Thứ hai 25/11/2024 03:14

Mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp nhỏ và vừa cải thiện đáng kể

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đang được cải thiện đáng kể.

Báo cáo thường niên Chuyển đổi số doanh nghiệp 2023: “Thúc đẩy Chuyển đổi số, Chuyển đổi xanh”, của Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố tháng 8/2024, chỉ rõ, tính đến năm 2023, khoảng 47% doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu thực hiện các bước chuyển đổi số ở các mức độ khác nhau và 98% doanh nghiệp kỳ vọng rằng, chuyển đổi số sẽ mang lại những thay đổi đáng kể trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong việc giảm chi phí và cải thiện hiệu quả sản xuất. Trong đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) tại Hà Nội đều có mức độ sẵn sàng chuyển đổi số cao. Tuy nhiên, nó cũng đi kèm với nhiều thách thức.

Chuyển đổi số mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp

Ông Phí Anh Tuấn - Trưởng ban Chuyển đổi số mảng doanh nghiệp của DXCenter chỉ ra mối bận tâm lớn nhất của các các doanh nghiệp SME tại Việt Nam là việc tìm ra mô hình chuyển đổi số phù hợp, bởi có quá nhiều nền tảng, nhà tư vấn. Nếu lựa chọn không đúng, các doanh nghiệp sẽ tốn nhiều thời gian và tiền bạc.

Theo bà Đào Thị Hồng Lê, Giám đốc Tokyo Tech Lab Việt Nam, các SME đang đối diện với nhiều thách thức khi triển khai các hoạt động chuyển đổi số từ chi phí đầu tư cho công nghệ mới, thiếu cơ sở hạ tầng đồng bộ, nguy cơ rò rỉ dữ liệu, thiếu hụt nhân lực…

Điều đó khiến quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp SME tại Việt Nam diễn ra chậm hơn so với tiềm năng, và cần có những hỗ trợ mạnh mẽ hơn từ Chính phủ và các cơ quan liên quan để thúc đẩy sự thay đổi này.

Ông Hoàng Văn Tam - Giám đốc Công ty DigiTech Solutions nhận định, với sự phát triển của AI (trí tuệ nhân tạo), các SME đứng trước cơ hội và thách thức mới.

“Nếu doanh nghiệp chưa sẵn sàng nguồn lực, thay vì làm chuyển đổi số tổng thể, thì có thể chuyển chiến lược sang ứng dụng AI vào từng quy trình kinh doanh của mình từ đơn giản như Chatbot AI để chăm sóc khách hàng, chấm công… đến các quy trình phức tạp như phân tích dữ liệu hoạt động để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp” - ông Hoàng Văn Tam cho biết.

Bài viết được hỗ trợ thực hiện bởi Kế hoạch “Hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025” do UBND thành phố Hà Nội ban hành tại Quyết định số 3457/QĐ-UBND ngày 23/9/2022.

Doanh nghiệp có thể tham gia tự đánh giá trực tuyến mức độ sẵn sàng chuyển đổi số tại địa chỉ: https://hotrodoanhnghiep.cds.hanoi.gov.vn/KhaoSatCDS/KhaoSatMucDoCDS

Thu Trang
Bài viết cùng chủ đề: Chuyển đổi số

Tin cùng chuyên mục

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa tại Thanh Hóa

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Sắp diễn ra Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP. Cần Thơ năm 2024

Tham vấn ý kiến dự thảo Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin