Thứ sáu 29/11/2024 07:57

Mở rộng đầu ra cho nông sản Ninh Thuận nhờ thương mại điện tử

Nhiều nông sản Ninh Thuận đã tìm được đầu ra ổn định nhờ kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử.

Nông sản Ninh Thuận được ưa chuộng trên sàn thương mại điện tử

Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất và Thương mại nông sản Thái Thuận, xã Nhơn Sơn, Ninh Sơn, Ninh Thuận là một trong những doanh nghiệp sản xuất nông sản được địa phương hỗ trợ đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử http://sanphamninhthuan.com do Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng. Sau một thời gian tiêu thụ nông sản, Sàn thương mại điện tử đã phát huy hiệu quả tốt đối với công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm vì thông qua sàn này, nhiều khách hàng biết đến sản phẩm của công ty và liên hệ trực tiếp với công ty từ số điện thoại, địa chỉ liên hệ được thông tin trên sàn.

Đây là một trong nhiều doanh nghiệp đã được hưởng lợi từ kênh thương mại điện tử địa phương.

Doanh nghiệp sản xuất nông sản được hưởng lợi từ kênh thương mại điện tử địa phương. (Ảnh - TTXVN)

Theo thông tin từ Sở Công Thương Ninh Thuận, để hỗ trợ, kết nối các cơ sở sản xuất đa dạng kênh tiêu thụ và tiếp cận nhanh, hiệu quả với các ứng dụng thương mại điện tử, đồng thời căn cứ nhiệm vụ và mục tiêu về chiến lược phát triển kinh tế số theo Kế hoạch số 2351/KH-UBND ngày 14/5/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2021-2025, Sở Công Thương triển khai Đề án hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bán hàng thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử uy tín trong nước, quốc tế. Nhiều giải pháp đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử trong kết nối cung cầu sản phẩm với thị trường trong nước và quốc tế; tập huấn, bồi dưỡng, trang bị kiến thức về thương mại điện tử, kinh doanh trực tuyến cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh cũng đã được triển khai.

Hiện nay hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh đã có sự tham gia, hưởng ứng của 92 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, với khoảng 300 sản phẩm được thực hiện quảng bá, tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử, từ các sản phẩm nông sản như: Nho táo, măng tây, nha đam... đến các sản phẩm chế biến, thủ công mỹ nghệ, du lịch lữ hành... Đặc biệt, đã có hơn 123 sản phẩm OCOP của 50 cơ sở, doanh nghiệp được đăng tải lên sàn thương mại điện tử. Ngoài ra, rất nhiều sản phẩm còn được tiêu thụ trên các kênh mạng xã hội như Fanpage, Facebook, Zalo...

Thực tế thời gian qua cho thấy, các sàn thương mại điện tử đã hỗ trợ rất tốt cho các hộ nông dân trong tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Việc tham gia thương mại điện tử đã giúp cho các hộ sản xuất nông nghiệp tìm kiếm được nhiều thị trường tiêu thụ, thúc đẩy nhanh hơn kế hoạch sản xuất, kinh doanh và ổn định sản xuất. Sản lượng tiêu thụ qua các sàn thương mại điện tử trung bình chiếm 25-30% sản lượng tiêu thụ của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất.

Tiếp tục nâng cao hiệu quả của các sàn thương mại điện tử

Để phát huy hiệu quả của các sàn thương mại điện tử địa phương, ngày 16/4/2024, Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành Kế hoạch số 1667/KH-UBND về phát triển thương mại điện tử tỉnh Ninh Thuận năm 2024.

Kế hoạch đặt ra yêu cầu phát huy tiềm năng, điều kiện thực tế của tỉnh để phát triển thương mại điện tử phù hợp với yêu cầu, nâng cao khả năng cạnh tranh, thực hiện tốt công tác quảng bá, giới thiệu và mở rộng thị trường cho hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp tỉnh trong xu thế hội nhập kinh tế số. Bên cạnh đó, tranh thủ mọi nguồn lực hỗ trợ phát triển thương mại điện tử tỉnh có trọng tâm, trọng điểm, tập trung chủ yếu vào hoạt động hỗ trợ tiêu thụ các mặt hàng nông sản, thực phẩm chế biến, các sản phẩm OCOP của tỉnh. Huy động, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong tỉnh đầu tư hạ tầng thương mại điện tử, đảm bảo nguồn nhân lực đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử.

Để triển khai kế hoạch này, Sở Công Thương Ninh Thuận đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử cho người dân và doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao trình độ tham gia và khai thác các ứng dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp. Đồng thời, tăng cường khả năng nhận biết và ứng phó của người tiêu dùng với những hành vi tiêu cực trong thương mại điện tử; khuyến khích, hỗ trợ chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa, ứng dụng công nghệ số nhằm cải tiến mô hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Kim Xuyến
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Nâng tầm du lịch với hạ tầng hiện đại, dịch vụ chất lượng

Quảng Ninh: Đông Triều nỗ lực hướng tới môi trường xanh trong sản xuất, khai thác than

An Giang: Giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng

Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số