Thứ hai 23/12/2024 20:20

Luật sở hữu trí tuệ: Bắt kịp với thay đổi của quá trình hội nhập

“Các quy định hiện có trong Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) chưa hoàn toàn tương thích với các cam kết trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam mới là thành viên hay các quy định chưa xuất hiện nhưng phải thi hành theo cam kết quốc tế... sẽ được rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp” - ông Đinh Hữu Phí - Cục trưởng Cục SHTT khẳng định trong cuộc trao đổi với báo chí mới đây.

Luật SHTT dự kiến sẽ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp tháng 10/2021 và trình Quốc hội thông qua vào Kỳ họp tháng 5/2022. Ông có thể chia sẻ về các chính sách lớn được sửa đổi bổ sung trong Luật SHTT lần này?

Ảnh minh họa

Nội dung sửa đổi Luật SHTT lần này cơ bản sẽ tập trung vào 7 nhóm chính sách lớn. Đầu tiên, sẽ bảo đảm quy định rõ về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền liên quan trong các trường hợp chuyển nhượng, chuyển giao quyền. Thứ hai, các quy định liên quan đến việc xác định quyền sở hữu, quyền khai thác đối với các nghiên cứu khoa học do nhà nước đầu tư vốn cũng sẽ được quy định rõ ràng và chi tiết hơn. Thứ ba, tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện thủ tục đăng ký và xác lập quyền. Các quy định liên quan đến thủ tục, thời hạn, thành phần hồ sơ... tiếp tục được hoàn thiện theo hướng gọn nhẹ, nhanh chóng, thuận tiện, minh bạch. Thứ tư, các quy định liên quan đến bảo hộ và thực thi quyền SHTT sẽ được rà soát, cân đối để bảo đảm mức độ bảo hộ thỏa đáng và cân bằng giữa một bên là quyền lợi của chủ thể quyền và một bên là quyền sử dụng, quyền tiếp cận tri thức, công nghệ của xã hội. Thứ năm, các quy định nhằm đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ cho hệ thống SHTT cũng được rà soát để sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định rõ trách nhiệm, phân loại chi tiết phạm vi hoạt động. Thứ sáu, các quy định liên quan đến thực thi quyền SHTT sẽ được sửa đổi nhằm bảo đảm cơ chế bảo vệ quyền SHTT được hiệu quả, hợp lý và khả thi hơn. Thứ bảy, bảo đảm thi hành đầy đủ và nghiêm túc các cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập.

Ông Đinh Hữu Phí - Cục trưởng Cục SHTT

Trong bối cảnh Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (EVFTA, CPTPP...) và làn sóng của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc sửa đổi Luật SHTT lần này sẽ tập trung nội dung gì để bảo hộ quyền lợi của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam thưa ông?

Quyền lợi DN Việt Nam nói riêng, quyền lợi của toàn bộ xã hội Việt Nam nói chung luôn là trọng tâm trong việc xây dựng các quy định trong các chính sách lớn của Luật SHTT sửa đổi lần này, từ các khâu sáng tạo, xác lập quyền, bảo hộ quyền, cho đến khai thác và thực thi quyền SHTT. Ví dụ, các quy định về tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện thủ tục đăng ký và xác lập quyền như các quy định liên quan đến thủ tục, thời hạn, thành phần hồ sơ… sẽ được cải thiện theo hướng gọn nhẹ, thuận tiện, minh bạch, giúp các DN có thể xác lập quyền SHTT một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn.

Hay, các quy định về bảo đảm thi hành đầy đủ và nghiêm túc các cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập được xây dựng với quan điểm thi hành cam kết quốc tế ở mức độ phù hợp nhất với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm cho DN có đủ thời gian bắt kịp với những thay đổi của quá trình hội nhập. Ngoài ra, các quy định về tăng cường hiệu quả hoạt động hỗ trợ về SHTT, nâng cao hiệu quả của hoạt động thực thi quyền SHTT cũng giúp cho việc thực thi quyền SHTT nghiêm minh hơn, hiệu quả hơn, từ đó cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh cho DN.

Hiện nay, tại Việt Nam khâu thực thi quyền chưa được như kỳ vọng. Theo ông nguyên nhân do đâu và điều này sẽ ảnh hưởng thế nào đến việc thực thi các hiệp định của Việt Nam, thưa ông?

Nguyên nhân của tình trạng trên là do lĩnh vực SHTT còn mới mẻ, việc xác định hành vi xâm phạm quyền SHTT phức tạp, trong khi năng lực các cơ quan thực thi còn hạn chế. Bên cạnh đó, chưa có nhiều tổ chức giám định SHTT trong việc giúp các cơ quan thực thi quyền xác định hành vi xâm phạm. Sự phổ biến của công nghệ cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng xâm phạm quyền tinh vi hơn, dễ thực hiện hơn, phổ biến hơn, đặc biệt là các hành vi xâm phạm quyền trên môi trường internet.

Nếu tình trạng xâm phạm SHTT nhiều sẽ triệt tiêu sự sáng tạo và không thu hút công nghệ mới, đồng thời, phản ánh môi trường kinh doanh không có cạnh tranh lành mạnh và từ đó sẽ hạn chế thu hút đầu tư FDI. Theo đó, để cải thiện vấn đề này cần triển khai thực hiện Chiến lược SHTT; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan thông qua chương trình hợp tác phòng chống xâm phạm quyền SHTT (chương trình hành động 168 giai đoạn III (2019-2023); sửa đổi các quy định về thực thi quyền trong Luật SHTT.

Xin cảm ơn ông!

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Sở hữu trí tuệ

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hoá: Xử phạt Công ty Cổ phần Xây lắp điện và dịch vụ điện Tín Nghĩa

Tiktoker Dưỡng Dướng Dường tiếp tục bị phạt

Cần Thơ: Cưỡng chế thuế đối với Công ty Cổ phần Trung Sơn

Bạc Liêu: Công ty Vật liệu xây dựng Phúc Lộc Thọ bị cưỡng chế thuế

Phú Quốc: Đầu tư tiền tỷ cải tạo vườn hoang, bị kiến nghị phạt tội huỷ hoại đất

Thực hư thị trường cao hổ bạc tỷ - Bài 1: Những toán người bí ẩn trong ngôi nhà cổ

Thanh tra TP. Hồ Chí Minh: Công ty Công Ích quận 7 thu lợi gần 6 tỷ đồng không đúng quy định

Hà Nội: Làm rõ trách nhiệm vụ tưới xăng đốt quán cà phê khiến 11 người tử vong

Cần Thơ: Cưỡng chế thuế Công ty CP Thương mại và Đầu tư Công nghệ Ecotech Việt Nam

Hà Nội: Nghi phạm đốt quán hát khiến 11 người tử vong có 2 tiền án

Đắk Lắk: Cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn 4 doanh nghiệp nợ thuế

Lào Cai: Công khai thông tin 7 doanh nghiệp, hợp tác xã nợ thuế trên địa bàn huyện Bắc Hà

Quảng Bình: Khởi tố 7 bị can hành vi lừa đảo trên không gian mạng

Cảnh sát giao thông Đắk Lắk phát hiện, bắt giữ vụ vận chuyển gần 70 kg pháo hoa nổ lậu

Thanh Hóa: Bắt 5 đối tượng trong đường dây sản xuất, buôn bán pháo nổ liên tỉnh

Thanh Hóa: Kiểm điểm trách nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án huyện Thạch Thành

Lào Cai: Tạm hoãn xuất cảnh 3 giám đốc doanh nghiệp nợ thuế

Nghệ An: Phá đường dây mua bán trái phép hơn 500 tài khoản ngân hàng để lừa đảo và rửa tiền

Vĩnh Long: Công ty Cổ phần cảng Bình Minh nợ thuế hơn 36 tỷ đồng

Đồng Tháp: Cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn Công ty TNHH Nguyễn Vang do nợ thuế hơn 9,6 tỷ đồng