Món nợ thể chế của Bộ Công Thương

LTS: Sau 1 tháng triển khai (10/3-10/4), Ban Tổ chức Giải báo chí 70 năm ngành Công Thương đã nhận được rất nhiều tác phẩm chất lượng của nhiều cơ quan báo chí trên cả nước. Báo Công Thương điện tử xin đăng tải các tác phẩm này để bạn đọc cùng có cái nhìn tổng thể về những dấu ấn tiêu biểu của ngành Công Thương trong suốt 70 năm qua.

Trả lời TBKTSG sau khi được Quốc hội phê chuẩn, rằng điều gì làm ông “lo lắng nhất” trong thời điểm hiện tại, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định đó là “xây dựng thể chế”. Ông nói: “Điều làm tôi quan tâm, lo lắng và tập trung sức lực nhiều nhất là cơ cấu lại bộ, xây dựng thể chế để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao”.

Món nợ thể chế của Bộ Công Thương
Nhiều điều kiện kinh doanh đang làm khó doanh nghiệp kinh doanh gas, trong đó đáng chú ý nhất là doanh nghiệp kinh doanh khí “phải sở hữu” 100.000 chai LPG (bình gas) loại 12 ki lô gam và “phải sở hữu” bồn chứa LPG (trạm nạp gas) tối thiểu là 300 mét khối. Ảnh: UYÊN VIỄN

Mối quan tâm đó, nói đúng ra, chính là “món nợ” của ngành công thương, ngành quản lý hai lĩnh vực lớn bao trùm nền kinh tế là công nghiệp và thương mại. Bất kỳ chính sách nào của ngành mà cởi trói, hỗ trợ thì thị trường phát triển, doanh nghiệp hồ hởi làm ăn và ngược lại.

Theo chỉ số cải cách hành chính năm 2015 của Bộ Nội vụ, Bộ Công Thương xếp thứ 18/19 bộ, ngành. Đó là một thứ hạng yếu. Đây là điều mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, người cam kết xây dựng một chính phủ liêm chính và kiến tạo phát triển, lo lắng.

Trong cuộc làm việc đầu tiên của Thủ tướng với Bộ Công Thương gần đây, ông Phúc chỉ ra rằng, Bộ Công Thương là “một trong số ít” bộ ngành bị kêu ca. Đề nghị Bộ Công Thương chấm dứt cơ chế xin - cho, lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm, Thủ tướng nói: “Bộ Công Thương phải đi đầu trong cải cách hành chính, tạo nên sức sống mới trong sản xuất kinh doanh, tạo động lực mạnh mẽ cho nền kinh tế. Các đồng chí cần có tư duy mới trong ứng xử với thị trường”.

Tư duy mới trong ứng xử với thị trường của Bộ Công Thương là gì? Điều này được thể hiện tương đối rõ trong một cuộc họp gần đây ở bộ này bàn về hàng loạt vấn đề như kinh doanh gas, kiểm tra formaldehyt và amind thơm, quản lý hóa chất... - những vấn đề đang bị doanh nghiệp phản ánh nhiều trong thời gian gần đây.

Nghị định 19 về kinh doanh khí

Nghị định 19 có hiệu lực từ ngày 15-5-2016. Vụ trưởng Vụ Pháp chế của Bộ Công Thương, ông Nguyễn Sinh Nhật Tân, cho biết các doanh nghiệp phản ánh năm điều kiện kinh doanh làm khó cho họ, trong đó đáng chú ý nhất là doanh nghiệp kinh doanh khí “phải sở hữu” 100.000 chai LPG (bình gas) loại 12 ki lô gam và “phải sở hữu” bồn chứa LPG (trạm nạp gas) tối thiểu là 300 mét khối. Các doanh nghiệp kiến nghị, cần giảm số lượng chai, cũng như bỏ quy định “phải sở hữu” với bồn chứa.

Trong dự thảo thông tư mới, ông Tân đề nghị giảm số bình gas xuống còn 30.000-50.000, và bồn chứa còn 50 mét khối. Bên cạnh đó, cần điều chỉnh quy định doanh nghiệp “phải sở hữu” thành “có thể sở hữu”, hoặc “đi thuê” trạm nạp gas.

Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước của Bộ Công Thương, ông Võ Văn Quyền, phản đối phương án này. Khẳng định các doanh nghiệp kinh doanh gas quy mô lớn, và hiệp hội gas đề nghị giữ nguyên các điều kiện kinh doanh này, ông Quyền nói: “Ta theo kinh tế thị trường thì Nhà nước phải xây dựng thể chế để tạo lập thị trường. Vì khí là mặt hàng nhạy cảm nên chúng ta cần có chủ thể (doanh nghiệp) vững chắc trên thị trường”. Ông Quyền cho quy định như trong Nghị định 19 nhằm cung ứng cho người dân “ít nhất một tháng”.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh hỏi luôn: “Vậy tỉnh Hưng Yên thì cần bao nhiêu bình? Anh khảo sát chưa?”, ông Quyền đã không trả lời.

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh đặt câu hỏi: “Tại sao lại ra quy định 100.000 bình và 300 mét khối, mà không phải là 110.000 bình và 350 mét khối? Lý do nào buộc doanh nghiệp phải sở hữu kho chứa?”. Ông Khánh bình luận, quy định như vậy thì chết doanh nghiệp. Ông Khánh nói, ông nghĩ ông Quyền muốn xây dựng thị trường gas có trật tự. “Nhưng tôi không đồng ý. Cần tôn trọng nguyên tắc thị trường, cần có quy định an toàn cho trạm chiết gas để doanh nghiệp có thể sở hữu, hoặc đi thuê... Quy định 100.000 bình và bồn chứa 300 mét khối thì chúng ta không có cách nào lý giải đâu. Tốt nhất là để thị trường quyết định”.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói: “Chúng ta theo kinh tế thị trường thì Nhà nước không thể lo mọi chuyện. Anh Quyền nói quy định 100.000 bình và 300 mét khối để đảm bảo nhu cầu của người dân. Vậy có lẽ cũng cần phải quy định ông hàng gạo cần có kho bao nhiêu tấn, không thì tỉnh đó chết đói hay sao?”. Rồi ông khẳng định: “Chính chúng ta đang làm méo thị trường”.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhận xét ban soạn thảo Nghị quyết 19 chưa thuyết phục được sự cần thiết của các điều kiện kinh doanh trong Nghị định 19. Theo ông, “các điều kiện kinh doanh này chưa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia thị trường, không phản ánh đúng tinh thần của Luật Doanh nghiệp, và của Chính phủ”. Ông kết luận, không có cơ sở để quy định 100.000 bình gas và bồn chứa 300 mét khối; và không quy định “phải sở hữu” trạm nạp trong nghị định để doanh nghiệp có thể đi thuê ngoài. Ông cho biết Bộ Công Thương sẽ sớm gửi báo cáo lên Chính phủ đề nghị sửa đổi Nghị định 19.

Bỏ kiểm tra formaldehyde với hàng mẫu

Thông tư 37 có hiệu lực từ ngày 15-12-2015 để kiểm tra hàm lượng formaldehyde và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm đối với sản phẩm dệt may. Đây là một trong những quan ngại mà Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam Vũ Đức Giang nêu ra tại cuộc đối thoại giữa Thủ tướng và cộng đồng doanh nghiệp ngày 29-4-2016. Lấy ví dụ, một miếng vải chỉ 5 mét chuyển từ nước ngoài về để doanh nghiệp may làm mẫu cũng phải qua kiểm tra hàm lượng formaldehyde, ông Giang cho rằng quy định này “thắt chặt doanh nghiệp quá mức, không chịu nổi”.

Tại buổi làm việc, Vụ trưởng Pháp chế Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định, Thông tư 37 “hoàn toàn có cơ sở pháp lý”, vì formaldehyde là chất độc nên phải kiểm tra. Tuy nhiên, ông Tân cho biết, các doanh nghiệp kiến nghị đơn giản hóa thủ tục, và đề nghị miễn giảm kiểm tra với sản phẩm làm mẫu. Ông cho biết, Vụ Pháp chế đang soạn thảo thông tư thay thế Thông tư 37 theo hướng đơn giản hóa thủ tục, và miễn kiểm tra hàng mẫu.

Vụ trưởng Vụ khoa học công nghệ Nguyễn Phú Cường bổ sung thêm: cả Hoa Kỳ và Nhật Bản đều có quy định rất ngặt nghèo để hạn chế formaldehyde. Tuy nhiên, ông thừa nhận Việt Nam không có các quy chuẩn, tiêu chuẩn về formaldehyde, vì vậy, nên căn cứ vào các quy định của châu Âu.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói, ông biết thông tin kiểm tra hơn 300.000 mẫu mà chỉ phát hiện bảy trường hợp có hàm lượng formaldehyde cao. Ông thừa nhận không ban hành được tiêu chuẩn của Việt Nam về formaldehyde là “lỗi của chúng ta”, và yêu cầu chỉnh sửa Thông tư 37 theo hướng tạo điều kiện cho doanh nghiệp. Bộ Công Thương sẽ gặp gỡ Hiệp hội Dệt may và các doanh nghiệp để tham khảo ý kiến trước khi ban hành thông tư mới.

Bỏ khai báo hóa chất

Cục trưởng Cục Hóa chất Nguyễn Văn Thanh khẳng định, việc doanh nghiệp nhập khẩu phải khai báo hóa chất là nhằm giúp các cơ quan nhà nước hoàn thiện cơ sở quốc gia về hóa chất. Tuy nhiên, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho rằng, đây không phải là mục tiêu quản lý. “Anh cần xây dựng cơ sở dữ liệu, thì anh phải mua của doanh nghiệp, sao bắt họ phải khai báo”, ông Khánh bày tỏ quan điểm.

Theo ông Nhật Tân, rất nhiều doanh nghiệp phản ánh là họ đang chịu phiền hà với các thủ tục khai báo khóa chất. Ông giải thích, Luật Hóa chất yêu cầu doanh nghiệp nhập khẩu phải khai báo, nhưng không có quy định cơ quan nhà nước phải cấp, xét hạn ngạch. Tuy nhiên, nghị định hướng dẫn lại yêu cầu doanh nghiệp khai báo, và phải được các cơ quan nhà nước xác nhận.

Ông Tân nói: “Vụ Pháp chế hiểu, xác nhận này là chứng minh doanh nghiệp đã khai báo, chứ không phải thủ tục cấp phép gì cả”. Ông Tân đưa ra hai phương án. Thứ nhất, nếu bỏ xác nhận từ cơ quan quản lý hóa chất, thì cần sửa nghị định theo hướng thủ tục khai báo này cần nâng cấp thành dịch vụ công trực tuyến, doanh nghiệp truy cập vào hệ thống điện tử, có lưu trữ để cơ quan quản lý nhà nước biết mà không cần thủ tục xác nhận nữa. Thứ hai, doanh nghiệp “khai báo với hải quan nhập khẩu, lúc đó ta kết nối với một cửa quốc gia”, ông nói.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, mục tiêu quản lý nhà nước là cần cơ sở dữ liệu nhưng không được gây cản trở kinh doanh. Ông yêu cầu bỏ khai báo hóa chất, và chia sẻ dữ liệu với ngành hải quan. “Tôi đề nghị phải có văn bản trả lời cho cộng đồng doanh nghiệp có thư đề nghị bỏ giấy xác nhận hóa chất”, ông nói. Ông cũng bổ sung: cần tiếp tục xem những vấn đề gì còn tồn tại trong nghị định quản lý hóa chất để đề nghị Chính phủ sửa luôn lần này.

Tư Giang - Báo thesaigontimes.vn xuất bản ngày 3/9/2016

Tư Giang
www.thesaigontimes.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin mới nhất

Ngành Công Thương đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Bình Dương

Ngành Công Thương đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Bình Dương

Gắn liền với sự hình thành và phát triển của ngành Công Thương Việt Nam, trải qua 70 năm xây dựng và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, công nhân viên chức, người lao động ngành Công Thương Bình Dương đã có những đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế -xã hội, thu hút đầu tư của địa phương.
Cần thay đổi về chất trong phát triển ngành thép

Cần thay đổi về chất trong phát triển ngành thép

Theo Bộ Công Thương, thời gian qua, ngành thép đã thực hiện được mục tiêu đáp ứng đủ và kịp thời về số lượng và chủng loại các sản phẩm thép cho nền kinh tế, không để xảy ra tình trạng thiếu thép. Trong năm 2021, ngành thép Việt Nam được kỳ vọng sẽ có thêm nhiều điều kiện, cơ hội để thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu ra các thị trường mới.
EVFTA- cơ hội và thách thức đối với ngành ô tô, xe máy

EVFTA- cơ hội và thách thức đối với ngành ô tô, xe máy

Nhiều năm qua, Việt Nam đã cố gắng xây dựng một ngành công nghiệp ô tô, xe máy với mục tiêu sản xuất thay thế nhập khẩu và từng bước tiến tới xuất khẩu. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển ngành công nghiệp ô tô, xe máy còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết.
Bộ trưởng Bộ Công Thương gửi thư chúc mừng nhân dịp 70 năm Ngày Truyền thống ngành Công Thương Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Công Thương gửi thư chúc mừng nhân dịp 70 năm Ngày Truyền thống ngành Công Thương Việt Nam

Nhân dịp 70 năm Ngày Truyền thống của ngành Công Thương Việt Nam (14/5/1951-14/5/2021), thay mặt Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Công Thương Việt Nam.
Ngành Công Thương: Đổi mới, sáng tạo, đoàn kết, phát huy truyền thống 70 năm vẻ vang

Ngành Công Thương: Đổi mới, sáng tạo, đoàn kết, phát huy truyền thống 70 năm vẻ vang

Báo Công Thương xin trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Nguyễn Hồng Diên - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương - nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Truyền thống ngành Công Thương Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Ngành Công Thương Việt Nam- Mãnh liệt một niềm tin!

Ngành Công Thương Việt Nam- Mãnh liệt một niềm tin!

Cách nay tròn 70 năm, chỉ sau Đại hội lần thứ II của Đảng có 3 tháng, Bộ Công Thương của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã chính thức được đổi tên từ Bộ Kinh tế theo Sắc lệnh số 21-SL (ngày 14/5/1951). Sắc lệnh đó không chỉ mở ra một trang sử cho Bộ Công Thương trong việc phục vụ nhiệm vụ chiến lược khi đó là đưa sự nghiệp kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn mà còn đặt nền móng cho một ngành kinh tế chủ đạo của đất nước về sau này.
Thủ tướng Chính phủ gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương

Thủ tướng Chính phủ gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Công Thương (14/5/1951 - 14/5/2021), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương.
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Công Thương (14/5/1951 - 14/5/2021), Đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị - Trưởng ban Kinh tế Trung ương gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương.
Bộ Công Thương hoãn tổ chức Lễ Kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống

Bộ Công Thương hoãn tổ chức Lễ Kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống

Do tình hình dịch bệnh Covid – 19 đang diễn biến phức tạp, Bộ Công Thương hoãn tổ chức Lễ Kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Công Thương vào ngày 14 tháng 5 năm 2021.
Chủ động hạn chế rủi ro từ các vụ kiện phòng vệ thương mại

Chủ động hạn chế rủi ro từ các vụ kiện phòng vệ thương mại

Do chính sách bảo hộ của một số thị trường cũng như ảnh hưởng từ tình hình kinh tế thế giới vẫn gặp nhiều khó khăn, số lượng các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại ở cả hai chiều xuất khẩu và nhập khẩu dự kiến cũng sẽ lớn hơn trong giai đoạn sắp tới. Theo đó, các ngành sản xuất, doanh nghiệp (DN) xuất khẩu Việt Nam sẽ đứng trước những thách thức mới trong khi nguồn lực để ứng phó với các vụ điều tra còn rất hạn chế.
Petrolimex Thanh Hóa: Sáng ngời gương người tốt, việc tốt

Petrolimex Thanh Hóa: Sáng ngời gương người tốt, việc tốt

Không chỉ chú trọng sản xuất, kinh doanh, người lao động Công ty Xăng dầu Thanh Hóa (Petrolimex Thanh Hóa) đã làm sáng hơn thương hiệu Petrolimex bằng những việc làm bình dị nhưng tốt đẹp.
Ngành Công Thương Tuyên Quang: Chung sức đưa địa phương hội nhập

Ngành Công Thương Tuyên Quang: Chung sức đưa địa phương hội nhập

Sau 70 năm nỗ lực vươn mình, ngành Công Thương Tuyên Quang đã có những bước tiến vượt bậc cả về công nghiệp, thương mại và dịch vụ, góp phần quan trọng đưa địa phương trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực.
Ngành Công Thương Bắc Ninh: Mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao

Ngành Công Thương Bắc Ninh: Mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao

Đóng góp tích cực cho thành tích chung của ngành Công Thương Việt Nam sau 70 năm thành lập, hiện, Bắc Ninh đã trở thành một trong những địa phương có sự bứt phá về công nghiệp, đang hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao của cả nước.
Dấu ấn của lực lượng quản lý thị trường trên mặt trận chống buôn lậu

Dấu ấn của lực lượng quản lý thị trường trên mặt trận chống buôn lậu

64 năm song hành cùng sự đổi thay và phát triển của ngành Công Thương, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) ngày càng lớn mạnh, khẳng định vai trò chủ công trong công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên thị trường nội địa. Đặc biệt, sau hơn 2 năm tổ chức mô hình theo ngành dọc đã phát huy được tính hiệu quả, được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Công Thương và nhân dân ghi nhận.
Cục Hóa chất: Hoàn thiện chính sách, góp phần phát triển ngành công nghiệp hóa chất

Cục Hóa chất: Hoàn thiện chính sách, góp phần phát triển ngành công nghiệp hóa chất

Là cơ quan đầu mối tham mưu quản lý nhà nước trong hoạt động hóa chất và là cơ quan đầu mối tham mưu đề xuất chính sách phát triển công nghiệp hóa chất, trong suốt hơn 10 năm thành lập đến nay, đồng hành cùng sự phát triển của ngành Công Thương nói chung và ngành công nghiệp hóa chất nói riêng, Cục Hóa chất đã tập trung xây dựng, bổ sung hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quản lý hoạt động hóa chất, từng bước đề xuất chính sách phù hợp góp phần phát triển ngành công nghiệp hóa chất theo hướng phát triển bền vững, thân thiện.
Cục Quản lý thị trường Hòa Bình: Bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp và người tiêu dùng

Cục Quản lý thị trường Hòa Bình: Bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp và người tiêu dùng

Năm 2021, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) Hòa Bình tập trung đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, triển khai nhiều kế hoạch, giải pháp đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp (DN) và người tiêu dùng.
Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo: Tham mưu, quản lý năng lượng hiệu quả

Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo: Tham mưu, quản lý năng lượng hiệu quả

Là đơn vị mới thành lập sau khi Bộ Công Thương tái cơ cấu tổ chức, đáp ứng yêu cầu phát triển mới của đất nước thời kỳ hội nhập, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (ĐL&NLTT) đã có sự kế thừa và gắn liền với quá trình phát triển của ngành điện cách mạng Việt Nam. Sau gần 5 năm thành lập, Cục đã thực hiện thành công nhiều nhiệm vụ, đóng góp quan trọng vào thành công chung của Bộ Công Thương.
Ngành Công Thương Cao Bằng: Khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh địa phương

Ngành Công Thương Cao Bằng: Khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh địa phương

Công nghiệp phát triển đúng hướng, khai thác được tiềm năng, thế mạnh của địa phương; nguồn cung hàng hóa dồi dào, đáp ứng nhu cầu của người dân; xuất nhập khẩu qua địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực… Đây là những kết quả ấn tượng mà ngành Công Thương Cao Bằng đạt được trong thời gian qua.
Ngành Công Thương Hòa Bình: Động lực phát triển kinh tế địa phương

Ngành Công Thương Hòa Bình: Động lực phát triển kinh tế địa phương

Giai đoạn 2021 - 2025, ngành Công Thương Hòa Bình phấn đấu đạt mục tiêu: Phát triển công nghiệp trở thành động lực của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững và hiệu quả; phát triển nhanh, đa dạng các loại hình và nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng yêu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân...
EVNGENCO 3: Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh

EVNGENCO 3: Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh

Những năm gần đây, công tác chuyển đổi số trong các hoạt động quản trị và quản lý sản xuất, kinh doanh, đầu tư xây dựng được Tổng công ty Phát điện 3 (EVNGENCO 3) triển khai thực hiện, mang lại hiệu quả, tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác chuyên môn của Tổng công ty và các đơn vị.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Nâng cao vai trò, trách nhiệm của địa phương

Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Nâng cao vai trò, trách nhiệm của địa phương

Để đạt được mục tiêu tiết kiệm từ 8 - 10% tổng năng lượng tiêu thụ so với kịch bản phát triển bình thường đến năm 2030, bên cạnh sự nỗ lực của cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương, rất cần sự vào cuộc của chính quyền các cấp tại địa phương vì đây là yếu tố mang tính quyết định.
Ngành Công Thương Hải Phòng: Khẳng định vị thế cực tăng trưởng vùng kinh tế động lực phía Bắc

Ngành Công Thương Hải Phòng: Khẳng định vị thế cực tăng trưởng vùng kinh tế động lực phía Bắc

Phát triển công nghiệp theo hướng công nghệ cao; thương mại ngày càng văn minh, hiện đại, ngành Công Thương Hải Phòng đã và đang tích cực đóng góp cho sự phát triển kinh tế thành phố.
Quản lý thị trường Lai Châu: Kiểm tra trọng tâm, trọng điểm

Quản lý thị trường Lai Châu: Kiểm tra trọng tâm, trọng điểm

Thực hiện nhiệm vụ công tác quản lý thị trường (QLTT) năm 2021, Cục QLTT Lai Châu đã chủ động xây dựng các kế hoạch, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh hiệu quả chống buôn lậu, gian lận thương mại, đặc biệt là sản xuất, kinh doanh hàng giả…
Giải Báo chí 70 năm ngành Công Thương: Tôn vinh các tác phẩm, nhóm tác phẩm và tập thể xuất sắc

Giải Báo chí 70 năm ngành Công Thương: Tôn vinh các tác phẩm, nhóm tác phẩm và tập thể xuất sắc

Sáng ngày 7/5, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải thưởng Giải báo chí 70 năm ngành Công Thương.
Giải báo chí 70 năm ngành Công Thương Việt Nam: Quy tụ các tác phẩm báo chí chất lượng cao

Giải báo chí 70 năm ngành Công Thương Việt Nam: Quy tụ các tác phẩm báo chí chất lượng cao

Chỉ sau 1 tháng phát động (từ ngày 10/3/2021 đến hết ngày 10/4/2021), giải Báo chí 70 năm ngành Công Thương đã thu hút gần 500 bài dự thi từ các cơ quan báo chí khắp cả nước, trong đó có nhiều bài thi chất lượng đến từ các nhà báo đã có nhiều năm theo dõi và am hiểu ngành Công Thương. Lễ trao giải thưởng Giải báo chí 70 năm ngành Công Thương Việt Nam tổ chức vào ngày 7/5/2021 vinh danh 41 tác giả/nhóm tác giả và 4 tập thể cơ quan báo chí xuất sắc nhất.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động