Thứ năm 14/11/2024 05:48

May 10 ra quân sản xuất đầu năm mới 2019

Ngày 2/1/2019, trên 2.000 cán bộ, công nhân lao động Tổng công ty May 10 tại Hà Nội đã sôi nổi ra quân, gấp rút sản xuất những lô hàng để kịp đưa ra thị trường phục vụ dịp Tết cổ truyền Kỷ Hợi và xuất khẩu.  
May 10 ra quân sản xuất đầu năm mới 2019

Phát biểu tại buổi lễ ra quân, ông Thân Đức Việt- Phó Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 khẳng định, năm 2018, vượt qua những khó khăn thách thức chung của nền kinh tế, Tổng công ty May 10 tiếp tục duy trì đà phát triển với tổng doanh thu đạt trên 3.000 tỷ đồng, nộp ngân sách 52,92 tỷ đồng.

Ông Thân Đức Việt- Phó Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 cho biết, nhằm mở rộng tiêu thụ để chiếm lĩnh thị trường trong nước, trong năm 2018, May 10 đã khai trương trang Thương mại Điện tử, tiếp cận hơn 7 triệu lượt khách hàng thuộc 45 tỉnh, thành trên cả nước, đẩy mạnh tiêu thụ nội địa. May 10 cũng đã khai trương Trung tâm thời trang tại 765A Nguyễn Văn Linh, Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội- là tổ hợp trung tâm thương mại, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, may đo veston, khách sạn cao cấp, điểm đến của khách hàng ưa thích thời trang trong và ngoài nước.

Trong năm 2018, Tổng công ty May 10 đã tập trung vào công tác đào tạo nâng cao trình độ cho lao động; nghiên cứu, cải tiến tổ chức sản xuất nhằm thay đổi tư duy, nghiên cứu tìm ra những giải pháp tiên tiến để bắt kịp với công nghệ 4.0, tăng năng suất lao động, tìm ra phương pháp làm việc, quản lý mới, nâng cao hiệu quả quản trị.

ông Thân Đức Việt- Phó Tổng giám đốc Tổng công ty May 10: năm 2019, May 10 tập trung đầu tư chiều sâu để “Tăng năng suất- Giảm giờ làm- Tiết kiệm chi phí- tăng thu nhập cho người lao động”

Bước sang năm 2019 được dự báo là có nhiều khó khăn tiềm ẩn với ngành dệt may, May 10 sẽ tập trung đầu tư chiều sâu để “Tăng năng suất- Giảm giờ làm- Tiết kiệm chi phí- tăng thu nhập cho người lao động”; Làm chủ công nghệ 4.0 và từng bước triển khai trí tuệ nhân tạo AI; tăng cường sử dụng nhiên liệu sạch, bảo vệ môi trường; mở rộng thêm các thị trường mới- ông Thân Đức Việt nhấn mạnh.

Tại buổi Lễ, ông Lê Tiến Trường- Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam- cho biết- năm 2018, mặc dù gặp nhiều khó khăn, song ngành dệt may vẫn đạt được kết quả khả quan, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 36 tỷ USD, tăng tới 5 tỷ USD so với năm 2017, đạt mức tăng trưởng cao nhất trong mấy năm gần đây, bằng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành dệt may năm 2007.

Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu của Tập đoàn Dệt May Việt Nam đạt 3,05 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2017, nhưng lợi nhuận của Tập đoàn lại đạt trên 30% do đã dịch chuyển được chất lượng đơn hàng.

Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam khẳng định, May 10 là hạt nhân quan trọng của Tập đoàn Dệt May Việt Nam, đóng góp lớn vào thành công chung của tập đoàn với những bước đi hết sức bài bản trong dầu tư chiều sâu, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm.

Kim Liên- Nhật Quang

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Doanh nghiệp dệt may bắt nhịp chuyển đổi số

Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành sữa

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Cách nào phát triển thời trang Việt?

Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá nhiều thủ tục hành chính lĩnh vực công nghiệp nhẹ

Chính phủ giao Bộ Công Thương tăng cường đối thoại để triển khai Cơ chế CBAM

Giải pháp căn cơ cho ngành Công Thương 'chắc chân' trước biến động thị trường

Ngày 27/9, sẽ diễn ra Ngày hội Cotton Day Việt Nam 2024

Xung đột tại Bangladesh có làm chuyển hướng chuỗi cung ứng dệt may?

Phát triển thị trường ngách cho ngành dệt may: Cuộc chơi của các “ông lớn”

Ngành dệt may: Nâng cao năng suất, hóa giải sức ép chi phí nhân công

Dệt may Việt Nam có bao nhiêu thị trường xuất khẩu tỷ USD?

Doanh nghiệp dệt may lo đơn hàng, đơn giá quý IV/2024

Ứng phó với quy định mới tại EU: Doanh nghiệp dệt may lưu ý gì?

Doanh nghiệp dệt may kiến nghị “mềm hóa” quy tắc xuất xứ trong CPTPP

Doanh nghiệp da giày khó tiếp cận thông tin về các luật mới

Vì sao đơn hàng tăng, doanh nghiệp dệt may vẫn lo?