thời tiết biển hôm nay 24/11/2024: Có mưa rào và dông rải rác trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 24/11/2024: Các tỉnh miền Bắc trời trở lạnh

Trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho hai phi công vụ máy bay Yak-130 rơi

Sôi động thị trường lao động tại các khu công nghiệp dịp cuối năm

Khẩn trương xóa nhà tạm, nhà dột nát: Thực hiện giấc mơ an cư cho người nghèo

Khói lửa bốc cháy dữ dội bao trùm 1.000 m2 công ty gỗ ở Bình Dương

Ngành Thanh tra: Phát huy truyền thống, không ngừng phát triển

Nhân sự 22/11: Liên đoàn Bóng đá Việt Nam thay nhân sự chủ chốt; Bình Phước có tân nữ Bí thư Tỉnh

Dự báo thời tiết biển hôm nay 23/11/2024: Có gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 23/11/2024: Bắc Bộ nhiệt độ hạ thấp, Nam Bộ ngày nắng

Mức hỗ trợ người có công xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở

Viettel tuyển thẳng 101 tài năng công nghệ từ hơn 3.000 hồ sơ ứng tuyển

Chạy thử nghiệm 3 làn thu phí không dừng tại sân bay Nội Bài

Việt Nam - Lào - Campuchia tổ chức diễn tập cứu hộ, cứu nạn

Liên đoàn Lao động 5 tỉnh đồng bằng sông Hồng bổ sung hơn 2.400 thỏa ước lao động tập thể

Hội thảo khoa học quốc gia ‘Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh'