Mức giảm trừ gia cảnh 4,4 triệu đồng/tháng liệu còn phù hợp trong bối cảnh tăng lương cơ sở?

Người lao động mong muốn khi áp dụng mức lương mới thì mức giảm trừ gia cảnh trong tính thuế thu nhập cá nhân cũng cần tăng theo tương ứng cho phù hợp thực tế.
Từ 1/7/2024 tăng lương hưu thêm 15%: Những ai được tăng? Từ hôm nay 1/7, điều chỉnh mức lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng Từ ngày 1/7/2024, người đang hưởng lương hưu trước năm 1995 được tăng thế nào?

Từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở tăng đã từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%), theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP của Chính phủ. Việc tăng lương đã đem lại niềm vui cho hàng chục triệu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong khu vực công và cả hưu trí. Đây là chính sách phù hợp với tình hình hiện tại của nền kinh tế nước ta.

Từ ngày 1/7/2024, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người hưởng lương hưu chính thức được áp dụng mức lương mới
Người lao động mong muốn tăng lương nhưng cũng cần tăng tương ứng mức giảm trừ gia cảnh cho phù hợp với thực tế (Ảnh minh họa)

Do đó, trong những ngày qua, câu chuyện về tăng lương luôn là chủ đề được đề cập đến nhiều nhất trong câu chuyện từ công sở đến công xưởng và trên mạng xã hội. Hầu hết người lao động đều vui mừng khi được tăng lương, nhất là khi mức lương cơ sở, lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội có mức tăng cao nhất trong lịch sử tăng lương.

Tăng lương là điều mà tất cả người lao động đều mong chờ. Thế nhưng, bên cạnh niềm vui mức lương cơ sở vừa tăng, nhiều người lại lo lắng giá hàng hóa “té nước theo lương”. Đồng thời, nếu tăng lương mà không đi cùng việc giải quyết nâng ngưỡng thu nhập chịu thuế giảm trừ gia cảnh sẽ khiến người làm công ăn lương chịu áp lực đóng thuế thu nhập.

Vì vậy, người lao động mong muốn khi áp dụng mức lương mới thì mức giảm trừ gia cảnh trong tính thuế thu nhập cá nhân cũng cần tăng theo tương ứng cho phù hợp với thực tế đời sống hiện nay.

Theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân từ năm 2020 đến nay, mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng và đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng. Sau hơn 4 năm duy trì, mức giảm trừ gia cảnh này được cho là đã lạc hậu, không còn phù hợp với điều kiện thực tế.

Cũng bởi lẽ đó, bên cạnh tăng lương, kiềm chế lạm phát, nhiều ý kiến kiến nghị Chính phủ cần sớm trình sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân vào cuối tháng 10 năm nay và trình Quốc hội thông qua vào tháng 5/2025 để đảm bảo điều chỉnh đồng bộ hệ thống pháp luật cũng như quyền lợi cho người lao động.

Bà Nguyễn Thị Thủy, Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nhận định, mức giảm trừ gia cảnh, nhất là mức giảm trừ đối với người phụ thuộc 4,4 triệu đồng/tháng là quá lạc hậu, vì vậy, Luật Thuế thu nhập cá nhân cần được Quốc hội xem xét sửa đổi sớm, mà không nên chờ đến 2 năm nữa (năm 2026) mới được thông qua như đã đề xuất.

Phân tích cụ thể, bà Thủy cho rằng, mức giảm trừ đối với người phụ thuộc 4,4 triệu/tháng thực sự không còn phù hợp với thực tế hiện nay, nhất là ở những thành phố lớn đang gây thiệt thòi cho người dân nộp thuế.

Mức giảm trừ 4,4 triệu này đã được duy trì từ năm 2020, trong khi 5 năm vừa qua rất nhiều hàng hóa, dịch vụ thiết yếu đều tăng, thậm chí có những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu còn tăng nhanh hơn tăng thu nhập.

Nhiều cử tri chia sẻ, nếu như gia đình có con nhỏ phải thuê người trông thì riêng tiền lương trả cho người trông trẻ hiện nay đã không dưới 5 triệu đồng/tháng, chưa kể các khoản chi phí cho trẻ. Nếu như gia đình có con đi học chi phí học hành hiện nay chiếm phần lớn cơ cấu chi tiêu của các gia đình. Nếu như gia đình có cha mẹ già là người phụ thuộc thì không chỉ là tiền ăn uống, sinh hoạt mà còn các chi phí y tế, thuốc men..

Chính vì vậy, quy định về mức giảm trừ gia cảnh như hiện nay chưa thực sự phản ánh đúng mức chi tiêu cơ bản của gia đình và các cá nhân cũng như chưa phản ánh thực tế cuộc sống hiện nay. Nếu phải chờ thêm 2 năm nữa mới được thông qua quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân như đề xuất sẽ rất nhiều người dân ở trong cảnh phải "thắt lưng buộc bụng", nhưng vẫn thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Mặt khác, cũng cho thấy sự bất hợp lý trong tính theo rổ hàng hóa CPI. Theo quy định tại Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân khi chỉ số giá tiêu dùng CPI biến động trên 20%, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh.

Tại họp báo thường kỳ, đại diện Bộ Tài chính cho biết, chưa đề xuất điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh bởi vì biến động CPI chưa đến 20%. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia và các cử tri cho rằng, Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành lấy tiêu chí là biến động CPI trên 20%, tức là phải dựa trên rổ hàng hóa gồm 752 mặt hàng là bất hợp lý. Trong khi đó, các mặt hàng thiết yếu ảnh hưởng trực tiếp đến chi tiêu của người dân chỉ khoảng trên 20 mặt hàng trong khi phải chờ tính mức trung bình của mức giá 752 mặt hàng sẽ rất lâu mới được mức điều chỉnh gia cảnh, thậm chí 6-7 năm. Thời gian 6-7 năm là một khoảng thời gian quá dài, sẽ không phản ánh kịp thời những biến động trong chi tiêu của người dân và các hộ gia đình, do vậy sẽ gây thiệt thòi cho người dân.

Nói thêm về quy định mức giảm trừ gia cảnh, hiện nay, mức giảm trừ này chưa phù hợp với điều kiện của một quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp như ở nước ta. Vì là quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp, cho nên phần lớn thu nhập của người dân sẽ dành cho hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, ví dụ thu nhập 10 triệu đồng/tháng thì chi cho hàng hóa, dịch vụ thiết yếu chiếm đến 70%.

Khảo sát của các chuyên gia trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho thấy, đối với những quốc gia người dân có thu nhập cao tương đương khoảng 100 triệu đồng/tháng thì chi cho hàng hóa, dịch vụ thiết yếu chỉ chiếm 30-40%, do đó, quy định về mức giảm trừ gia cảnh hiện nay sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi cho nhu cầu thiết yếu của người dân.

Lương tăng nhưng thuế thu nhập và mức giảm trừ gia cảnh không được điều chỉnh kịp thời sẽ dẫn đến bất cập. Lương tăng nhưng mức thuế thu nhập cá nhân và mức giảm trừ gia cảnh chưa được điều chỉnh kịp thời sẽ gây âu lo cho người lao động, bởi vì lương tăng đồng nghĩa với việc thu nhập tính thuế sẽ tăng. Chính vì vậy, việc không điều chỉnh kịp thời sẽ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến ý nghĩa của chính sách cải cách tiền lương...

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thuế thu nhập cá nhân

Tin cùng chuyên mục

Gia Lai: Hỗ trợ cô giáo nghèo vượt qua gia cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống

Gia Lai: Hỗ trợ cô giáo nghèo vượt qua gia cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống

Tiếp tục đề xuất giảm 2% thuế: Trợ lực

Tiếp tục đề xuất giảm 2% thuế: Trợ lực 'tiếp sức' cho doanh nghiệp, kích cầu nền kinh tế

Bí quyết ‘cơ động’ của thầy Cường ‘động cơ’

Bí quyết ‘cơ động’ của thầy Cường ‘động cơ’

Bộ Công Thương ban hành công điện về việc chủ động ứng phó với bão số 9 (bão Man-yi)

Bộ Công Thương ban hành công điện về việc chủ động ứng phó với bão số 9 (bão Man-yi)

Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng

Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng

Tặng quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tôn vinh thực sự hay áp lực hình thức?

Tặng quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tôn vinh thực sự hay áp lực hình thức?

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Đâu là lời giải cho "bài toán" thu hút đầu tư?

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Đâu là lời giải cho "bài toán" thu hút đầu tư?

TP. Hồ Chí Minh: Tiệm mì 0 đồng lan tỏa yêu thương của những chàng trai Hóc Môn

TP. Hồ Chí Minh: Tiệm mì 0 đồng lan tỏa yêu thương của những chàng trai Hóc Môn

Trách nhiệm thi hành Thông tư quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Trách nhiệm thi hành Thông tư quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Giải ngân vốn đầu tư công bứt tốc cuối năm để về đích

Giải ngân vốn đầu tư công bứt tốc cuối năm để về đích

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Bộ Công Thương đề xuất nghiên cứu đầu mối quản lý về công nghiệp thực phẩm

Bộ Công Thương đề xuất nghiên cứu đầu mối quản lý về công nghiệp thực phẩm

Bộ Công Thương rà soát, đánh giá kết quả thực hiện lộ trình phối trộn nhiên liệu sinh học

Bộ Công Thương rà soát, đánh giá kết quả thực hiện lộ trình phối trộn nhiên liệu sinh học

Cấm phân lô, bán nền có kiểm soát được thị trường bất động sản?

Cấm phân lô, bán nền có kiểm soát được thị trường bất động sản?

Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu về phát triển nhiên liệu sinh học

Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu về phát triển nhiên liệu sinh học

Bộ Công Thương kiểm tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại Hải Dương

Bộ Công Thương kiểm tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại Hải Dương

Đề xuất người bị sa thải không được trợ cấp thất nghiệp: Công nhân lớn tuổi thêm nỗi lo

Đề xuất người bị sa thải không được trợ cấp thất nghiệp: Công nhân lớn tuổi thêm nỗi lo

Thủy điện Quảng Trị: Anh Nguyễn Trí Thức - Người lãnh đạo gương mẫu, tận tâm

Thủy điện Quảng Trị: Anh Nguyễn Trí Thức - Người lãnh đạo gương mẫu, tận tâm

Chống lãng phí: Thiếu vật liệu san lấp dự án giao thông sao không dùng tro xỉ?

Chống lãng phí: Thiếu vật liệu san lấp dự án giao thông sao không dùng tro xỉ?

Vụ GFDI vỡ nợ hơn 3.700 tỷ đồng:

Vụ GFDI vỡ nợ hơn 3.700 tỷ đồng: 'Bánh ngọt' liệu có dễ xơi?

Xem thêm