Thứ tư 25/12/2024 01:09

Long An tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư tại Tokyo, Nhật Bản

Tại Tokyo, Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Long An đã diễn ra với sự tham dự của đông đảo các doanh nghiệp, nhà đầu tư lớn của Nhật Bản.

Tham dự và phát biểu tại hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Long An ngày 8/9, ông Vũ Hồng Nam - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Nhật Bản đánh giá cao đoàn công tác tỉnh Long An đã có sự chuẩn bị rất chu đáo cho hội nghị.

Theo Đại sứ Vũ Hồng Nam, dù hiện nay tại Long An đã tiếp nhận 130 dự án từ Nhật Bản, nhưng tỉnh Long An đã rất chủ động trong việc tổ chức xúc tiến, kết nối đầu tư - thương mại, kết nối doanh nghiệp và thị trường để tiếp cận và thúc đẩy các hoạt động hợp tác toàn diện về kinh tế - xã hội.

Doanh nghiệp Nhật Bản tham gia hội nghị và tìm hiểu đầu tư vào tỉnh Long An

Trên cương vị của mình, Đại sứ Vũ Hồng Nam khẳng định sẽ tiếp tục nỗ lực hết mình nhằm thúc đẩy các hoạt động hợp tác đầu tư, tận dụng những cơ hội mới, thúc đẩy và phát triển mối quan hệ hợp tác kinh tế bền vững, hai bên cùng có lợi giữa Việt Nam và Nhật Bản, trong đó có tỉnh Long An.

Theo ông Nguyễn Thanh Hải - Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Long An, mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản hiện nay là sự nỗ lực và thiện chí của hai Chính phủ trong suốt gần 50 năm qua. Kết quả đó thể hiện quyết tâm chính trị và cách tiếp cận mới của lãnh đạo cấp cao hai nước trong việc tăng cường hợp tác song phương, phát triển toàn diện và đưa mối quan hệ giữa hai quốc gia đi vào chiều sâu.

Đến nay, dòng vốn FDI của Nhật Bản cũng đã hiện diện ở 57/63 tỉnh, thành của Việt Nam; đầu tư vào 4.897 dự án với tổng vốn trên 65,6 tỷ USD. Riêng năm 2021, Nhật Bản đứng thứ 3 trong số các đối tác đầu tư vào Việt Nam với số vốn đăng ký gần 3,9 tỷ USD, tăng 64,6% so với năm 2020.

Tại hội nghị có 3 biên bản ghi nhớ và 4 hợp đồng hợp tác đã được ký kết, mở ra một trang mới trong quá trình hợp tác giữa các bên. Ảnh Ánh Hồng

Giới thiệu những thông tin tổng quan về tiềm năng, lợi thế, cơ hội đầu tư, chính sách và định hướng thu hút đầu tư vào Long An với doanh nghiệp Nhật Bản, ông Nguyễn Minh Lâm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An - khẳng định: Với những thế mạnh nổi trội, Long An luôn ưu tiên thu hút đầu tư, sẵn sàng tạo thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư vào tỉnh, đặc biệt là vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghệ cao, logistics, cảng biển cũng như các nhóm ngành thúc đẩy kinh tế xanh như năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.

“Long An cam kết đồng hành, hỗ trợ và tạo điều kiện tối đa cho nhà đầu tư, doanh nghiệp thực hiện các thủ tục để triển khai, vận hành dự án nhanh chóng và thuận lợi; chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết về quỹ đất sạch với hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ; chuẩn bị sẵn sàng về nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, lực lượng lao động đã qua đào tạo; tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, bình đẳng, minh bạch để các nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư thành công, phát triển bền vững tại tỉnh”- lãnh đạo tỉnh Long An cam kết.

Được biết, tại hội nghị, đoàn công tác cũng đã lắng nghe các ý kiến trao đổi, những băn khoăn, vướng mắc và tương tác trực tiếp các nhà đầu tư, doanh nghiệp Nhật Bản; giải đáp, làm rõ các quan tâm của các doanh nghiệp trong quá trình tìm hiểu và đầu tư vào tỉnh. Bên cạnh đó, tại các cuộc tiếp xúc và trao đổi với đoàn công tác, hầu hết các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Nhật Bản đều đánh giá Việt Nam là điểm đến đầu tư an toàn, hấp dẫn và Long An là một trong những điểm đến ưu tiên hàng đầu của các doanh nhân Nhật Bản.

Ngọc Thùy
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Long An

Tin cùng chuyên mục

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh