Đã đến lúc Việt Nam cần báo động về tài nguyên nước

Việt Nam đang gặp phải nhiều thách thức trong an ninh nguồn nước. Nếu không có giải pháp gìn giữ nguồn tài nguyên sẽ khó đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
Quy định về điều tra cơ bản tài nguyên nước Quy định mới về tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

5 thách thức lớn đang đối mặt

Ông Trần Chí Trung - Giám đốc Viện Tài nguyên nước và Môi trường Đông Nam Á – cho biết: Việt Nam đang đối mặt với 5 thách thức lớn về an ninh nguồn nước, đó là: Nguồn nước mặt phụ thuộc nhiều vào nguồn nước ngoại sinh; tác động lớn của thiên tai và biến đổi khí hậu; hoạt động sản xuất, sinh hoạt gia tăng xả thải; vấn đề bảo vệ nguồn sinh thủy; hiệu quả sử dụng nước thấp, chưa tiết kiệm.

Việt Nam đang gặp phải nhiều thách thức trong an ninh nguồn nước
Việt Nam đang gặp phải nhiều thách thức trong an ninh nguồn nước. Ảnh: H.L

Giám đốc Viện Tài nguyên nước và Môi trường Đông Nam Á phân tích, Việt Nam hạn chế về quyền chủ động đối với nguồn nước, do có tới 63% tổng lượng nước mặt là ngoại sinh. Trong khi đó, những quốc gia ở thượng nguồn các sông quốc tế triển khai đầu tư xây dựng hoặc có kế hoạch gia tăng sử dụng nước, xây dựng hồ thủy điện, công trình lấy nước, công trình chuyển nước liên lưu vực sông đều có tác động đến biến đổi dòng chảy về nước ta.

Theo kết quả nghiên cứu của Hội đồng Ủy hội sông Mê Công quốc tế, khi các công trình thủy điện hoàn thành xây dựng, đi vào vận hành sẽ tác động bất lợi rất lớn đối với Việt Nam. Dự kiến, lượng phù sa, chất dinh dưỡng, môi trường, sinh kế người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long có thể giảm 97% vào năm 2040.

Đáng chú ý, tác động của biến đổi khí hậu đang hiện hữu và ngày càng tăng gây sức ép lên tài nguyên nước của Việt Nam. Không còn là dự đoán, những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã khiến tình trạng mặn xâm nhập diễn biến càng xấu hơn; hạn hán kéo dài hơn, mưa lũ khủng khiếp hơn... và những gì xảy ra ở cơn bão số 3 vừa qua là hệ quả nhìn thấy rõ nét nhất.

Giới chuyên gia cảnh báo, nếu Việt Nam không giải quyết triệt để các vấn đề nêu trên thì nguy cơ thiếu nước là rõ ràng và ở mức nghiêm trọng. Suy thoái, cạn kiệt nguồn nước mặt, nước ngầm, thiếu nước, khan hiếm nước trở nên phổ biến hơn. Đến năm 2045, Việt Nam sẽ là quốc gia căng thẳng về tài nguyên nước.

Giải pháp để đạt mục tiêu phát triển bền vững

Số liệu thống kê cho thấy, tổng lượng nước bình quân trên đầu người của Việt Nam vào khoảng 8.610 m3/người/năm, cao hơn so với tiêu chuẩn của khu vực và trên toàn cầu. Tuy nhiên, nếu chỉ xét nguồn nước nội sinh, Việt Nam đang là quốc gia thiếu nước do tổng lượng nước bình quân trên đầu người chỉ đạt 3.280- 4.200m3/người/năm, thấp hơn so với trung bình của Đông Nam Á là 4.900 m3/người/năm và mức bình quân toàn cầu 4.000 m3/người/năm.

Vấn đề an ninh và quản lý nguồn nước ngày càng trở nên quan trọng, do vậy bảo vệ an ninh nguồn nước là trọng tâm để đạt những mục tiêu phát triển bền vững”, ông Trần Chí Trung nhấn mạnh; đồng thời cho biết thêm, ngày 23/6/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 36-KL/TW về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

Bộ Chính trị yêu cầu thực hiện mục tiêu tổng thể: Bảo đảm số lượng, chất lượng nước phục vụ dân sinh trong mọi tình huống; đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất, kinh doanh của các ngành, lĩnh vực, đặc biệt ngành kinh tế quan trọng, thiết yếu; mọi người dân, mọi đối tượng được tiếp cận, sử dụng nước công bằng, hợp lý...

Kết luận số 36-KL/TW cũng đưa ra 9 nhóm nhiệm vụ và giải pháp, đó là: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới; hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước; nâng cao chất lượng công tác quy hoạch thuỷ lợi, tài nguyên nước và điều tra cơ bản, đánh giá trữ lượng nguồn nước; chủ động tích trữ, điều hòa, phân phối nguồn nước, đáp ứng yêu cầu sử dụng nước phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý, vận hành, bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước; phòng, chống, giảm thiểu tác động bất lợi do thiên tai liên quan đến nước và biến đổi khí hậu; nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học - công nghệ; chuyển đổi số trong bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước; đẩy mạnh hợp tác quốc tế về bảo đảm an ninh nguồn nước.

Hiện nay Kết luận số 36-KL/TW đã được phổ biến quán triệt sâu rộng đến các cấp, ngành. Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Kết luận số 36-KL/TW (Quyết định 1535 /QB-TTg). Một số bộ, ngành, địa phương đã ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Kết luận số 36-KL/TW.

Theo đó, một số định hướng giải pháp góp phần thực hiện các nhóm nhiệm vụ quan trọng của Kết luận số 36-KL/TW được đề xuất là: Quy định phân công, phân cấp rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước, nguồn nước với trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch, xây dựng, vận hành công trình thủy lợi, thủy điện, cấp nước đô thị, cấp nước nông thôn; quản lý tài nguyên nước bằng công cụ kinh tế, như cơ chế khuyến khích khai thác đa mục tiêu công trình thủy lợi, thực hiện xã hội hóa đầu tư phát triển, tích trữ nước và phục hồi nguồn nước.

Bên cạnh đó, đầu tư khép kín, hoàn chỉnh hệ thống công trình thuỷ lợi, bảo đảm chủ động trữ nước ngọt, điều hòa, phân phối nguồn nước; xây dựng mới các đập, hồ chứa nước, công trình điều tiết nguồn nước tại các vùng thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, nhất là ở vùng Nam Trung bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long; xây dựng, hoàn thiện công trình cấp, thoát nước sinh hoạt nông thôn, đô thị; áp dụng giải pháp tiết kiệm nước, tái sử dụng nước, giám sát sử dụng nước sinh hoạt và sản xuất để giảm thất thoát, lãng phí.

Ngoài ra, cần nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý tài nguyên nước; ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số trong quản lý vận hành công trình khai thác nguồn nước; áp dụng các giải pháp bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn sinh thủy.

Trên thế giới, khoảng 1/3 quốc gia đang bị thiếu nước, dự báo đến năm 2025 con số này sẽ tăng lên 2/3 với khoảng 35% dân số thế giới rơi vào tình cảnh thiếu nước nghiêm trọng. Ở Việt Nam, lượng mưa trung bình năm khoảng 1.940-1.960 mm (tương đương 640 tỷ m3/năm), nằm trong số quốc gia có lượng mưa lớn trên thế giới, nhưng vì là quốc gia nằm về phía cuối của các con sông lớn, chảy qua địa phận nhiều nước nên có yếu tố bất lợi là lượng nước mặt phụ thuộc lớn vào nguồn nước ngoại sinh.
Tâm An
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: an ninh nguồn nước

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Duy Mạnh sẽ rút đơn kiện Mercedes, chuẩn bị ra ca khúc

Duy Mạnh sẽ rút đơn kiện Mercedes, chuẩn bị ra ca khúc 'Bố chuột'

Ca sĩ Duy Mạnh tiếp tục lên tiếng bày tỏ thái độ bức xúc về vụ kiện hãng xe Mercedes-Benz trước sự thiếu trách nhiệm trong việc xử lý sự cố cháy xe của mình.
SEA-PLM 2024: Học sinh Việt Nam đứng top đầu khu vực

SEA-PLM 2024: Học sinh Việt Nam đứng top đầu khu vực

Học sinh tiểu học Việt Nam tiếp tục nằm trong top đầu ở cả 3 lĩnh vực Toán, Đọc hiểu và Viết so với các nước khu vực Đông Nam Á.
Dự án khởi nghiệp: Trợ lực từ vốn mồi

Dự án khởi nghiệp: Trợ lực từ vốn mồi

Việc hỗ trợ nguồn vốn sẽ giúp các nhóm sinh viên hoàn thiện và hiện thực hóa các dự án khởi nghiệp hướng đến khởi tạo doanh nghiệp tạo tác động xã hội.
Trường Đại học Gia Định đón nhận kiểm định bốn ngành học

Trường Đại học Gia Định đón nhận kiểm định bốn ngành học

Trường Đại học Gia Định đón nhận kiểm định chất lượng cho bốn ngành học, khẳng định cam kết về đào tạo chất lượng cao trong năm 2025.
Ga Hải Phòng chính thức trở thành điểm du lịch

Ga Hải Phòng chính thức trở thành điểm du lịch

Sáng 10/5, tại thành phố Hải Phòng đã tổ chức Lễ công bố Ga Hải Phòng trở thành “Điểm du lịch” và khai trương đoàn tàu mang tên “Hoa Phượng Đỏ”.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Nội vụ trình phương án sắp xếp cấp xã năm 2025

Bộ Nội vụ trình phương án sắp xếp cấp xã năm 2025

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà ký tờ trình gửi Chính phủ bao gồm nội dung về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã năm 2025.
Thời tiết hôm nay 10/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Thời tiết hôm nay 10/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Thời tiết hôm nay 10/5, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có những nơi mưa to hoặc rất to. Riêng phía Đông Bắc Bộ ngày 11/5 có mưa vài nơi.
Thời tiết biển hôm nay 10/5/2025: Gió đông bắc mạnh dần

Thời tiết biển hôm nay 10/5/2025: Gió đông bắc mạnh dần

Dự báo thời tiết biển hôm nay 10/5/2025, Vịnh Bắc Bộ và vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió chuyển hướng đông bắc và hoạt động mạnh dần lên.
Doanh thu

Doanh thu 'Viết tiếp câu chuyện hòa bình' tháng 4 sẽ dành tặng cựu chiến binh

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung sẽ dùng doanh thu nhạc số của ca khúc "Viết tiếp câu chuyện hoà bình" trong tháng 4 để tặng cho cựu chiến binh.
Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện: Xã sẽ nhận thêm 120 việc

Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện: Xã sẽ nhận thêm 120 việc

Theo Bộ Nội vụ, sau khi sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, cấp xã/phường dự kiến sẽ nhận thêm 120 nhiệm vụ.
Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nam tính lại vốn đầu tư cao tốc

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nam tính lại vốn đầu tư cao tốc

Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nam tính toán lại chi phí đầu tư tuyến cao tốc theo quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, trước khi trình Thủ tướng xem xét hỗ trợ vốn.
Ông Trần Sỹ Thanh: Báo chí là đối tác chiến lược của Thủ đô Hà Nội

Ông Trần Sỹ Thanh: Báo chí là đối tác chiến lược của Thủ đô Hà Nội

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết, báo chí không chỉ là công cụ truyền thông mà là đối tác chiến lược, đồng hành, phản biện, kiến tạo và lan tỏa giá trị.
Thiếu tướng Nguyễn An Phong giữ chức Chính ủy Hải quân

Thiếu tướng Nguyễn An Phong giữ chức Chính ủy Hải quân

Chiều 9/5 tại Hải Phòng, Thiếu tướng Nguyễn An Phong nhận bàn giao chức vụ Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân chủng Hải quân từ Trung tướng Nguyễn Văn Bổng.
Khi ‘lòng xe điếu’ được chứng nhận sản phẩm gia truyền nổi tiếng quốc gia’?

Khi ‘lòng xe điếu’ được chứng nhận sản phẩm gia truyền nổi tiếng quốc gia’?

Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển xác nhận có tổ chức chương trình tôn vinh thương hiệu, nhưng chưa thông tin việc cấp chứng nhận cho Lòng Chát quán.
Bàn giao chức Phó Chính ủy Quân khu 3 giữa hai Thiếu tướng

Bàn giao chức Phó Chính ủy Quân khu 3 giữa hai Thiếu tướng

Chiều 9/5, Bộ tư lệnh Quân khu 3 tổ chức Hội nghị bàn giao công việc Phó Chính ủy Quân khu giữa Thiếu tướng Bùi Công Chức và Thiếu tướng Nguyễn Nam Tiến.
Trung tướng Đào Tuấn Anh giữ chức Tư lệnh Quân đoàn 34

Trung tướng Đào Tuấn Anh giữ chức Tư lệnh Quân đoàn 34

Bộ tư lệnh Quân đoàn 34 tổ chức Hội nghị bàn giao chức vụ Tư lệnh Quân đoàn 34 giữa Thiếu tướng Nguyễn Bá Lực và Trung tướng Đào Tuấn Anh.
Đại biểu đề xuất đánh thuế vào một mặt hàng liên quan thói quen trăm triệu người

Đại biểu đề xuất đánh thuế vào một mặt hàng liên quan thói quen trăm triệu người

Nhiều Đại biểu Quốc hội đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với sản phẩm nhựa dùng một lần nhằm giảm phát thải, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường.
Mận cherry Sơn La đổ bộ Hà Nội, giá siêu rẻ

Mận cherry Sơn La đổ bộ Hà Nội, giá siêu rẻ

Mận cherry Sơn La đỏ rực phố chợ Hà Nội, giá chỉ từ 10.000 đồng/kg, gây "sốt" nhờ hình đẹp, vị ngọt, đóng gói chuyên nghiệp và phân phối cực nhanh.
Đề xuất nhân rộng mô hình trồng lúa phát thải thấp

Đề xuất nhân rộng mô hình trồng lúa phát thải thấp

Thành công sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp theo quy trình Hợp Trí, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tháp Mười đề xuất nhân rộng lên 1.200 ha.
Đảng bộ Tiểu đoàn DK1 bước vào nhiệm kỳ mới

Đảng bộ Tiểu đoàn DK1 bước vào nhiệm kỳ mới

Đại hội Đảng bộ Tiểu đoàn DK1 nhiệm kỳ 2025 - 2030 khẳng định quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo và xây dựng đơn vị chính quy, mẫu mực, tiêu biểu.
70 năm ngành điện Hải Phòng: Dòng điện của niềm tin và khát vọng...

70 năm ngành điện Hải Phòng: Dòng điện của niềm tin và khát vọng...

Sáng 9/5, PC Hải Phòng kỷ niệm 70 năm ngành Điện, tri ân quá khứ, lan tỏa khát vọng và giữ vững dòng điện niềm tin cho thành phố Cảng.
Trung tâm dạy thêm mọc như

Trung tâm dạy thêm mọc như 'nấm sau mưa': Cảnh báo khoảng trống quản lý

Sau khi Thông tư 29 đi vào thực thi, các trung tâm giáo dục mọc lên như “nấm sau mưa”, cảnh báo công tác quản lý và chất lượng dạy, học.
Company Day 2025: Bệ phóng cho sinh viên bước vào ngành dầu khí

Company Day 2025: Bệ phóng cho sinh viên bước vào ngành dầu khí

Ngày hội hướng nghiệp giúp sinh viên ngành dầu khí rèn luyện bản thân, chuẩn bị hành trang hội nhập vào môi trường làm việc chuyên nghiệp, nhiều thách thức.
Phát động cuộc thi báo chí Tỏa sáng hào khí Cách mạng tháng Tám

Phát động cuộc thi báo chí Tỏa sáng hào khí Cách mạng tháng Tám

Cuộc thi “Tỏa sáng hào khí Cách mạng tháng Tám” tôn vinh khí phách dân tộc, lan tỏa tinh thần yêu nước, hun đúc lý tưởng cách mạng qua ngòi bút người làm báo.
Trường Sa xanh trong mắt vị tướng ngày trở lại

Trường Sa xanh trong mắt vị tướng ngày trở lại

Sau 8 năm trở lại Trường Sa, Thiếu tướng Trần Ngọc Thanh xúc động trước sự đổi thay kỳ diệu của đảo xanh và càng vững tin vào thế trận lòng dân nơi hải đảo.
Mobile VerionPhiên bản di động