Thứ sáu 29/11/2024 09:47

Lương cán bộ, công chức, viên chức thay đổi thế nào từ 1/7/2024?

Mục tiêu cải cách tiền lương là bảo đảm cho người lao động đủ sống bằng lương, đặc biệt phải xem xét quy định các loại phụ cấp đặc thù cho các ngành lĩnh vực..

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã báo cáo Quốc hội về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, trong đó có vấn đề về cải cách tiền lương.

Thực tế, sau khi tăng lương cơ sở từ ngày 1/7/2023, vấn đề cải cách tiền lương năm 2024 được đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động quan tâm. Vậy lộ trình cải cách tiền lương năm 2024 cụ thể thế nào?

Vừa qua, phát biểu tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội ở hội trường Quốc hội sáng 1/11, đại biểu Hà Ánh Phượng (đoàn Phú Thọ) bày tỏ đồng tình với báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và dự kiến phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Đại biểu Hà Ánh Phượng cho biết, theo Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo có nêu "lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng".

Tuy nhiên, theo đại biểu, qua 10 năm thực hiện chế độ tiền lương, mức thu nhập của nhà giáo vẫn thấp, thậm chí có nhóm nhà giáo không đủ trang trải cuộc sống của gia đình. Nhiều người đã phải nghỉ, chuyển việc hoặc là làm thêm, vì vậy dẫn đến tình trạng chưa tròn vai và chưa tâm huyết với nghề. Bên cạnh vấn đề lương giáo viên, đại biểu Hà Ánh Phượng cũng kể đến đội ngũ nhân viên trường học. Đây là bộ phận chiếm tỷ lệ không quá 10% biên chế trường học nhưng giữ vai trò quan trọng trong vận hành trường.

Đại biểu Hà Ánh Phượng cho rằng: Mặc dù làm 8 tiếng/ngày nhưng họ không được hưởng trợ cấp công vụ như công chức và cũng không được hưởng thâm niên như nhà giáo mặc dù làm cùng trong ngành giáo dục. Hiện nay phụ cấp của họ rất thấp, thậm chí có vị trí không được hưởng phụ cấp gì.

Từ đó, nữ đại biểu đoàn Phú Thọ đã đề nghị Quốc hội, Chính phủ trong cải cách tiền lương lần này cần quy định lương của giáo viên ở mức cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc theo vùng, đúng theo tinh thần Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Đại biểu Hà Ánh Phượng cũng cho rằng, phải có giải pháp tăng lương và phụ cấp cho nhân viên trường học để họ yên tâm công tác, cống hiến với nghề, đáp ứng yêu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện nay.

Lương cán bộ, công chức, viên chức thay đổi thế nào từ 1/7/2024? - Ảnh: An Chi

Theo phương án cải cách tổng thể chính sách tiền lương mới theo Nghị quyết số 27-NQ/TW đang được Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV để áp dụng từ 1/7/2024, sẽ có 5 bảng lương được xây dựng theo vị trí việc làm và theo chức danh lãnh đạo, quản lý, loại bỏ hết những cơ chế chính sách tiền lương đặc thù. Tuy nhiên, có khoảng 134.284 cán bộ, công chức thuộc các cơ quan, đơn vị quản lý hành chính nhà nước đang áp dụng cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù (có tiền lương tăng thêm ngoài chế độ chung từ 0,66 lần đến 2,43 lần).

Khi cải cách tiền lương, các trường hợp này phải thực hiện chuyển xếp vào lương mới. Và khi bãi bỏ các cơ chế, chính sách về tiền lương, thu nhập đặc thù, tiền lương mới, kể cả phụ cấp của những cán bộ, công chức này có thể thấp hơn so với trước khi cải cách tiền lương.

Theo Nghị quyết 27, cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) sẽ thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương), bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương/năm, không bao gồm phụ cấp).

Khi cải cách tiền lương, trong tổng thu nhập của công chức sẽ bao gồm 30% là phụ cấp. Vẫn áp dụng các loại phụ cấp hiện đang hưởng gồm: Phụ cấp kiêm nhiệm, thâm niên vượt khung, khu vực, trách nhiệm công việc, lưu động, phục vụ an ninh - quốc phòng và phụ cấp đặc thù dành cho đối tượng là quân đội, công an, cơ yếu.

Theo đó, cải cách mới sẽ không làm mất đi các loại phụ cấp mà chỉ gộp các loại phụ cấp đó vào một loại phụ cấp mới với tên gọi khác như: Phụ cấp theo nghề (được gộp bởi các loại phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp độc hại, nguy hiểm, phụ cấp trách nhiệm theo nghề khi công chức có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường). Đồng thời, công chức làm ở các lĩnh vực này sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi khác phù hợp của Nhà nước; Phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn: Loại phụ cấp này được gộp bởi các loại phụ cấp gồm phụ cấp đặc biệt, trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và phụ cấp thu hút.

Việc bãi bỏ các loại phụ cấp không phải xóa hoàn toàn các loại phụ cấp đó mà phụ cấp đó đã được thể hiện trong các khoản phụ cấp đã được gộp hoặc thể hiện ngay trong lương. Cụ thể, bỏ phụ cấp chức vụ lãnh đạo bởi loại phụ cấp này đã được tính vào trong lương chức vụ của các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị; Bỏ phụ cấp công vụ vì loại phụ cấp này đã được đưa vào mức lương cơ bản của công chức; Bãi bỏ phụ cấp độc hại, nguy hiểm tuy nhiên về bản chất, loại phụ cấp này đã được đưa vào điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm và được thể hiện trong phụ cấp theo nghề.

Hiện nay, có khá nhiều loại phụ cấp khác nhau, được quy định tại các văn bản khác nhau khiến công chức khó có thể theo dõi được. Về cơ bản, chỉ bỏ phụ cấp thâm niên và phụ cấp công tác công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội. Nhưng dù bỏ những khoản phụ cấp này, vẫn phải đảm bảo quỹ phụ cấp phải chiếm 30% so với tổng quỹ lương của công chức nên lương công chức sẽ không bị ảnh hưởng nhiều.

Như vậy, tinh thần về cải cách tiền lương là đảm bảo, dù có xây dựng lương mới bằng số tiền cụ thể cũng không làm giảm đi tiền lương của cán bộ công chức, viên chức.

Thực tế, nước ta đã có 4 lần cải cách tiền lương vào các năm: 1960, 1985, 1993, 2003. Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành ngày 21/5/2018 là một nghị quyết về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Nhật Khôi
Bài viết cùng chủ đề: Tiền lương

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Bộ Nội vụ đề nghị Bộ Công an xử lý người đưa tin sai sự thật về sáp nhập tỉnh, thành

Sửa đổi, bổ sung quy định về mở ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ

VEAM trao tặng 27 máy cày cho hộ dân bị ảnh hưởng thiên tai ở Thanh Hóa

Tọa đàm ‘Chuyển đổi đô thị xanh - từ Đan Mạch đến Việt Nam’

Doanh nghiệp tuyển 7.000 việc làm tại Ngày hội tuyển dụng Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh

Bộ Y tế yêu cầu điều tra, xử lý vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Vũng Tàu

Trao giải cuộc thi viết “Bảo vệ môi trường trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2024”

Quảng Ninh: Đầu tư nhân lực, nâng cao chất lượng y tế cơ sở

Nhân sự 27/11: Bộ Xây dựng bổ nhiệm Chánh văn phòng; Hòa Bình, Hà Giang điều động cán bộ chủ chốt

Dự báo thời tiết biển hôm nay ngày 28/11/2024: có gió mạnh sóng lớn và mưa dông trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 28/11/2024: Trung Bộ cục bộ có nơi mưa to và giông

Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng: Chuyển đổi số thành công nhờ 3 yếu tố

Gia Lai: Chuyện về cô giáo trẻ và hành trình gieo chữ ở vùng cao

Bộ Nội vụ: Thông tin sáp nhập các tỉnh, thành trên mạng xã hội là sai sự thật

Trường hợp nào không cần giấy chuyển tuyến vẫn được hưởng 100% bảo hiểm y tế?

Phiên họp Nhóm công tác Hải quân Việt Nam - Singapore lần thứ 10

Việt Nam đang đối mặt với tốc độ già hóa dân số nhanh chóng

Chính sách 'vàng' thu hút nhân lực y tế về Quảng Ninh

Quảng Nam: Xuất hiện vết nứt dài, 10 hộ dân phải di dời khẩn cấp

Dưa hấu rớt giá thê thảm, nông dân Gia Lai 'mòn mỏi' chờ thương lái