Thứ năm 07/11/2024 23:36

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi): Đảm bảo hài hòa quyền, lợi ích của người dân, doanh nghiệp

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) cần rà soát, tránh chồng chéo với các luật khác, đảm bảo cân bằng, hài hòa quyền, lợi ích giữa các bên.

Nhiều nội dung cần làm rõ

Đó là yêu cầu của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tại Hội thảo Lấy ý kiến hoàn thiện dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) diễn ra ngày 23/2.

Phát biểu tại hội thảo, ông Lê Quang Huy - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho biết, tại Kỳ họp thứ tư, Quốc hội Khóa XV, Chính phủ đã trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến về dự án Luật Bảo về quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi). Ngay sau kỳ họp, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan quán triệt, bám sát các mục tiêu chính sách, quan điểm và giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật trên cơ sở những ý kiến góp ý của các đại biểu Quốc hội.

"Hội thảo được tổ chức nhằm mục đích tạo diễn đàn để các đại biểu Quốc hội, các doanh nghiệp, các chuyên gia, các nhà khoa học và Ban soạn thảo trao đổi, thảo luận về những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo về quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi). Trên cơ sở đó, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, cơ quan chủ trì soạn thảo, các cơ quan hữu quan sẽ có thông tin đầy đủ hơn, nhiều chiều hơn, có thêm cơ sở lý luận, thực tiễn tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội xem xét, quyết định" - ông Lê Quang Huy cho hay.

Tại hội thảo, các đại biểu tập trung đóng góp ý kiến liên quan đến 4 nhóm vấn đề: phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; quản lý nhà nước trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng; giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh...

Toàn cảnh Hội thảo

Bà Phan Thị Hương Giang - Giảng viên Khoa Luật kinh tế - Trường Đại học kinh tế luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đánh giá, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đã có nhiều điều chỉnh tích cực từ sự góp ý của Đại biểu quốc hội cũng như từ các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực khác nhau. So với Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, Dự thảo luật sửa đổi nhìn chung đã chứa đựng những quy định mới và tiến bộ hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, còn một số vấn đề cần có sự xem xét điều chỉnh cho phù hợp hơn. Điển hình như, tại khoản 1 điều 5 dự thảo Luật vẫn giữ quy định cũ là một trong các trách nhiệm của người tiêu dùng là phải “Kiểm tra về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trước khi nhận theo quy định của pháp luật”.

Theo bà Giang, nếu giữ quy định này thì tương ứng, nghĩa vụ (trách nhiệm) của người tiêu dùng là để đáp ứng quyền của bên còn lại trong quan hệ tiêu dùng- tổ chức cá nhân kinh doanh. Hay nói cách khác, tổ chức cá nhân kinh doanh có quyền cho người tiêu dùng kiểm tra sản phẩm trước khi nhận hoặc là không. Chính quy định này dẫn tới việc người tiêu dùng không được kiểm tra sản phẩm trước khi nhận và điều này tiểm ẩn nhiều rủi ro cho người tiêu dùng.

Dẫn ví dụ cụ thể, bà Giang cho biết, như nếu sản phẩm không đúng như quảng cáo, hình ảnh đăng tải khi mua hàng online, từ xa thì nhiều rủi ro có thể phát sinh khiến người tiêu dùng mất công sức, tiền bạc và thời gian để giải quyết khiếu nại không đáng có về sau. Tuy đã có quy định liên quan đến việc cung ứng hàng hóa không đúng như như quảng cáo, giới thiệu, cam kết hoặc công bố của tổ chức, cá nhân kinh doanh nhưng việc không được kiểm tra hàng là một trong những thiếu sót mà ban soạn thảo luật sửa đổi cần xem xét và chỉnh sửa cho phù hợp.

"Theo đó, bên cạnh quy định đây là trách nhiệm của người tiêu dùng thì cần bổ sung “quyền kiểm tra sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trước khi nhận, sử dụng” vào trong Điều 4 của dự thảo luật", bà Phan Thị Hương Giang nêu ý kiến.

Về định nghĩa "người tiêu dùng", bà Trần Kiều Dung - Chánh văn phòng Hiệp hội Lương thực thực phẩm TP. Hồ Chí Minh - cho rằng, thuật ngữ "người tiêu dùng" đang có phạm vi quá rộng và chưa thực sự rõ ràng giữa “tiêu” và “dùng”. Theo đó, trong định nghĩa “người tiêu dùng” Dự thảo sử dụng dấu phẩy giữa hai động từ “mua” và “sử dụng”. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc phân định chủ thể “người tiêu dùng” giữa “người mua” và người sử dụng”.

Trên cơ sở đó, bà Dung đề xuất khái niệm mới “người tiêu dùng là cá nhân mua hoặc sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng. Hộ gia đình, tổ chức được coi là người tiêu dùng khi mua hoặc sử dụng hàng hóa, dịch vụ không vì mục đích kinh doanh, thương mại.

Đề cập quy định về nguyên tắc bảo vệ người tiêu dùng, Luật sự Hoàng văn Sơn - Giám đốc văn phòng luật sư VNC đề xuất, khoản 1, điều 10 của dự luật về các hành vi bị cấm cần bổ sung thêm: “ép buộc người tiêu dùng đang sử dụng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mình phải mua thêm sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác mà người tiêu dùng phải miễn cưỡng thực hiện”. Chẳng hạn như, hiện nay đang phổ biến việc người gửi tiền tại ngân hàng hoặc vay tiền phải mua thêm gói bảo hiểm.

Ngoài ra, tại khoản 4 điều 3 về giải thích từ ngữ trong dự thảo luật sư Hoàng Văn Sơn cho rằng, đối với sản phẩm, hàng hóa thì có quy định về khuyết tật. Vậy, dịch vụ có được coi là có khuyết tật không? Ví dụ: Các dịch vụ về môi giới bất động sản do người không có chứng chỉ hành nghề; dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, spa không do người không có chuyên môn thực hiện; dịch vụ trông giữ xe; dịch vụ du lịch, dịch vụ vận chuyển hành khách tại thời điểm bán dịch vụ cũng chưa xác định được khuyết tật của dịch vụ... Từ chối cung cấp dịch vụ như: Dịch vụ công chứng, dịch vụ đăng kiểm... mà không có lí do chính đáng! Tại thời điểm thực hiện dịch vụ, người tiêu dùng không thể và cũng không có khả năng để xác định dịch vụ có khuyết tật hay không.

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại Hội thảo

Đảm bảo hài hòa quyền, lợi ích giữa các bên

Thay mặt cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cảm ơn những ý kiến đóng góp của các đại biểu, chuyên gia, doanh nghiệp đối với dự án Luật.

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho rằng, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) là văn bản có liên quan tới nhiều chủ thể, có phạm vi tác động rộng tới nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, vì vậy, các ý kiến tham gia đóng góp, hoàn thiện Dự thảo Luật là dữ liệu quan trọng, góp phần giúp các cơ quan liên quan có cái nhìn sâu rộng, đa dạng hơn đối với các vấn đề được quy định trong Dự thảo.

"Những ý kiến, đề xuất của dự án Luật sẽ được Bộ Công Thương tiếp tục tiếp thu, chỉnh sửa, làm rõ hơn để trình Quốc hội cho ý kiến, đóng góp tại Kỳ họp thứ 5 tới nhằm đảm bảo tốt hơn lợi ích, quyền lợi của người tiêu dùng" - Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân, về vấn đề khái niệm về người tiêu dùng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp và cho ý kiến thống nhất. Theo đó, trong dự thảo hiện chỉ còn 1 phương án, và cách thể hiện sẽ dựa trên cơ sở là cái luật hiện hành, nhấn mạnh về cái chuyện là không vì mục đích thương mại, không vì mục đích kinh doanh, lợi nhuận.

Mặc dù bảo vệ người tiêu dùng song vẫn phải đảm bảo cân bằng, hài hòa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Điều này nhằm tránh đặt gánh nặng lệch một phía cho doanh nghiệp.

Về vấn đề giải quyết tranh chấp, hòa giải, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho rằng, góc độ hòa giải đã có những ccơ sở pháp luật về hòa giải. Về trọng tài, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp thu một số vấn đề như có thể tạo điều kiện cho người tiêu dùng được quyền chọn các tổ chức trọng tài khác.

Ngoài ra, đối với các tranh chấp giải quyết qua tòa án vẫn giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự thông thường thủ tục rút gọn, để tạo thêm một cái kênh giải quyết tranh chấp, giúp người tiêu dùng có thêm kênh bảo vệ hiệu quả và kịp thời.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đánh giá cao những ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội, chuyên gia và các doanh nghiệp đối với dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Để dự án Luật trình lên Quốc hội xem xét trong Kỳ họp thứ 5 tới đạt hiệu quả, chất lượng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải yêu cầu cơ quan soạn thảo, thẩm tra dự án Luật cần rà soát về tính đồng bộ của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) với các luật khác; tránh sự chồng chéo để đảm bảo luật dễ nhớ, đi vào cuộc sống và có tính khả thi cao.

Bên cạnh đó, các cơ quan, doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến quyền lợi và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân; đánh giá tác động qua quá trình thực hiện luật Luật trong xử lý tranh chấp giữa doanh nghiệp, các bên liên quan đến người tiêu dùng. Mặt khác, cũng cần đề cập rõ vai trò, trách nhiệm của tổ chức trọng tài trong giải quyết tranh chấp giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Hà Linh
Bài viết cùng chủ đề: Bảo vệ người tiêu dùng

Tin cùng chuyên mục

Thương mại trực tuyến qua livestream bùng nổ khi người tiêu dùng Việt tìm kiếm trải nghiệm mua sắm

Hàng hóa Nga mở rộng thị trường tiêu dùng tại Việt Nam

WinCommerce đã có lãi ròng sau thuế dương trong quý 3 năm 2024

Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bán hàng đa cấp

UNIQLO giới thiệu loạt sản phẩm Thu Đông thiết yếu trong không gian trưng bày độc đáo

Thu hồi 5 sản phẩm bồn chứa nước công nghiệp Bridgestone

Bùng nổ ưu đãi với các gói cước dài kỳ từ MobiFone

Công nghệ TPA của Airdog: Bước đột phá trong cuộc cách mạng làm sạch không khí

Hân Korea và hành trình chinh phục lòng tin khách hàng

Đại siêu thị Co.opXtra mở rộng mạng lưới tại TP. Hồ Chí Minh

Colusa - Miliket: Hành trình xanh từ những sợi mì 'đơn tính năng'

Hòa Phát xuất khẩu thành công tủ lạnh thế hệ mới vào thị trường Hoa Kỳ

Tổng đài 1800.6838 hỗ trợ, xử lý thành công gần 70% phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng

Nhận chứng nhận Seiko Salon, Hải Triều mở bán King Seiko tại Showroom Quận 1

Ngành Công Thương Hà Nội đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán 2025

Chậm chuyến, huỷ chuyến, chậm hoàn tiền: Hàng không Việt Nam dần mất uy tín, lòng tin với du khách nước ngoài

Khi “ông lớn” ngành tiêu dùng bán lẻ thu hút vốn ngoại

Thu hồi 1.150 máy hút bụi PHILIPS không dây do lỗi pin

Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025: ‘Thông tin minh bạch - Tiêu dùng trách nhiệm’

Kết nối tiêu thụ, hướng đến tiêu dùng xanh - sản phẩm an toàn