Thứ tư 13/11/2024 07:42

Mỹ chính thức leo thang thuế quan, Trung Quốc tuyên bố sẽ trả đũa

Sau khi cuộc đàm phán đối mặt giữa phái đoàn Mỹ và Trung Quốc diễn ra tại Washington tối ngày 09/5 không tạo ra bước đột phá, Mỹ đã chính thức leo thang cuộc chiến thương mại với Trung Quốc khi tiến hành tăng thuế quan đối với hàng xuất khẩu trị giá 200 tỷ đô la của Trung Quốc.

Theo đó, thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc được tăng từ 10% lên 25% vào lúc 0h01 ngày 10/5 (tức 11h01 giờ Việt Nam), và đã ngay lập tức vấp phải sự phản đối từ Bắc Kinh. Chính phủ Trung Quốc “nuối tiếc sâu sắc về tình hình diễn ra" và cam kết thực hiện "các biện pháp đối phó cần thiết".

Trong tuyên bố đưa ra, Bộ Thương mại Trung Quốc dù không cung cấp chi tiết cách đối kháng với việc leo thang thuế quan của Mỹ, nhưng hy vọng sẽ hợp tác với Mỹ để giải quyết các vấn đề hiện có thông qua hợp tác và tham vấn. Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc tiếp tục đàm phán với Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin trong ngày 10/5. Quyết định của chính quyền Trump áp thuế mới đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc được đưa ra sau khi Mỹ cáo buộc Trung Quốc lật lại cam kết trong các cuộc đàm phán gần đây về thương mại. Tổng thống Trump đã nhiều lần nhắc nhở Trung Quốc về những gì được gọi là hoạt động thương mại không công bằng, đặc biệt lieenn quan đến tiếp cận thị trường khổng lồ, sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.

Các cuộc đàm phán nhằm giải quyết tranh chấp đã làm tổn thương các nhà xuất khẩu Trung Quốc, gây tổn thất một số công ty Mỹ và làm chậm tăng trưởng toàn cầu kể từ khi bắt đầu vào tháng 7 năm ngoái. Trong hoàn cảnh hiện tại, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc cho biết ông "hy vọng có các cuộc trao đổi hợp lý và thẳng thắn với phía Mỹ",việc tăng thuế quan không phải là một giải pháp cho các vấn đề. Mặc dù nhiều giờ ngay trước khi cuộc đàm phán Mỹ-Trung bắt đầu vào ngày 09/5, Tổng thống Trump đã nhận được một lá thư lạc quan từ người đồng cấp Tập Cận Bình, gợi ý về một thỏa thuận vẫn có thể đạt được; nhưng khi được hỏi về triển vọng của một thỏa thuận sẽ ngăn chặn việc tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc thì ông Trump trả lời “không biết chuyện gì sẽ xảy ra”.

Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc tại Washington ngày 09/5 cho vòng đàm phán đối mặt với Mỹ

Sự lạc quan đã không xuất hiện để chuyển thành một thỏa thuận vào phút cuối. Tổng thống Trump đã gợi ý rằng ông sẵn sàng đưa ra nhiều hình phạt thương mại hơn nếu các yêu cầu của Mỹ không được đáp ứng mà dòng tweet tăng thuế ngày 05/5 chỉ là một trong những hình phạt như thế. Các nhà đầu tư vẫn giữ hy vọng “mong manh” về thỏa thuận thương mại tại cuộc đàm phán đang diễn ra ở Washington nhưng nguy cơ đổ vỡ hoàn toàn đang có khả năng tăng lên. Phản ứng với thuế quan, các thị trường chứng khoán toàn cầu đã chịu đựng một tuần biến động cực đoan do sự không chắc chắn về thương mại. Phản ứng này đã trở nên hỗn độn tăng giảm trong ngày 09/5, chỉ số Nikkei của Nhật Bản đã giảm 0,3%, chỉ số Shanghai Composite tăng 3,1% và chỉ số Hang Seng của Hồng Kong chốt giao dịch tăng 0,8%. Các chỉ số điểm chuẩn ở châu Âu có mức tăng dưới 1% trong giao dịch sớm. Nhưng chứng khoán tương lai của Mỹ giao dịch thấp hơn. Các nhà phân tích nói rằng việc tăng thuế quan có thể đánh vào tăng trưởng ở cả hai nền kinh tế và làm suy giảm tăng trưởng toàn cầu. Nhiều chuyên gia tin rằng Bắc Kinh sẽ buộc phải bước vào cuộc chiến mới với các biện pháp kích thích mới nếu xung đột leo thang hơn nữa.

Động thái tăng thuế của Trump đã khiến các doanh nghiệp Mỹ “giật mình”. Các nhà nhập khẩu chỉ nhận được thông báo trước 5 ngày về việc tăng thuế đột ngột. Điều này gây ra tác hại đáng kể cho ngành công nghiệp, nông dân và người tiêu dùng Mỹ. Nó sẽ làm giảm giảm khả năng cạnh tranh của các công ty Mỹ, làm giảm hiệu quả của chuỗi cung ứng toàn cầu và gây bất ổn trong nền kinh tế Mỹ mà người tiêu dùng Mỹ chắc chắn bị ảnh hưởng nhiều nhất. Hiệp hội May mặc và Giày dép Mỹ ước tính rằng mức thuế 25% đối với hàng may mặc nhập khẩu sẽ làm tăng chi phí trung bình cho một gia đình bốn người thêm 500 đô la một năm.

Việt Dũng

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Trung Đông: Tân Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Israel tuyên bố cứng rắn với Hezbollah

Chiến sự Trung Đông: Ông Trump gặp đặc phái viên Israel, bàn 'kế hoạch lớn' cho tương lai Trung Đông

Chiến sự Trung Đông: Nguyên nhân nào Israel mở rộng khu vực nhân đạo ở Gaza?

Iran và Nga chính thức kết nối mạng lưới liên ngân hàng

Tên lửa AGM-88E đối đầu S-400: Cuộc chiến công nghệ đỉnh cao tại Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine 12/11/2024: Phần Lan nói, Ukraine trung lập sẽ không dẫn đến hòa bình; thời điểm then chốt với Ukraine

Đưa thêm Su-57 và Su-35S vào biên chế, Nga gửi thông điệp quyết liệt lên bầu trời

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 12/11: Lính Ukraine đầu hàng; UAV Ukraine tấn công hạ tầng năng lượng Nga

Dự trữ vàng của Nga lần đầu tiên vượt 200 tỷ USD; giá vàng thế giới nối dài đà giảm

Đội ngũ của bà Harris nói gì về thất bại trong cuộc bầu cử Mỹ 2024?

Chiến sự Nga-Ukraine tối 11/11: Đặc nhiệm Ukraine dồn lực tấn công Kursk; Nga hứa ‘làm sạch chảo lửa’

Thặng dư thương mại của Trung Quốc có thể đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2024

Toàn cảnh chiến sự ngày 11/11: Bom lượn Nga tấn công căn cứ Ukraine; Israel tấn công dữ dội vào Gaza

Các sáng kiến hòa bình ở Ukraine phải dựa trên thực tế; ông Trump sẵn sàng đưa Nga-Ukraine vào bàn đàm phán

Israel không kích toà nhà tại Jabaliya, nhiều người thiệt mạng

Báo Mỹ: Chủ tịch FED sẵn sàng 'chiến tranh pháp lý' với ông Donald Trump

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 11/11/2024: Nga tập trung 50.000 quân, quyết tâm quét sạch Kursk

Temu đối mặt với cuộc điều tra thứ hai của EU vì vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng

Đạn lượn Geran-2 và 'cú đấm nhiệt áp', thách thức phòng không Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 11/11/2024: Truyền thông Ukraine nói ông Trump phá hủy kế hoạch của Kiev