Thứ hai 25/11/2024 21:11

Mỹ đe dọa áp thuế với 2,4 tỷ USD hàng hóa của Pháp sau thỏa thuận hòa hoãn kéo dài 90 ngày

Ngày 02/12, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã đe dọa sẽ áp thuế đối với hàng hóa trị giá lên tới 2,4 tỷ USD của Pháp trong một cuộc tranh chấp liên quan đến thuế dịch vụ kỹ thuật số mới của quốc gia này.

Mỹ cũng cho biết có thể áp đặt phí hoặc các biện pháp hạn chế đối với một số dịch vụ của Pháp. Theo đó, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) thông báo một cuộc điều tra cho thấy thuế của Pháp đang phân biệt đối xử không công bằng đối với các công ty công nghệ lớn của Mỹ như Facebook, Google, Apple và Amazon là những tập đoàn đang thống trị thị trường dịch vụ kỹ thuật số.

Hàng hóa Pháp đang trở thành mục tiêu đánh thuế của chính quyền Trump

Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer trong tuyên bố đưa ra đã nêu rõ quyết định của USTR ngày 02/12 gửi một tín hiệu rõ ràng rằng Mỹ sẽ có hành động chống lại các chế độ thuế đối với sản phẩm kỹ thuật số đang phân biệt đối xử hoặc áp đặt các gánh nặng không đáng có lên các công ty của Mỹ. USTR đang tìm hiểu xem có nên mở các cuộc điều tra Mục 301 về thuế dịch vụ kỹ thuật số của Áo, Italia và Thổ Nhĩ Kỳ hay không. USTR tập trung vào việc chống lại chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng của các quốc gia thành viên EU, vốn nhắm mục tiêu không công bằng vào các công ty Mỹ, cho dù thông qua thuế dịch vụ kỹ thuật số hoặc các nỗ lực khác nhắm vào các công ty dịch vụ kỹ thuật số hàng đầu của Mỹ.

USTR đang lấy ý kiến ​​từ công chúng về hành động được đề xuất của mình, trong đó bao gồm việc áp thêm thuế lên tới 100% đối với các sản phẩm trị giá 2,4 tỷ USD của Pháp. Chính quyền Trump đã hướng tới mục tiêu rượu vang Pháp và nhiều sản phẩm nông nghiệp trong một tranh chấp khác về hỗ trợ của châu Âu dành cho Airbus. Lần này Mỹ đang đe dọa tập trung “hỏa lực” thuế quan vào các loại phô mai và rượu sâm banh nổi tiếng của Pháp. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã ký kết luật về các biện pháp thuế kỹ thuật số vào tháng 7, nhưng được áp dụng lại vào ngày 01/01. Các công ty được yêu cầu thanh toán ban đầu vào tháng 11, và trong tương lai, thuế sẽ được thu vào tháng 4 và tháng 10, theo công ty kế toán quốc tế KPMG.

Các ước tính khác nhau đưa ra số tiền thuế mà Pháp dự kiến ​​sẽ thu từ 500 triệu đến 1 tỷ USD hàng năm. Khoản thuế 3% áp dụng cho các công ty có doanh thu dịch vụ kỹ thuật số hơn 25 triệu euro tại Pháp và 750 triệu euro (tương đương 825 triệu USD) trên toàn thế giới. Pháp - và một danh sách ngày càng tăng của các quốc gia khác - muốn đánh thuế các công ty bán hoặc quảng cáo hàng hóa trực tuyến cho công dân của họ, ngay cả khi các công ty này có trụ sở tại Mỹ. Mỹ tuyên bố hành động này sau một thỏa thuận ngừng chiến kéo dài 90 ngày đã được thống nhất tại hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G-7 vào tháng 8 vừa qua. Các quan chức từ Pháp và Mỹ đã cố gắng giải quyết vấn đề thông qua một thỏa thuận đang được đàm phán giữa các quốc gia thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nhưng hành động mới nhất cho thấy hai bên dường như đã gặp bế tắc.

Thông báo của USTR cũng sẽ lấy ý kiến bình luận về các phương án áp đặt phí hoặc các biện pháp hạn chế đối với các dịch vụ của Pháp. USTR cho biết thêm rằng giá trị cuối cùng của bất kỳ hành động nào của Mỹ thông qua thuế quan hoặc phí "có thể tính đến mức độ gây hại cho nền kinh tế Mỹ do thuế dịch vụ kỹ thuật số. Cơ quan này sẽ tổ chức một phiên điều trần công khai vào ngày 07/01/2020 về thuế quan trả đũa được đề xuất và đưa ra lấy ý kiến công khai cho đến ngày 14/01/2020.

Việt Dũng

Tin cùng chuyên mục

Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Hôm nay 25/11, bắt đầu Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday 2024)

Doanh nghiệp cơ khí đẩy mạnh nội địa hóa, chiếm lĩnh thị phần

Đang diễn ra Không gian giới thiệu, quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Ký kết biên bản ghi nhớ về xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia

Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

Hỗ trợ chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: Nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024