Thứ bảy 23/11/2024 03:31

"Lúa gạo - Nguồn năng lượng xanh mới"

Sáng ngày 23 tháng 9, Công ty TNHH Sanofi Việt Nam và Dự án Bảo vệ khí hậu thông qua phát triển thị trường năng lượng sinh học bền vững của GIZ tại Việt Nam (Dự án BEM) đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác triển khai dự án “Lúa gạo – nguồn năng lượng xanh mới”. Buổi lễ ký kết được tổ chức thông qua hình thức trực tuyến nhằm tuân thủ quy định giãn cách xã hội.

“Lúa gạo – nguồn năng lượng xanh mới” là dự án phát triển nguồn năng lượng sinh khối trấu bền vững và có quy mô lớn nhất tại Việt Nam vào thời điểm hiện tại. Dự án được khởi xướng bởi Sanofi Việt Nam, trong nỗ lực trở thành nhà máy không phát thải carbon vào năm 2025, và là một trong ba sáng kiến vì môi trường được chọn tài trợ bởi Quỹ “Hành động vì hành tinh của chúng ta” của Tập đoàn Sanofi.

Ông Eric Auschitzky – Giám đốc điều hành Khối Sản xuất của Sanofi Việt Nam và ông Nathan Moore – Giám Đốc Dự án BEM của GIZ tại Việt Nam đại diện hai bên ký kết hợp tác

Công nghiệp là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất và đóng góp lớn vào nền kinh tế của Việt Nam. Theo đó, lượng phát thải CO2 ra môi trường là rất lớn với hơn 300 triệu tấn CO2 và con số này đang tiếp tục tăng 1 . Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia sản xuất lúa gạo lớn thứ 5 trên thế giới với khoảng 10 triệu tấn trấu được tạo ra mỗi năm thông qua quá trình xay xát 2 . Trấu là nguồn nhiên liệu tái tạo có thể sử dung để thay thế các nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu.

Ngoài ra, sản phẩm phụ của quá trình đốt cháy trấu là tro trấu. Tro trấu có hàm lượng cao silica chính là nguồn nguyên liệu phụ gia cho các ngành công nghiệp tuy nhiên hiện tại tro trấu vẫn chưa được khai thác và sử dụng hiệu quả.

Với việc ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác triển khai dự án “Lúa gạo – nguồn năng lượng xanh mới”, Sanofi Việt Nam sẽ hợp tác cùng với Dự án BEM của GIZ để hiện thực hóa mục tiêu chuyển đổi lò hơi sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng sinh khối trấu ở nhà máy Sanofi Việt Nam nhằm giảm lượng chất thải và không khí ô nhiễm. Hợp tác dựa trên các thỏa thuận: Sanofi cung cấp các thông tin, dữ liệu liên quan đến ý tưởng và năng lực thực hiện dự án; Dự án BEM của GIZ hỗ trợ về mặt chuyên môn và đề xuất các giải pháp giúp hiện thực hóa dự án trên.

Buổi lễ ký kết được tổ chức thông qua hình thức trực tuyến nhằm tuân thủ quy định giãn cách xã hội

Thông qua dự án này, nhà máy Sanofi Việt Nam kỳ vọng sẽ giảm 2,3 nghìn tấn CO2 mỗi năm, giảm 40% chi phí hơi nước, và đặc biệt sẽ sử dụng 100% nguồn năng lượng sinh khối trấu trong sản xuất, góp phần vào sự phát triển bền vững của kinh tế - xã hội - môi trường tại Việt Nam.

Phát biểu tại Lễ ký kết, ông Nathan Moore – Giám Đốc Dự án BEM của GIZ tại Việt Nam cho biết: “Lúa gạo – nguồn năng lượng xanh mới” là một dự án ý nghĩa và sáng tạo. Không chỉ tiên phong sử dụng nguồn năng lượng sạch trong sản xuất, dự án còn khai thác và tận dụng khối lượng lớn vỏ trấu – một nguồn tài nguyên dồi dào tại Việt Nam. Điều này hoàn toàn tương đồng với mục tiêu của Dự án năng lượng sinh học BEM của GIZ tại Việt Nam. Hy vọng rằng với sự hỗ trợ chuyên môn từ Dự án BEM của GIZ và nỗ lực từ phía Sanofi, dự án sẽ mang đến những kết quả tích cực, góp phần phát triển hệ sinh thái công nghiệp xanh tại Việt Nam trong tương lai”.

Đề cập đến Trách nhiệm xã hội và Cộng đồng của Sanofi thông qua sáng kiến này, ông Eric Auschitzky – Giám Đốc Điều Hành Khối Sản Xuất của Sanofi Việt Nam chia sẻ: “Với cam kết lâu dài bảo vệ môi trường trên toàn cầu và phát triển bền vững tại Việt Nam, Sanofi đã có nhiều nỗ lực giảm thiểu tác động lên môi trường bao gồm: giảm thiểu chất thải nhựa ở nhà máy, giảmsử dụng giấy carton, xây dựng vườn sinh thái trong khuôn viên nhà máy... Cùng với sự đồng hành của Dự án BEM của GIZ tại Việt Nam, “Lúa gạo – nguồn năng lượng xanh mới” sẽ là một bước tiến mạnh mẽ khẳng định quyết tâm của Sanofi Việt Nam trong hành trình trở thành đơn vị tiên phong chuyển đổi, sử dụng năng lượng tái tạo tại Việt Nam; và mục tiêu xa hơn nữa sẽ trở thành đại sứ giúp quảng bá và nhân rộng giải pháp sinh khối trấu cho các doanh nghiệp sản xuất khác để tận dụng nguồn năng lượng xanh dồi dào ở Việt Nam, hướng đến một tương lai không phát thải carbon trên khắp đất nước”.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng tái tạo

Tin cùng chuyên mục

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế