Thứ hai 18/11/2024 23:20

Nam Định tiến sát mục tiêu thu hút 2 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài

Liên tiếp từ đầu năm tới nay, nhà đầu tư nước ngoài vào tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Nam Định cũng như các dự án sản xuất lớn được ký kết thỏa thuận hợp tác.

Theo số liệu từ Cục Thống kê Nam Định, tính đến ngày 26/8/2024, tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới và điều chỉnh tăng vốn cho 24 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng số vốn đăng ký 181,3 triệu USD, trong đó cấp mới cho 17 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký 151,9 triệu USD. Đây là con số đáng kể của địa phương.

Để đạt con số ‘đáng kể’ này, UBND tỉnh Nam Định đã chuẩn bị từ lâu, Bí thư Tỉnh uỷ Nam Định- Phạm Gia Túc từng thông tin, tỉnh đã chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện về cơ sở hạ tầng, đặc biệt đã chủ động đầu tư hệ thống hạ tầng các khu công nghiệp đồng bộ, hiện đại, sẵn sàng đưa vào cung ứng phục vụ sản xuất.

Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông dần hoàn chỉnh, mạng lưới đường cao tốc thuận lợi kết nối với các khu vực kinh tế trọng điểm quốc gia như Hà Nội, Hải Phòng. Địa phương đang thúc đẩy đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Nam Định - Phủ Lý với vai trò là trục giao thông chính, huyết mạch nối tỉnh Nam Định và tiểu vùng phía Nam đồng bằng sông Hồng.

Bên cạnh đó, Nam Định có dân số gần 2 triệu người, nguồn nhân lực trẻ dồi dào với trên 1 triệu người trong độ tuổi lao động (chiếm 60% dân số), trong đó lao động có tay nghề, trình độ cao chiếm tỷ lệ lớn.

Sản xuất tại Công ty TNHH Top Textiles, Khu Công nghiệp Rạng Đông, tỉnh Nam Định. Ảnh: Viết Dư

Theo lãnh đạo Tỉnh uỷ Nam Định, địa phương bảo đảm cung cấp đầy đủ lượng điện phục vụ sản xuất; hệ thống xử lý nước thải được đầu tư đồng bộ theo quy hoạch hạ tầng khu công nghiệp. Tỉnh đang quyết liệt đẩy mạnh cải cách hành chính, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Nhìn lại bức tranh thu hút đầu tư vốn FDI giai đoạn từ năm 2021 đến tháng 5/2024, có thể thấy, toàn tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới và điều chỉnh tăng vốn cho 247 dự án, trong đó 70 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký trên 108.275 tỷ đồng và 608,1 triệu USD. Tổng vốn đầu tư đăng ký đã vượt mục tiêu thu hút vốn đầu tư của cả giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết số 04-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, xúc tiến và thu hút đầu tư.

Trong đó đầu tư nước ngoài đã thu hút được một số các dự án lớn như: Dự án sản xuất máy vi tính và thiết bị ngoại vi máy tính của nhà đầu tư Quanta với tổng mức đầu tư 120 triệu USD; Dự án Nhà máy sản xuất sợi, vải, may mặc tại khu công nghiệp Rạng Đông của Công ty YI DA DENIM MILL (VN) CO., LTD với tổng mức đầu tư 60 triệu USD; Dự án Nhà máy sản xuất hàng may mặc tại khu công nghiệp Rạng Đông của Công ty TNHH sợi hoá học công nghệ cao Xielong Chương Bình Phúc Kiến với tổng mức đầu tư 40 triệu USD.

Ngoài ra, UBND tỉnh đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác với Công ty Liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) về nghiên cứu và đề xuất dự án đầu tư các khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ trên địa bàn tỉnh; ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác với Công ty TNHH AEON Việt Nam về phát triển dự án trung tâm thương mại AEON Nam Định.

Gầy đây nhất, dự án sản xuất vật liệu hợp kim nhôm cao cấp có tổng mức đầu tư dự kiến gần 100 triệu USD do Tập đoàn Kam Kiu làm chủ đầu tư tại Khu công nghiệp Mỹ Thuận đã được ký kết thỏa thuận hợp tác. Dự án có sản lượng hàng năm khoảng 100 nghìn tấn thanh nhôm với các sản phẩm là vỏ điện tử 3C, sản xuất phụ tùng ô tô và phụ kiện… Dự án đi vào khởi công cùng với các dự án FDI khác đi vào hoạt động sẽ “thúc” tăng trưởng công nghiệp của Nam Định tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa.

Với hàng loạt những giải pháp quyết liệt, Nam Định đang tiến sát tới mục tiêu thu hút 2 tỷ USD từ đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2021-2025.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Nam Định

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

TP. Hạ Long: Phát triển và đổi mới giáo dục trong thời đại kỷ nguyên số

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?

Bạc Liêu: Hướng tới mô hình nông nghiệp xanh, hiệu quả và bền vững

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Lào Cai: Đề xuất 22 dự án ổn định dân cư tập trung cho 1.237 hộ vùng thiên tai khẩn cấp

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Cầu Hòa Sơn trị giá 540 tỷ đồng nối Bắc Giang với Thái Nguyên chính thức thông xe

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Quảng Ninh: Thành công vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số