Khẩn trương hoàn thiện Nghị định về sở hữu trí tuệ

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà họp, nghe báo cáo về dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ.
Chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn nhiều nhiều khó khăn, vì sao? Cần làm gì để chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ?

Chiều 20/6, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà họp, nghe báo cáo về dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ (Nghị định).

Phó Thủ tướng đề nghị đại diện cơ quan soạn thảo, đại diện các bộ, ngành, hiệp hội doanh nghiệp thảo luận, làm rõ tính khả thi, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của nghị định; khả năng ảnh hưởng đến các hoạt động chuyển giao, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, giống cây trồng; đơn giản hoá thủ tục hành chính nhưng vẫn bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu tăng năng lực tổ chức, bộ máy giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ trên cơ sở huy động tổ chức, chuyên gia tư vấn, giám định độc lập - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu tăng năng lực tổ chức, bộ máy giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ trên cơ sở huy động tổ chức, chuyên gia tư vấn, giám định độc lập - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Cùng với đó là khả năng thực hiện các thủ tục hành chính về sở hữu trí tuệ trên môi trường điện tử, chuyển đổi số; bảo đảm tính hội nhập, hài hoà các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định trong các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ mà Việt Nam tham gia.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang báo cáo một số điểm mới trong Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Báo cáo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang cho biết, theo Quyết định số 917/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, cho phép áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn nhưng phải đảm bảo lấy ý kiến của các đối tượng chịu tác động trực tiếp của văn bản.

Bộ Khoa học và Công nghệ đã tiến hành xây dựng nghị định áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đến nay, dự thảo Nghị định đã được tiếp thu, hoàn thiện theo ý kiến của toàn bộ thành viên Chính phủ. Dự thảo đã được Bộ Tư pháp thẩm định theo đúng quy định.

Về một số điểm mới, nổi bật, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Giang cho biết, việc quy định chi tiết quyền sở hữu tài sản hình thành từ nhiệm vụ khoa học-công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước sẽ tự động chuyển giao cho tổ chức chủ trì nhằm tạo điều kiện để nhanh chóng thương mại hoá sản phẩm.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục Sở hữu trí tuệ khẩn trương xây dựng cơ sở dữ liệu về sở hữu trí tuệ - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Bên cạnh đó, Nghị định quy định chi tiết về danh mục các lĩnh vực kỹ thuật có tác động đến an ninh quốc phòng, trình tự, thủ tục kiểm soát an ninh đối với sáng chế, cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước và quyền sở hữu công nghiệp đối với cơ quan được chỉ định của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

Điểm mới nữa là quy định chi tiết về thủ tục để công dân Việt Nam là luật sư được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp liên quan đến chỉ dẫn thương mại; từ đó cắt giảm điều kiện, tạo thuận lợi kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.

Tại cuộc họp, đại diện Bộ Tư pháp, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham), Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (Amcham) cũng thảo luận về tính hợp hiến, hợp pháp; tính bao quát, thống nhất và đồng bộ của luật, sự hài hòa các điều ước quốc tế… của dự thảo Nghị định.

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp thu các ý kiến đóng góp để hoàn thiện dự thảo Nghị định; đồng thời chuẩn bị ban hành ngay hướng dẫn thực hiện hồ sơ, thủ tục hành chính về sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ trên môi trường điện tử, thực hiện song song với thủ tục thực hiện trực tiếp, "đến hết năm 2023 phải thực hiện hoàn toàn trên môi trường điện tử".

Để tăng cường năng lực quản lý, Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục Sở hữu trí tuệ khẩn trương xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về sở hữu trí tuệ, bao gồm cả hồ sơ, thủ tục, trình tự xử lý, quản lý các tổ chức, cá nhân đã được cấp chứng nhận, thừa nhận, công nhận quyền sở hữu trí tuệ.

Nghị định cũng cần quy định rõ về thành phần đầy đủ của hồ sơ xin chứng nhận, công nhận quyền sở hữu trí tuệ; trình tự xử lý, thời gian giải quyết gắn với trách nhiệm của cơ quan, cá nhân, có cơ chế huy động các tổ chức, chuyên gia, từng bước khắc phục tình trạng năng lực cán bộ còn hạn chế, thiếu máy móc, trang thiết bị để giải quyết những hồ sơ phức tạp, yêu cầu cao. "Nghị định phải quy định rõ chỉ trả hồ sơ 1 lần sau khi tiếp nhận, do người có thẩm quyền chịu trách nhiệm, không để tình trạng trả đi, trả lại nhiều lần một hồ sơ", Phó Thủ tướng lưu ý.

Bên cạnh đó, Nghị định cần cơ chế, quy định áp dụng hình thức công nhận, thừa nhận lẫn nhau về quyền sở hữu trí tuệ… với các quốc gia, đối tác, tổ chức quốc tế theo danh mục do Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục Sở hữu trí tuệ xây dựng.

Đối với các tranh chấp, khiếu nại về sở hữu trí tuệ, Phó Thủ tướng yêu cầu tăng năng lực tổ chức, bộ máy giải quyết trên cơ sở huy động tổ chức, chuyên gia tư vấn, giám định độc lập; định rõ thời gian xử lý tranh chấp.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục Sở hữu trí tuệ tiếp tục đánh giá đầy đủ tác động khi ban hành Nghị định theo thủ tục rút gọn; có điều khoản bảo đảm tính pháp lý liên tục công tác quản lý sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ…

Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục làm việc với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham), Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (Amcham)… để sửa đổi, bổ sung các vấn đề kỹ thuật, làm rõ khái niệm, phân loại sản phẩm liên quan đến sở hữu trí tuệ…

"Nghị định sau khi ban hành phải có lợi cho doanh nghiệp, người dân, khắc phục những bất cập hạn chế trong công tác quản lý về sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ…", Phó Thủ tướng nói.

Theo Chinhphu.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Sở hữu trí tuệ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhiều nước đánh giá cao cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm và cách tiếp cận chính sách thuế của Việt Nam

Nhiều nước đánh giá cao cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm và cách tiếp cận chính sách thuế của Việt Nam

Malaysia và nhiều nước đánh giá cao Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ, ủng hộ cách tiếp cận của Việt Nam với chính sách thuế mới của Hoa Kỳ.
Liên bang Nga luôn coi Việt Nam là đối tác tin cậy ở Đông Nam Á

Liên bang Nga luôn coi Việt Nam là đối tác tin cậy ở Đông Nam Á

Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Valentina Matvienko khẳng định luôn coi Việt Nam là đối tác chiến lược toàn diện của Nga và là đối tác tin cậy ở Đông Nam Á.
Việt Nam đề nghị Bỉ sớm gỡ thẻ vàng IUU đối với thủy sản xuất khẩu sang EU

Việt Nam đề nghị Bỉ sớm gỡ thẻ vàng IUU đối với thủy sản xuất khẩu sang EU

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Nghị viện Bỉ có tiếng nói hỗ trợ để Ủy ban châu Âu (EC) sớm gỡ thẻ vàng IUU đối với thủy, hải sản của Việt Nam xuất khẩu sang EU.
Bộ Tài chính: Nâng kịch bản tăng trưởng 3 quý cuối năm

Bộ Tài chính: Nâng kịch bản tăng trưởng 3 quý cuối năm

Tăng trưởng quý I đạt 6,93%, Bộ Tài chính xây dựng kịch bản tăng trưởng cao hơn cho 3 quý cuối năm, giữ nguyên mục tiêu cả năm đạt trên 8%.
Chủ tịch Quốc hội: Đặt người dân làm trung tâm trong mọi chính sách

Chủ tịch Quốc hội: Đặt người dân làm trung tâm trong mọi chính sách

Theo Chủ tịch Quốc hội, không có một quốc gia hay một xã hội nào có thể phát triển bền vững nếu chúng ta không đặt người dân làm trung tâm trong mọi chính sách.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Nội vụ thông tin mới nhất về tiền lương sau khi bỏ cấp huyện

Bộ Nội vụ thông tin mới nhất về tiền lương sau khi bỏ cấp huyện

Bộ Nội vụ thông tin về việc thực hiện mô hình chính quyền 2 cấp sắp tới và các chế độ đối với người bị ảnh hưởng sau khi thực hiện sắp xếp bộ máy.
Bộ Công Thương sát cánh cùng doanh nghiệp duy trì, mở rộng thị trường xuất khẩu

Bộ Công Thương sát cánh cùng doanh nghiệp duy trì, mở rộng thị trường xuất khẩu

Bộ Công Thương đồng hành cùng doanh nghiệp duy trì, mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ và khai phá các thị trường tiềm năng mới.
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3: Điểm sáng xuất khẩu, thu hút FDI

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3: Điểm sáng xuất khẩu, thu hút FDI

Chiều nay (6/4) Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025. Xuất nhập khẩu là điểm sáng được thông tin tại họp báo.
Thủ tướng nêu 7 nhiệm vụ trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng

Thủ tướng nêu 7 nhiệm vụ trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng

Xuất khẩu là động lực quan trọng, nhưng không phải động lực duy nhất, Thủ tướng nhấn mạnh thêm một số nội dung trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng.
Tăng trưởng bứt phá: GDP quý I lập đỉnh giai đoạn 2020 - 2025

Tăng trưởng bứt phá: GDP quý I lập đỉnh giai đoạn 2020 - 2025

Tăng trưởng GDP quý I/2025 tăng 6,93% so với cùng kỳ năm 2024. Theo đánh giá của Cục Thống kê, đây là mức tăng trưởng GDP quý I cao nhất giai đoạn 2020 - 2025.
Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025: Nỗ lực cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025: Nỗ lực cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Sáng 6/4, Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, thảo luận về nhiều nội dung quan trọng.
Thủ tướng: Sẵn sàng đàm phán để đưa mức thuế hàng hoá nhập khẩu từ Hoa Kỳ về 0%

Thủ tướng: Sẵn sàng đàm phán để đưa mức thuế hàng hoá nhập khẩu từ Hoa Kỳ về 0%

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh Việt Nam sẵn sàng trao đổi với Hoa Kỳ để đưa mức thuế nhập khẩu hàng hóa từ Hoa Kỳ về 0%.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long: Phải đảm bảo cung ứng điện mùa khô miền Trung 2025

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long: Phải đảm bảo cung ứng điện mùa khô miền Trung 2025

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long nhấn mạnh, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Trung phải đảm bảo cung ứng điện trong mùa khô năm 2025.
Quốc hội triệu tập Kỳ họp thứ 9, xem xét sửa Hiến pháp, sáp nhập tỉnh

Quốc hội triệu tập Kỳ họp thứ 9, xem xét sửa Hiến pháp, sáp nhập tỉnh

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc vào ngày 5/5. Kỳ họp sẽ xem xét, quyết định sửa đổi Hiến pháp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Thủ tướng phê bình các đơn vị chưa phân bổ hết vốn đầu tư công

Thủ tướng phê bình các đơn vị chưa phân bổ hết vốn đầu tư công

Thủ tướng nghiêm khắc phê bình các đơn vị chưa phân bổ chi tiết hết kế hoạch vốn đầu tư công đồng thời yêu cầu nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân
Standard Chartered: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh trong quý 1

Standard Chartered: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh trong quý 1

Ngân hàng Standard Chartered dự báo GDP của Việt Nam tăng trưởng mạnh ở mức 7,7% trong quý 1/2025, từ mức 7,6% trong quý 4/2024.
Đầu tư công quý I/2025: Giải ngân đạt 9,53% kế hoạch

Đầu tư công quý I/2025: Giải ngân đạt 9,53% kế hoạch

Tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ của Bộ Tài chính cho biết, ước giải ngân vốn đầu tư công đến 31/3 là 78,7 nghìn tỷ đồng, đạt 9,53% kế hoạch Thủ tướng giao.
Việt Nam thuộc nhóm nước tăng trưởng GDP cao nhất thế giới

Việt Nam thuộc nhóm nước tăng trưởng GDP cao nhất thế giới

Ngân hàng Standard Chartered dự báo GDP của Việt Nam tăng trưởng mạnh trong quý I/2025, ở mức 7,7% dù đối mặt thách thức về thương mại.
Thủ tướng Nikol Pashinyan: Việt Nam luôn trong trái tim Armenia

Thủ tướng Nikol Pashinyan: Việt Nam luôn trong trái tim Armenia

Thủ tướng Nikol Pashinyan bày tỏ “Việt Nam luôn trong trái tim” và đối với Armenia, Việt Nam luôn là một đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á.
Ngành Công Thương chủ động ứng phó với thiên tai

Ngành Công Thương chủ động ứng phó với thiên tai

Trước những diễn biến khó lường của thời tiết và những dự báo từ cơ quan chức năng, ngành Công Thương đã đưa ra những nhiệm vụ trọng tâm, chủ động ứng phó.
Việt Nam đề nghị Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế mới để đàm phán

Việt Nam đề nghị Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế mới để đàm phán

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nêu rõ: Chính phủ Việt Nam đề nghị phía Hoa Kỳ cân nhắc tạm hoãn áp thuế 1-3 tháng để đàm phán, hướng tới đảm bảo công bằng về thuế.
Đại tá Nguyễn Đức Huy được bổ nhiệm làm thư ký của Tổng Bí thư

Đại tá Nguyễn Đức Huy được bổ nhiệm làm thư ký của Tổng Bí thư

Ngày 27/3/2025, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng đã ký Quyết định 3689-QĐ/VPTW bổ nhiệm Đại tá Nguyễn Đức Huy làm thư ký của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Cán bộ nghỉ hưu trước tuổi được đảm bảo quyền lợi

Cán bộ nghỉ hưu trước tuổi được đảm bảo quyền lợi

Đánh giá cao tinh thần tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi, Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, Nhà nước có những chính sách vượt trội để bảo vệ quyền lợi của cán bộ.
Chùm ảnh: Bộ Công Thương họp báo thường kỳ quý I/2025

Chùm ảnh: Bộ Công Thương họp báo thường kỳ quý I/2025

Chiều 4/4, Bộ Công Thương đã tổ chức họp báo thường kỳ quý I/2025 thông tin về tình hình sản xuất công nghiệp, thương mại trong 3 tháng đầu năm.
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Khoa học là lối mở để Việt Nam bứt phá

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Khoa học là lối mở để Việt Nam bứt phá

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng yêu cầu Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam dẫn dắt các lĩnh vực khoa học mũi nhọn.
Mobile VerionPhiên bản di động