Mùa Xuân "no ấm" từ kinh tế rừng

Nhờ các chính sách khuyến khích đã giúp đồng bào các dân tộc ở huyện Bảo Thắng nâng cao ý thức trách nhiệm gìn giữ và phát triển kinh tế rừng.
Quảng Bình: Hội thảo xúc tiến đầu tư thu hút doanh nghiệp phát triển kinh tế rừng và nuôi trồng thủy sản

Mùa xuân mùa của vạn vật sinh sôi, những rừng cây đâm trồi nảy lộc, đất trời Bảo Thắng (Lào Cai) như được khoác lên mình tấm áo mới đầy sức sống. Bảo Thắng hôm nay đã trải dài mầu xanh mát mắt của những cánh rừng quế, mỡ… Dưới tán rừng, những mầm xanh mới đang được người dân Bảo Thắng nâng niu chăm sóc, bởi nó không chỉ giúp họ có nguồn thu nhập ổn định, mà còn là lá phổi xanh để cân bằng môi trường sinh thái giúp cuộc sống thêm trong lành.

Mùa Xuân
Phát triển kinh tế rừng giúp đồng bào dân tộc ở Bảo Thắng nâng cao đời sống vật chất

Trong tiết trời se lạnh của ngày đầu năm, chúng tôi về thôn Đầu Nhuần- một trong những thôn có phong trào trồng rừng phát triển nhất của xã Phú Nhuận huyện Bảo Thắng. Men theo những sườn núi trải dài ngút tầm mắt là những cánh rừng quế, mỡ với những ngôi nhà nhấp nhô hiện ra trong bạt ngàn màu xanh núi rừng đẹp như một bức tranh phong cảnh hữu tình.

Thôn Đầu Nhuần có 103 hộ với 100% dân số là dân tộc Dao đỏ. Trước đây, đời sống của bà con gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng 10 năm trở lại đây, nhờ trồng rừng mà đời sống của bà con trong thôn được cải thiện rõ nét, trung bình mỗi hộ dân trong thôn có từ 1 ha đến vài ha quế, hộ trồng nhiều từ 3 - 10 ha. Hiện nay, ở thôn Đầu Nhuần cây rừng thi nhau lớn, cây này, cây kia lớp lớp mọc lên tươi tốt. Gia đình nào cũng tham gia trồng rừng. Cũng từ phát triển kinh tế rừng mà đến nay toàn thôn tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống 25 hộ.

Mùa Xuân

Chị Triệu Mùi Náy chia sẻ: Trước kia gia đình chủ yếu trồng lúa, ngô, hiệu quả kinh tế không cao, cái đói, cái nghèo cứ bám đeo đẳng. Nhưng kể từ khi được Đảng, nhà nước quan tâm tuyên truyền chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đồng thời hỗ trợ giống quế cho bà con trồng, nên đến nayđời sống của gia đình chị cũng như bà con trong thôn cải thiện rõ nét. Gia đình chị trồng hơn 1 vạn quế, cũng được khoảng 6 năm tuổi, hàng năm bán tỉa thưa cành, lá quế cũng được trên 10 triệu đồng.

Phú Nhuận là xã có thế mạnh về phát triển nghề trồng rừng. Nhờ từ trồng rừng, nhiều hộ dân nơi đây đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu từ rừng, trở thành những triệu phú trồng rừng. Ông Nguyễn Hữu Lý, Bí thư Đảng ủy xã cho biết, toàn xã Phú Nhuận có hơn 5.400 ha đất rừng, trong đó, diện tích rừng phòng hộ là 3.200 ha, rừng sản xuất là 2.200 nghìn ha. Đến nay, hầu như toàn bộ diện tích đất rừng tại địa phương đã được "xanh hóa". Ở đây, mọi người dân đều ý thức được vai trò của rừng, chủ động đầu tư, bảo vệ rừng bởi họ thấy được những lợi ích thiết thực của rừng đem lại…

Mùa Xuân "no ấm" từ kinh tế rừng
Bà con đồng bào dân tộc tham gia gói bánh dịp Tết Nguyên đán

Rời Phú Nhuận, chúng tôi đến xã Sơn Hải. Đến đây, chỉ cần nhìn thoáng qua cũng có thể thấy màu ấm no đang hiện về qua những cánh rừng quế, mỡ bạt ngàn. Tổng diện tích đất rừng toàn xã là trên 800 ha, trong đó có 320 ha quế. Sản lượng gỗ và lâm sản ngoài gỗ khai thác trong năm đạt 790 m3 gỗ. Có được Thành quả này là nhờ những chính sách hỗ trợ của các chương trình xóa đói, giảm nghèo của Nhà nước và các dự án trồng rừng.

Trước đây Làng Trưng xã Sơn Hải được biết đến là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, tuy nhiên khoảng gần chục năm trở lại đây, nhờ biết phát huy thế mạnh diện tích đồi rừng nên cuộc sống của bà con nhân dân trong thôn ngày càng khấm khá, nhiều hộ đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu từ trồng rừng kinh tế.

Dẫn chúng tôi đi thăm những cánh rừng bạt ngàn quế, mỡ của thôn làng Trưng, ông Lý Văn Phong - trưởng thôn cho biết: Làng Trưng có 52 hộ, 100% là đồng bào dân tộc thiểu số. Người dân nơi đây chủ yếu sống bằng nghề trồng rừng. Đến nay toàn thôn có gần 100 ha rừng, trong đó diện tích các hộ trồng quế chiếm khoảng 70%.

Mùa Xuân

Đi dưới những tán rừng thơm mùi hương quế, chúng tôi cảm nhận được niềm vui, niềm phấn khởi đang hiện rõ trên từng nét mặt của những người dân nơi đây. Họ đã đến với rừng, trồng rừng, sống với rừng, bảo vệ rừng và rừng đã không phụ công người chăm sóc.

Chị Lý Thị V chia sẻ: “Chị bắt đầu trồng rừng từ năm 2016, sau gần chục năm chị thấy hiệu quả hơn hẳn so với trồng trọt và các cây trồng khác, chính từ rừng mà gia đình chị đã có cuộc sống ổn định hơn, không khó khăn như trước đây nữa”.

Không riêng gì ở Phú Nhuận hay Sơn Hải mà phong trào trồng cây gây rừng đã phát triển rộng khắp 14/14 xã, thị trấn của huyện Bảo Thắng. Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về huyện Bảo Thắng lại phát động tết trồng cây đời đời nhớ ơnBác Hồ. Riêng trong năm 2022 vừa qua, nhân dân trong toàn huyện đã trồng lại rừng sau khai thác trên 160 ha rừng, nâng tổng diện tích rừng hiện có của toàn huyện lên trên 37 nghìn ha, trong đó (rừng tự nhiên gần 11 nghìn ha; rừng trồng sản xuất trên 26 nghìn ha. Trồng cây phân tán được 242 nghìn cây, vượt 113 % KH tỉnh giao. Độ tán che phủ rừng của toàn huyện đạt 56,5%.

Có thể khẳng định rừng đã thật sự trở thành một trong những tiềm năng to lớn góp phần đắc lực thúc đẩy kinh tế của huyện Bảo Thắng phát triển và đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân.

Mùa Xuân "no ấm" từ kinh tế rừng
Các sản phẩm từ rừng ở huyện Bảo Thắng

Ông Nguyễn Văn Năm - Phó Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Bảo Thắng cho biết: “công tác phát triển rừng trên địa bàn huyện Bảo Thắng những năm qua đã có những chuyển biến tích cực. Người dân đã chủ động trong công tác trồng chăm sóc và bảo vệ rừng. Các cơ quan chuyên môn cũng đã trú trọng công tác tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ người dân trong công tác lựa chọn giống cây trồng phù hợp đất đai thổ nhưỡng địa phương. Bên cạnh đó các chính sách như hỗ trợ cây giống, chi trả dịch vụ môi trường rừng cũng được triển khai đầy đủ kịp thời đến người dân. Nhiều năm trở lại đây Bảo Thắng luôn hoàn thành đạt và vượt chỉ tiêu trồng và phát triển rừng đề ra”.

Hôm nay cuộc sống của những hộ trồng rừng ở khắp các xã, thị trấn trong huyện Bảo Thắng đã khấm khá lên rất nhiều. Mùa xuân mới đang về trên khắp các nẻo đường... Những người trồng rừng ở các địa phương trong huyện được nghỉ ngơi sau một năm hăng say lao động và chuẩn bị bước vào mùa trồng rừng mới.

Đi giữa tiết trời se lạnh, nhìn những vạt rừng nối tiếp nhau trải dài tít tắp mới thấy được sự gian chuân, vất vả của những người sống bằng nghề rừng, nhưng đổi lại, “rừng vàng” đã mang đến cho người dân Bảo Thắng những mùa xuân ấm no. Những đứa trẻ sinh ra và lớn lên ở rừng đều được đi học, những mái nhà khang trang mọc lên giữa bạt ngàn rừng quế, mỡ…tất cả đều nhờ rừng. Tin rằng, kinh tế đồi rừng sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả và sẽ mãi là những mùa xuân no ấm trên quê hương Bảo Thắng.

Thanh Nga - Duy Phong
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: đồng bào dân tộc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thanh Hóa: Nguyên nhân nào khiến các dự án hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp chậm tiến độ?

Thanh Hóa: Nguyên nhân nào khiến các dự án hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp chậm tiến độ?

Nguyên nhân khiến các dự án hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp chậm tiến độ đã được tỉnh Thanh Hóa làm rõ, đồng thời đưa ra nhiều pháp giải quyết tận gốc vấn đề.
Quảng Ninh: Nâng tầm du lịch với hạ tầng hiện đại, dịch vụ chất lượng

Quảng Ninh: Nâng tầm du lịch với hạ tầng hiện đại, dịch vụ chất lượng

Với lợi thế sở hữu nhiều vịnh đẹp như Hạ Long và Bái Tử Long, Quảng Ninh đã và đang khẳng định vị thế là một trong những điểm du lịch biển hấp dẫn nhất Việt Nam
Lai Châu: Tổ chức diễn đàn và tặng Bằng khen cho 10 thanh niên khởi nghiệp xuất sắc

Lai Châu: Tổ chức diễn đàn và tặng Bằng khen cho 10 thanh niên khởi nghiệp xuất sắc

Lai Châu tổ chức diễn đàn trực tuyến Thanh niên với khởi nghiệp và việc làm năm 2024 với chủ đề “Thanh niên Lai Châu - vững bước vào kỷ nguyên mới”…
Bình Dương: khởi công dự án chung cư dành cho người thu nhập trung bình

Bình Dương: khởi công dự án chung cư dành cho người thu nhập trung bình

Tập đoàn Bcons và Tập đoàn Tân Đông Hiệp vừa giới thiệu dự án chung cư bình dân mới tại Dĩ An, Bình Dương với giá dưới 30 triệu/m².
TP. Hải Phòng hướng đến phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo bền vững

TP. Hải Phòng hướng đến phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo bền vững

TP. Hải Phòng khai thác thế mạnh địa phương, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo và kêu gọi sự hợp tác, liên kết từ các địa phương, quốc gia, quốc tế.

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh khẳng định vai trò đầu mối, thúc đẩy liên kết vùng

Quảng Ninh khẳng định vai trò đầu mối, thúc đẩy liên kết vùng

Việc đẩy mạnh liên kết vùng được cho là 'chìa khoá' để Quảng Ninh mở rộng không gian phát triển, từ đó tạo động lực phát triển mới.
An Giang:

An Giang: 'Trải thảm đỏ' thu hút đầu tư hàng loạt dự án công nghiệp lớn

Trong danh mục các dự án trọng điểm mời gọi đầu tư tại tỉnh An Giang mới được công bố, có đến 14 dự án hạ tầng khu, cụm công nghiệp, sản xuất công nghiệp.
Thừa Thiên Huế: Di dời hơn 200 hộ dân sống ở vùng nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn

Thừa Thiên Huế: Di dời hơn 200 hộ dân sống ở vùng nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn

Lực lượng chức năng Thừa Thiên Huế đã di dời 206 hộ/577 khẩu sinh sống ở vùng có nguy cơ sạt lở đất, ngập lụt đến nơi an toàn.
Quảng Nam: Sóng lớn lại xé toạc bờ biển Hội An

Quảng Nam: Sóng lớn lại xé toạc bờ biển Hội An

Sóng biển kèm theo gió mạnh khiến cho bờ biển phía bắc TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam bị xé toạc kéo dài hơn 200m, ăn sâu vào đến 7m.
Quảng Nam: Phát hiện một cá thể voi đi lạc giữa đồng bằng

Quảng Nam: Phát hiện một cá thể voi đi lạc giữa đồng bằng

Trưa nay (26/11), một cá thể voi đi lạc trên tuyến QL14E (đoạn xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) khiến nhiều người hiếu kỳ tập trung đến xem.
Quảng Ninh: Đông Triều nỗ lực hướng tới môi trường xanh trong sản xuất, khai thác than

Quảng Ninh: Đông Triều nỗ lực hướng tới môi trường xanh trong sản xuất, khai thác than

Thành phố Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh), nơi tập trung nhiều đơn vị sản xuất, khai thác than lớn đã và đang chú trọng trong công tác bảo vệ môi trường xanh.
An Giang: Giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng

An Giang: Giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng

Ngày 26/11/2024, UBND tỉnh An Giang đã tổ chức Hội nghị giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng tỉnh tại TP. Hồ Chí Minh.
Tuyên Quang: Chia sẻ kinh nghiệm về quản lý, phát triển chợ, siêu thị

Tuyên Quang: Chia sẻ kinh nghiệm về quản lý, phát triển chợ, siêu thị

Sở Công Thương 2 tỉnh An Giang và Tuyên Quang đã triển khai thỏa thuận, hợp tác phát triển về lĩnh vực Công Thương giữa hai địa phương.
Vĩnh Phúc: Nhiều cơ hội phát triển dịch vụ logistics xanh

Vĩnh Phúc: Nhiều cơ hội phát triển dịch vụ logistics xanh

Vĩnh Phúc là địa phương có tỷ lệ công nghiệp hóa lên tới 64%, lưu lượng công nghiệp lớn, đây là cơ hội để địa phương phát triển ngành dịch vụ logistics.
Khai mạc Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024 tại Thái Bình

Khai mạc Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024 tại Thái Bình

Tối 25/11, Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024 đã khai mạc tại Quảng trường Thái Bình, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
Hạ tầng số hiện đại -

Hạ tầng số hiện đại - 'chìa khóa' để Quảng Ninh tăng tốc chuyển đổi số

Nhờ đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng số, Quảng Ninh đã trở thành một trong những địa phương dẫn đầu trong chuyển đổi số.
Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Tỉnh Quảng Ninh đang nỗ lực, tăng tốc thực hiện mọi nhiệm vụ đề ra, đến thời điểm này, nhiều chỉ tiêu kinh tế-xã hội năm 2024 của tỉnh ước hoàn thành kế hoạch.
Lạng Sơn: Phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Lạng Sơn: Phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Mới đây, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Quyết định số 2029/QĐ-UBND về việc phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.
Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Mưa lớn kéo dài gây ra rất nhiều điểm sạt lở tại huyện Bắc Trà My, lực lượng chức năng đang tổ chức sơ tán dân và nỗ lực thông tuyến tạm thời.
Sau sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Thanh Hóa sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Thanh Hóa sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Sau khi sắp xếp, thành phố Thanh Hóa sẽ có 47 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 33 phường và 14 xã và sẽ chính thức đi vào hoạt động từ 0 giờ, ngày 1/1/2025
Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành công điện hoả tốc nhằm ứng phó mưa lũ; cho học sinh nghỉ học ngày 25/11.
Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Mưa lớn kéo dài, nước sông Trà Câu dâng cao, gây ngập lụt diện rộng tại thị xã Đức Phổ (tỉnh Quảng Ngãi), nhiều hộ dân phải di dời khẩn cấp đến nơi an toàn.
Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Mưa lớn nhiều khiến đất đá từ taluy dương phía sau tràn xuống làm sập một mảng tường lớn tại điểm trưởng Răng Chuỗi (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam).
Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Vịnh Hạ Long, viên ngọc quý của Việt Nam đã và đang khẳng định vị thế một trong những di sản thiên nhiên thế giới kỳ vĩ cùng với giá trị về văn hóa, lịch sử
Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Thời gian qua, các doanh nghiệp, đơn vị, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã chủ động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động