Thứ tư 04/12/2024 16:16

Mua sắm online tiếp tục lên ngôi hậu dịch Covid-19

98% những người đã mua online trong thời gian bùng phát dịch Covid-19 sẽ vẫn tiếp tục duy trì mua online trong tương lai. Xu hướng gia tăng mua sắm trực tuyến tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp đẩy mạnh chiến lược truyền thông kỹ thuật số và tạo nên những dấu ấn mạnh mẽ hơn trên thị trường này.    

Nhận định trên được đưa ra tại Chương trình “Tái khởi động kinh doanh sau dịch Covid-19” do Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức ngày 9/6. Chương trình nhằm công bố những khảo sát mới nhất về những thay đổi trong động thái về hành vi của người tiêu dùng sau mùa dịch Covid-19 và trao nhãn hiệu chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2020 cho các doanh nghiệp.

Tăng trưởng của ngành hàng tiêu dùng nhanh sẽ có những thay đổi

Dịch Covid-19 đã có những tác động ban đầu vào tháng 2/2020 (sau Tết Nguyên đán), nghiêm trọng hơn vào tháng 3 và dần được kiểm soát vào tháng 4 khi lệnh giãn cách xã hội được thực hiện. Theo đó, hành vi, thói quen của người tiêu dùng có những thay đổi đáng kể. Chia sẻ báo cáo của Công ty nghiên cứu thị trường Kantar World Panel, bà Nguyễn Phương Nga – Giám đốc phát triển kinh doanh Kantar Vietnam World Panel- cho hay, mức độ xem ti vi của người dân tăng đáng kể từ cuối tháng 2/2020. Mức độ sử dụng internet cũng tăng nhiều trong thời gian này. Về mua sắm, tiêu dùng, theo khảo sát, chi tiêu cho nhóm tiêu dùng nhanh tăng trưởng hai con số trong 4 tháng đầu năm 2020, đặc biệt ở khu vực thành thị. Giỏ hàng “mùa dịch” được nạp đầy với ba nhóm chính: thực phẩm cần thiết/tiện lợi, các sản phẩm vệ sinh và sản phẩm giúp tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, với chiến dịch stayhome, những mặt hàng liên quan đến nhu cầu kết nối, các nhu cầu xã hội như đồ ăn vặt, các sản phẩm giúp đơn giản hóa việc nấu ăn, sản phẩm chăn sóc cá nhân cũng cho thấy sự tăng trưởng tích cực. Người tiêu dùng cũng chi tiêu cho các mặt hàng thuộc về thói quen như: kẹo, cà phê…. đặc biệt là người dân thành thị. Các mô hình bán lẻ mới nổi bao gồm siêu thị mi ni, cửa hàng tiện lợi và mua sắm trực tuyến đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng của nhóm hàng tiêu dùng nhanh. Trong đó, mua sắm trực tuyến được đánh giá cao ở tính tiện lợi và “hạn chế tiếp xúc”, siêu thị mi ni được chọn vị trí gần nhà cho các nhu cầu cơ bản trong một khoảng thời gian ngắn. Đối với các kênh siêu thị và đại siêu thị, số giao dịch tăng lên đáng kể trước khi lệnh giãn cách và được dự đoán sẽ còn tiếp diễn và dần về lại mức bình thường khi nhu cầu tích trữ hàng giảm.

Toàn cảnh Chương trình “Tái khởi động kinh doanh sau dịch Covid-19” và trao nhãn hiệu chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2020 cho các doanh nghiệp

Có hay không “bình thường mới” hậu Covid-19? Bà Nguyễn Phương Nga cho hay, người dân toàn cầu thể hiện mối quan tâm ngày càng lớn về tác động nặng nề và kéo dài của Covid-19. Trong khi đó, ở Việt Nam, mọi người dân đang dần trở lên lạc quan hơn. Tuy nhiên, qua đại dịch, thu nhập của người Việt ít nhiều bị ảnh hưởng, giá cả hàng hóa do đó cũng trở thành vấn đề nhạy cảm hơn. Sự khác biệt về vùng miền hay giai đoạn đoạn sống cũng ảnh hưởng đến mức độ nhạy cảm về tình hình hiện tại. Do đó, sẽ có sự thay đổi trong mô hình tăng trưởng của ngành hàng tiêu dùng nhanh, tùy thuộc vào bản chất của thương hiệu và ngành hàng, cũng như khác biệt về địa lý và nhân khẩu học.

Mua sắm online tiếp tục lên ngôi

Kết quả khảo sát người tiêu dùng năm 2019 và giai đoạn bình thường mới sau dịch Covid-19 của Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao có nhiều kết quả cũng tương tự như Kantar World Panel. Bà Hồ Đức Minh – Chánh văn phòng Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao – cho hay, mua sắm trực tuyến bùng nổ ấn tượng. Đa số người tiêu dùng được khảo sát (82%) có mua online thời gian cách ly xã hội vì dịch Covid-19. 98% những người đã mua online trong thời gian bùng phát dịch Covid-19 sẽ vẫn tiếp tục duy trì mua online trong tương lai. “Xu hướng gia tăng mua sắm trực tuyến tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp đẩy mạnh chiến lược truyền thông kỹ thuật số và tạo nên những dấu ấn mạnh mẽ hơn trên thị trường trực tuyến”, bà Hồ Đức Minh nói.

Theo bà Hồ Đức Minh, lý do người tiêu dùng chọn mua sắm trực tuyến gồm: Sự thuận tiện; hàng hóa phong phúc đa dạng, dễ lựa chọn; nhiều ưu đãi, khuyến mại. Tuy nhiên, kèm theo đó là những lo ngại như: Sản phẩm chất lượng kém; vấn nạn hàng giả, hàng nhái; dịch vụ giao hàng, bảo hành kém. Đưa ra khuyến nghị cho doanh nghiệp trong thời hậu dịch Covid-19, bà Hồ Đức Minh cho rằng, cần phải hiểu sâu sắc khách hàng mục tiêu của mình. Thiết kế hành trình của khách hàng, kèm theo đó và định vị thương hiệu. Thay đổi kênh bán hàng vì người tiêu dùng giờ không chỉ mua tại một nơi như trước nữa.

Bà Nguyễn Phương Nga cho rằng, cần cập nhật thường xuyên trên số liệu người tiêu dùng. Hiểu về nhu cầu của người tiêu dùng hậu dịch Covid-19 và giải pháp bù đắp những dịp sử dụng bị mất đi. Đánh giá những yếu tố nào của các hoạt động tiếp thị sẽ giúp đẩy nhanh tăng trưởng sau đại dịch. Tìm ra những dịp sử dụng mới phát sinh sau thời gian dịch bùng phát là cần thiết trong phát triển những sản phẩm mới để đáp ứng tiêu dùng trong tương lai. Đầu tư vào khâu truyền thông và tìm hiểu chuyển động các kênh mua sắm để từ đó khám phá những cơ hội tăng trưởng mới.

Trao chứng nhận nhãn hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2020 cho các doanh nghiệp

Trong khuôn khổ của Chương trình đã diễn ra lễ trao giải cho các doanh nghiệp đủ điều kiện đạt nhãn hiệu chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2020. Kết quả khảo sát sơ bộ có 770 doanh nghiệp được người tiêu dùng bình chọn, trong đó có 39 doanh nghiệp được bình chọn lần đầu và 54 doanh nghiệp tạm rời khỏi danh sách bình chọn năm 2019. Đặc biệt có 37 doanh nghiệp được người tiêu dùng bình chọn liên tiếp 24 năm. Kết quả cuối cùng, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tìm ra 604 doanh nghiệp đủ điều kiện đạt nhãn hiệu chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2020 do người tiêu dùng bình chọn. Theo đánh giá của Ban tổ chức, ngoài yếu tố chất lượng cảm nhận như ngon/hợp khẩu vị, chất liệu tốt… vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm hay an toàn sử dụng được người tiêu dùng hết sức quan tâm khi chọn mua sản phẩm. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến nguồn gốc, xuất xứ hay thông tin sản phẩm, các sản phẩm tốt cho sức khỏe và ít tác động đến môi trường ngày càng được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn. Tiếp đó là yếu tố thuận tiện cũng trở thành tác nhân thu hút người tiêu dùng.

Bà Vũ Kim Hạnh – Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao- cho hay, lần đầu tiên chứng nhận và logo hàng Việt Nam chất lượng cao 2020 sẽ có giá trị sử dụng liên tiếp hai năm: năm 2020 đến hết năm 2021. Cuộc điều tra, khảo sát người tiêu dùng bình chọn lần tiếp theo sẽ được thực hiện vào cuối năm 2021 và công bố vào đầu năm 2022. Trong thời gian từ nay đến lần khảo sát tiếp theo, Hội sẽ tăng cường cung cấp thông tin thị trường, tư vấn doanh nghiệp về việc đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng, phục vụ tốt người tiêu dùng.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Người tiêu dùng

Tin cùng chuyên mục

Hội nghị FIA 2024 – cầu nối toàn cầu cho ngành phái sinh châu Á

Thị trường hàng hóa hôm nay 3/12: Giá cà phê Robusta giảm sâu kỷ lục

Thị trường hàng hóa hôm nay 2/12: Giá cà phê trải qua tuần tăng sốc

Thị trường hàng hóa hôm nay 29/11: Giá cà phê Robusta neo đỉnh lịch sử

Thị trường hàng hóa hôm nay 28/11: Giá dầu thế giới kéo dài đà giảm sang phiên thứ ba liên tiếp

Hà Nội: Cây thông thật ‘cháy’ hàng trước lễ Giáng sinh

Thị trường hàng hóa hôm nay 27/11: Giá ngô nối dài chuỗi suy yếu

Thị trường hàng hóa hôm nay 26/11: Giá dầu thế giới giảm sau tin thỏa thuận ngừng bắn ở Trung Đông

Động lực mới cho ngành logistics và giao dịch hàng hóa tại Việt Nam

Thị trường hàng hóa hôm nay 25/11/2024: Giá dầu thế giới tăng vọt

Dự báo cà phê và 2 loại hàng hóa có giá 'đắt hơn tôm tươi' trong năm 2025

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 22/11: Giá dầu ‘leo thang’

Chỉ thị của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về đảm bảo bảo cung cầu, bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ

Giá đậu tương năm 2025 sẽ diễn biến ra sao?

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 21/11: MXV-Index tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 20/11: Sắc xanh bao phủ thị trường kim loại và năng lượng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 19/11: Giá dầu tăng mạnh, thị trường kim loại phục hồi

Doanh nghiệp ngoại thi nhau mở điểm bán, bức tranh thị trường bán lẻ nội cuối năm 2024 ra sao?

Doanh nghiệp bán lẻ tăng mở mới, thị trường kỳ vọng 'bùng nổ' cuối năm

Thị trường hàng hóa hôm nay 14/11/2024: Chỉ số MXV-Index chấm đứt chuỗi giảm ba phiên liên tiếp