Thứ ba 19/11/2024 01:16

Lời cảnh tỉnh từ việc bản đồ 'đường lưỡi bò' xuất hiện trong lớp học

Sự việc xuất hiện 'đường lưỡi bò' trong một lớp học tiếng Trung cũng là lời nhắc nhở về việc giữ vững tư tưởng chính trị trong việc dạy ngoại ngữ.

Vừa qua, người dùng mạng xã hội Facebook đã lan truyền hình ảnh một lớp học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã trình chiếu bản đồ Trung Quốc kèm theo "đường lưỡi bò", gây ra nhiều ý kiến lo ngại về nội dung giảng dạy trong nhà trường.

Hình ảnh lớp học tiếng Trung Quốc tại một trường THPT trình chiếu bản đồ có "đường lưỡi bò". Ảnh chụp màn hình.

Theo thông tin ghi nhận, hình ảnh được chụp trong giờ dạy tiếng Trung, phần học về cách gọi tên các quốc gia, nhưng với phần minh họa nước Trung Quốc, giáo viên đã dùng hình ảnh bản đồ nước này với "đường lưỡi bò".

Đây cũng không phải lần đầu tiên hình ảnh “đường lưỡi bò” xuất hiện trong một chương trình giảng dạy tại Hà Nội. Vào năm 2019, hình ảnh “đường lưỡi bò” cũng đã xuất hiện trong một cuốn sách giáo trình dạy tiếng Trung tại Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Sau đó, nhà trường đã thu hồi và tiêu hủy khoảng 700 cuốn sách có chứa hình ảnh trên.

Bản đồ đường lưỡi bò xuất hiện trong giáo trình tại trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Ảnh: Tiền Phong

Và hẳn nhiều người vẫn còn nhớ câu chuyện về nam sinh C.N.Q.V tại Yên Bái vào đầu tháng 9 vừa qua. Theo dòng trạng thái trên mạng xã hội của C.N.Q.V, nam sinh này thừa nhận mình đã chịu ảnh hưởng từ lối suy nghĩ của phương Tây, từ đó đã nảy sinh quan điểm sai lệch, trái với chủ trương của Đảng, của Nhà nước.

Tuy nhiên, trường hợp của nam sinh trên chỉ là một trong nhiều trường hợp các bạn trẻ, sau khi học ngoại ngữ và tiếp xúc với văn hóa nước ngoài, đã phát sinh những tư tưởng, suy nghĩ lệch lạc về Đảng và đất nước Việt Nam. Do đó, sự vào cuộc của thầy cô, nhà trường, các nhà giáo dục và cả chính những em học sinh là vô cùng cần thiết, qua đó đảm bảo quá trình học ngoại ngữ là “hòa nhập nhưng không hòa tan”, tức là tiếp thu kiến thức, văn hóa nước ngoài, nhưng vẫn giữ vững quan điểm, lập trường chính trị của đất nước, quê hương.

Có lẽ, trách nhiệm lớn nhất là về phía các thầy cô và nhà trường. Với tư cách là những đầu tàu tri thức, các thầy cô và nhà trường cần tăng cường trách nhiệm kiểm duyệt, rà soát những chương trình sách giáo khoa, tư liệu giảng dạy có chứa những hình ảnh phản cảm, sai lệch, đồng thời phải liên tục trao dồi, bồi dưỡng tình yêu nước đến thế hệ học sinh của mình.

Bài học thực tế đã cho thấy, việc tìm kiếm, kiểm tra những tư liệu giảng dạy nghi chứa nội dung xấu là công tác tối quan trọng. Sự việc tại Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã bộc lộ lỗ hổng lớn trong khâu kiểm duyệt của nhà trường, khi các giảng viên Khoa Trung - Nhật không chỉ thiếu cẩn trọng trong việc xem xét hình ảnh minh họa, mà còn sử dụng sách giáo trình khi chưa được Hội đồng thẩm định phê duyệt.

Về phía các nhà giáo dục, việc tăng cường, lồng ghép những bài học, nội dung về lòng yêu nước, về quê hương, con người Việt Nam cũng là vô cùng cần thiết. Đặc biệt, trong bối cảnh mạng xã hội đang phát triển nhanh chóng, công tác lồng ghép cũng cần song hành với công tác đổi mới chương trình giảng dạy ngôn ngữ để thu hút, tạo sự mới mẻ cho học sinh.

Một ví dụ tiêu biểu có thể kể đến chương trình "Follow Us" trên kênh VTV7, với nội dung xoay quanh hai nhân vật Dustin và Khánh Vy khám phá đời sống, phong tục tập quán trên khắp đất nước Việt Nam. Sự thành công của chương trình không chỉ nằm ở các bài học giao tiếp tiếng Anh thực tế, mà còn ở việc khéo léo lồng ghép hình ảnh và giá trị về con người, văn hóa Việt Nam xuyên suốt các tập phát sóng.

Hai nhân vật chính trong chương trình là MC Khánh Vy và người mẫu Dustin đến từ Mỹ. Ảnh chụp màn hình.

Cuối cùng, một phần trách nhiệm không hề nhỏ cũng đến từ chính những học sinh. Trong bối cảnh có nhiều luồng thông tin xấu đang tìm cách tiếp cận các em, thì các em lại càng phải tỉnh táo trong việc nhận diện và thậm chí là lên án những thông tin đó. Và ví dụ tiêu biểu nhất, lại chính là bạn học sinh đã đăng tải tấm hình “đường lưỡi bò” như trên.

Phú Quý
Bài viết cùng chủ đề: tiếng Anh

Tin cùng chuyên mục

Khi doanh nghiệp vào cuộc cho những mục tiêu lớn của công nghệ cao và phát triển xanh

Đề xuất người bị sa thải không được trợ cấp thất nghiệp: Công nhân lớn tuổi thêm nỗi lo

Chống lãng phí: Thiếu vật liệu san lấp dự án giao thông sao không dùng tro xỉ?

Vụ GFDI vỡ nợ hơn 3.700 tỷ đồng: 'Bánh ngọt' liệu có dễ xơi?

Chi Dân, An Tây và loạt nghệ sĩ dính đến ma tuý: Nghĩ về trách nhiệm của người nổi tiếng

Có tiền nhàn rỗi, mua vàng cất giữ hay gửi tiết kiệm ngân hàng lúc này?

Chuyện giá vàng trong nước: Cầm vàng đừng để vàng 'rơi'

Phụ huynh học sinh cần làm gì để giảm thiểu tai nạn giao thông cho con em?

Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt

Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo

Bài học nhìn từ những dự án đội vốn, chậm tiến độ

Từ vụ 'cô đồng bát nước': Cần tỉnh táo trước chiêu trò mê tín dị đoan thời 4.0

Trốn thuế trên thương mại điện tử: Xử một người, cảnh tỉnh nhiều người

Kêu gọi từ thiện: Khi lòng tốt cần 'đi đôi' với chấp hành quy định pháp luật

Từ việc sửa Luật Quy hoạch đến câu chuyện phòng, chống lãng phí trong xây dựng thể chế

Sửa 4 luật giúp gỡ vướng cho các dự án phát triển điện lực

Bệnh viện vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế cục bộ: Lỗi có phải chỉ ở công tác đấu thầu?

Quản lý thuế với sàn thương mại điện tử nước ngoài bán hàng vào Việt Nam: Cách nào?

Loạt dự án bỏ hoang ở Đà Nẵng: Đừng ôm 'đất vàng' rồi lãng phí