Thứ hai 02/12/2024 23:57

Nam Định thực hiện 77,5% vốn đầu tư công do địa phương quản lý

11 tháng năm 2024, vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước (vốn đầu tư công) do địa phương quản lý của Nam Định đạt 77,5% kế hoạch năm.

Theo thông tin từ Cục Thống kê tỉnh Nam Định, vốn đầu tư công do địa phương quản lý của tỉnh tháng 11/2024 ước thực hiện 944 tỷ đồng, giảm 19,5% so với cùng kỳ năm 2023. 11 tháng năm 2024, vốn đầu tư công do địa phương quản lý ước đạt 7.010 tỷ đồng, đạt 77,5% kế hoạch năm.

Trong tháng 11/2024, Nam Định tiếp tục đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án: Xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - đường bộ ven biển; Giai đoạn II dự án Xây dựng tuyến đường trục phát triển nối vùng kinh tế biển tỉnh Nam Định với đường cao tốc cầu Giẽ - Ninh Bình; Xây dựng cầu qua sông Đào.

Toàn cảnh Dự án xây dựng cầu vượt sông Đáy nối Ninh Bình-Nam Định. (Ảnh: Thái Thuần/TTXVN)

Cầu vượt sông Đáy nối tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định; Đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến Quốc lộ 21B); Bệnh viện đa khoa tỉnh; Dự án đầu tư xây dựng Khu trung tâm lễ hội thuộc Khu di tích lịch sử - văn hoá thời Trần... Các dự án xây dựng hạ tầng khu đô thị, khu dân cư tập trung, khu tái định cư của các huyện, thành phố. Tập trung hoàn thiện các quy trình, thủ tục đầu tư xây dựng: Dự án xây dựng tuyến cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua các tỉnh Nam Định, Thái Bình.

Năm 2024 tổng nguồn vốn đầu tư công của tỉnh Nam Định được Trung ương giao là 4.649,385 tỷ đồng; HĐND tỉnh thông qua là 9.049 tỷ đồng (tăng 4.400 tỷ đồng theo dự kiến khả năng thực hiện của địa phương). Trong đó: Ngân sách Trung ương là 369,411 tỷ đồng (theo đúng số vốn Chính phủ giao), ngân sách địa phương là 8.679,974 tỷ đồng.

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Nam Định, để giải ngân hiệu quả lượng lớn vốn đầu tư công, các cấp chính quyền, ngành chức năng của tỉnh đã nỗ lực không ngừng trong cải thiện quy trình, chủ động đẩy nhanh tiến độ tất cả các phần việc liên quan.

Thời gian còn lại của năm 2024, lãnh đạo UBND tỉnh yêu cầu các ngành, các địa phương, đơn vị liên quan xác định giải ngân vốn đầu tư công là công tác trọng tâm, trọng điểm bởi đầu tư vẫn là động lực tăng trưởng hết sức quan trọng của nền kinh tế.

Tiếp tục chủ động rà soát, đánh giá giải ngân từng dự án, điều chỉnh kế hoạch vốn từ những dự án chậm giải ngân sang các dự án có khả năng giải ngân, đảm bảo giải ngân hết số vốn được giao, đăng ký bổ sung kế hoạch vốn đối với các dự án có nhu cầu. Đối với các dự án lớn, cần phải tăng cường kiểm tra, giám sát, nâng cao trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các địa phương đảm bảo khoa học, hiệu quả.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Nam Định

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Đà Nẵng: Đảm bảo mọi quyền lợi, không được gây phiền hà cho Nhân dân khi sắp xếp huyện, xã

Đồng chí Nguyễn Khắc Thận được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình

Quảng Ninh ban hành nhiều chính sách đưa sản xuất công nghiệp 'vượt khó'

Quảng Ninh vươn mình trở thành điểm đến hàng đầu của du lịch tàu biển quốc tế

Quảng Ninh thu hút đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp, khu kinh tế

11 tháng năm 2024, Nam Định xuất siêu 1,007 tỷ USD

Quảng Ninh: Nông sản lên sàn thương mại điện tử, bắt kịp xu hướng tiêu dùng hiện đại

11 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng 14,8%

Quảng Ninh thu hút lượng lớn du khách quốc tế bằng đường biển

Quảng Ninh phát triển thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Sơn La: đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại nông sản

TP. Hồ Chí Minh: Cuối năm, hàng loạt mặt bằng “chật vật” tìm khách thuê

Bạc Liêu: Đẩy mạnh sản xuất và quảng bá hiệu quả các sản phẩm OCOP

Công bố Nghị quyết của Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính huyện, xã tỉnh Quảng Nam

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Ninh chú trọng phát triển khu công nghiệp, thu hút đầu tư

Quảng Ninh: Mỗi sản phẩm OCOP là một 'đại sứ du lịch'

Quảng Ninh: Doanh nghiệp tăng tốc về đích kế hoạch năm

Tỉnh Lạng Sơn, Hậu Giang có tân Bí thư Tỉnh ủy

Ông Hoàng Văn Nghiệm được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn