Thứ ba 24/12/2024 02:04

Năm 2021: FTA tiếp tục là động lực xuất khẩu

Theo chuyên gia kinh tế - TS. Võ Trí Thành, các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đang được doanh nghiệp tận dụng tương đối tốt. Đây sẽ là động lực cho hoạt động xuất khẩu (XK) của năm 2021.

Duy trì tăng trưởng ổn định

Theo Bộ Công Thương, 11 tháng năm 2020, kim ngạch XK hàng hóa ước tính đạt 254,93 tỷ USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 8%). Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 73,05 tỷ USD, tăng 1,6%, chiếm 28,65% tổng kim ngạch XK; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 181,88 tỷ USD, tăng 7,1%, chiếm 71,35%. TS. Võ Trí Thành đánh giá, thành tích XK của khối doanh nghiệp (DN) trong nước tiếp tục là điểm sáng cho hoạt động XK những tháng qua.

Theo phân tích của TS. Võ Trí Thành, kết quả này cho thấy hai điều tích cực, một là sức chống chịu của lĩnh vực XK nói chung, trong đó có bản thân DN, cùng với sự hỗ trợ của nhà nước đang phát huy tác dụng. Rõ nhất là ở những DN dệt may, da giày, mặc dù đứt gãy chuỗi cung ứng, tổng cầu giảm nhưng đã khắc phục được khó khăn, duy trì kết quả XK.

Nhiều loại nông sản của Việt Nam đã có mặt tại thị trường châu Âu

Điểm tích cực thứ hai, dù không phải mặt hàng nào trong nhóm hàng nông nghiệp cũng tăng XK, nhưng giá duy trì tốt. Giá XK bình quân cà phê đạt 1.963 USD/tấn trong tháng 11/2020, tăng 5,7% so với tháng 10/2020 và tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2019; giá XK hạt tiêu tăng 3,6% so với tháng 10/2020 và tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2019; giá XK cao su tăng 8,8% so với tháng 10/2020 và tăng 15% so với cùng kỳ năm 2019… “Mức tăng này cho thấy thị trường quốc tế vẫn có nhu cầu ở nhiều mặt hàng thiết yếu, giúp các mặt hàng này duy trì được sự tăng trưởng XK tích cực”- TS. Võ Trí Thành nhận định và chỉ rõ, một yếu tố quan trọng không thể không nhắc đến là các FTA như CPTPP, EVFTA thời gian qua đã được DN tận dụng khá tốt. Mặc dù EVFTA trước khi triển khai cũng có nhiều người lo ngại sẽ không mang lại hiệu quả tích cực ngay lập tức như mong đợi, lý do là sự sẵn sàng của DN chưa tốt. Song sau vài tháng triển khai, tỷ lệ DN biết để áp dụng FTA này vào hoạt động sản xuất, kinh doanh là tương đối tốt. “Đã có vài chục nghìn bộ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp để tận dụng ưu đãi từ EVFTA. Cùng với việc CPTPP cũng được tận dụng tương đối hiệu quả, đây là điểm tích cực” - TS. Võ Trí Thành nhấn mạnh.

FTA tiếp tục là lực đẩy cho xuất khẩu

Nhận định về tình hình XK năm 2021, TS. Võ Trí Thành cho hay, cơ hội là có trong giai đoạn khó khăn này dù mức độ rủi ro còn lớn nhưng nhiều dự báo cũng cho rằng, quá trình phục hồi kinh tế đang diễn ra. Quá trình này gắn với các FTA Việt Nam đang thực thi và đã có hiệu lực. Rõ ràng đây là cơ hội lớn để thúc đẩy quá trình phục hồi ở Việt Nam, thể hiện rõ nhất qua thương mại.

Thêm nữa, các FTA cũng gắn chặt với quá trình tái cấu trúc, gắn với câu chuyện sản xuất, kinh doanh của Việt Nam nói chung và của các DN sản xuất trong thời gian 5-7 năm lại đây, cũng như tác động sau 2 đợt dịch Covid-19. Sự chuyển dịch diễn ra cả về nội hàm, đối tác, đi kèm đó là các dòng đầu tư đang diễn ra khá mạnh mẽ.

Cũng theo TS. Võ Trí Thành, sự tác động của các FTA, bên cạnh cái nhìn thuần túy về thị trường còn mang đến hiệu quả lớn về đối tác, công nghệ lõi, mặt hàng chiến lược… Bởi ngoài XK, các FTA chắc chắn sẽ kéo theo sự dịch chuyển về đầu tư, thương mại, nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao. “Cho nên, về mặt chính sách, DN, ta phải nhìn nhận rõ sự chuyển dịch đó để đặt ra câu hỏi cơ bản: sản phẩm hàng hóa dịch vụ gì? bán cho ai? chơi với ai? nhằm tận dụng hiệu quả nhất các tác động từ các FTA” - TS. Võ Trí Thành chỉ rõ.

Bộ Công Thương sẽ tăng cường tuyên truyền, phổ biến thông tin về các FTA để hỗ trợ doanh nghiệp. Đẩy mạnh công tác xây dựng thể chế, chính sách, cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; đẩy mạnh triển khai Cơ chế Một cửa Quốc gia nhằm tạo môi trường thuận lợi thông thoáng cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Phương Lan

Tin cùng chuyên mục

Thương mại điện tử: Khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Phòng vệ thương mại triển khai đồng bộ, toàn diện: Tiền đề giúp khơi thông nguồn lực phát triển

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?