Chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh: Việt Nam tăng hạng vững chắc chỉ số tự do kinh tế Việt Nam đẩy mạnh thực thi các cam kết lao động trong Hiệp định EVFTA, CPTPP, UKVFTA |
PGS.TS Vũ Minh Khương, giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu Singapore: "Chân trời mới đang mở ra, Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa của một kỷ nguyên có thể cất cánh". Ảnh VGP/Nhật Bắc |
Việt Nam mạnh lên sau đại dịch COVID-19, niềm tin tăng lên rất mạnh mẽ!
Nêu quan điểm về kết quả phát triển kinh tế xã hội Việt Nam qua tại Tọa đàm Kinh tế việt Nam vượt những "cơn gió ngược", do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ vừa tổ chức, PGS.TS Vũ Minh Khương, giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu Singapore bày tỏ: "Từ góc độ một nhà nghiên cứu từ bên ngoài, tôi có những nhận định có tính ấn tượng".
Theo ông, việc quan sát Việt Nam có mạnh lên sau đại dịch COVID-19 hay không là một vấn đề rất nhiều nhà nghiên cứu quốc tế cũng như chính khách quốc tế quan tâm. Và kết quả quan sát thấy rõ là "Việt Nam mạnh lên sau đại dịch".
Về công tác điều hành của Chính phủ, PGS.TS Vũ Minh Khương nêu quan điểm: Đại hội Đảng năm 2021 là một thành công hết sức rực rỡ, mở ra khả năng Việt Nam có thể trở thành một nước công nghiệp phát triển vào năm 2045.
Vậy, trong vòng 2 năm vừa rồi, niềm tin này tăng lên hay giảm xuống trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu vô cùng khó khăn? Ông Khương khẳng định: "Niềm tin này tăng lên rất mạnh mẽ, cả bên ngoài và trong nội bộ" và cho biết "các địa phương cũng như doanh nghiệp lớn mà tôi làm việc đều có tâm thế mới sẵn sàng cho tương lai".
PGS.TS Vũ Minh Khương: "Các địa phương cũng như doanh nghiệp lớn mà tôi làm việc đều có tâm thế mới sẵn sàng cho tương lai". Ảnh VGP/Nhật Bắc |
Lấy ví dụ như việc xuất khẩu gạo của Việt Nam thời gian qua, PGS.TS Vũ Minh Khương đánh giá: Trong câu chuyện này, "phải nói Việt Nam rất bản lĩnh, mà thế giới đang khen ngợi. Mình không chỉ vì mình mà vì cả thế giới. Nếu Việt Nam cũng rối loạn và cấm xuất khẩu gạo thì chắc chắn mất điểm. Đây là bản lĩnh của Chính phủ trong thời gian vừa rồi".
Về mặt điều hành vĩ mô, vị chuyên gia đến từ Trường Chính sách công Lý Quang Diệu Singapore cho rằng: "Trong bối cảnh có nhiều rủi ro, nền kinh tế Việt Nam mới ở giai đoạn ban đầu với rất nhiều khó khăn nhưng đã rất vững vàng trong điều hành tỉ giá, lãi suất, không thấy vấn đề lo lắng gì cả. Đây là điều rất đáng mừng cho nền kinh tế".
Theo PGS.TS Vũ Minh Khương, hiện giờ vấn đề khó rất lớn đối với câu chuyện tăng trưởng kinh tế không chỉ là nhu cầu của thế giới suy giảm mà rõ ràng là mô hình tăng trưởng mở rộng theo kiểu cũ (thêm 1 nhà máy may, thêm 1 nhà máy thép) đã hết. Bây giờ phải thay đổi, để nâng cấp để kinh tế cất cánh.
"Tuy nhiên, việc này không thể thực hiện trong ngày một ngày hai. Đây là vấn đề chúng ta phải suy nghĩ, đòi hỏi vai trò của Chính phủ trong thời gian sắp tới", PGS.TS Vũ Minh Khương nêu rõ.
Ông Vũ Minh Khương cũng nhấn mạnh rằng: "Cách điều hành của Chính phủ trong thời gian vừa qua giúp cho tâm thế của các địa phương lên rất mạnh. Đơn cử việc triển khai quyết định làm 218 km tàu điện ngầm, hệ thống đường sắt đô thị trong 12, 15 năm tới. Mọi người ngồi họp ngày đêm, thu thập tri thức của tất cả mọi người để tìm giải pháp".
"Tôi nhận thấy một không khí rất đặc biệt. Thế giới họ làm như thế nào, Trung Quốc làm như thế nào, Hàn Quốc làm như thế nào, Singapore làm như thế nào? Chính phủ ủng hộ tuyệt đối rồi, Bộ Chính trị, Quốc hội ủng hộ rồi, thì tại sao chúng ta không làm được? Bây giờ chỉ cụ thể hóa để quyết", chuyên gia Vũ Minh Khương bày tỏ.
PGS.TS Vũ Minh Khương: "Không biết ngày mai sẽ như thế nào nhưng rõ ràng chân trời mới đang mở ra". Ảnh VGP/Nhật Bắc |
Ông chia sẻ, "chúng ta đã sống qua đổi mới lần thứ nhất những năm 1980, thì thấy đổi mới lần thứ hai cảm giác cũng y như thế, khó khăn vô cùng. Không biết ngày mai sẽ như thế nào nhưng rõ ràng chân trời mới đang mở ra".
Đánh giá về kết quả tăng trưởng GDP của Việt Nam 9 tháng qua, PGS.TS Vũ Minh Khương ví von: "Trong bối cảnh con tàu gặp bão biển, nếu chúng ta chỉ đo tốc độ đi nhanh, đi chậm thì không chuẩn, mà phải đo 3 điểm.
Một là thủy thủ có lòng tin, ý chí tiếp tục hành trình với chúng ta hay không. Cái này tôi thấy các địa phương và các doanh nghiệp có đồng lòng, đồng hành rất tốt.
Thứ hai là người thuyền trưởng có nắm được đúng la bàn, hướng gió để dẫn đường không, cái này tôi thấy cũng rất tốt.
Thứ ba là nỗ lực để nâng cấp năng lực, trình độ của mình. Tôi khẳng định Việt Nam đã có những doanh nghiệp tiếp cận dần trình độ trung bình của thế giới, sẽ cất cánh trong thời gian tới và họ có khát vọng như thế".
"Cho nên rõ ràng chúng ta đang đứng ở ngưỡng cửa của một kỷ nguyên mà Việt Nam có thể cất cánh để trở thành một quốc gia phát triển trong thời gian tới", PGS.TS Vũ Minh Khương khẳng định./.