Chủ nhật 24/11/2024 04:55

Loại rau mọc dại nhưng được ví như “thần dược” cực kỳ tốt cho sức khỏe

Rau má mọc dại khắp nơi nhưng lại là loại thực phẩm bổ dưỡng và có nhiều dược tính tốt cho sức khỏe.

Rau má rất thông dụng ở nước ta, được dùng để chế biến món nước rau má, canh rau má… giúp thanh nhiệt trong mùa nắng nóng. Bên cạnh đó, rau má là một vị thuốc Nam phổ biến, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.

Trong dân gian, rau má được dùng để chữa một số chứng bệnh thông thường rất hiệu nghiệm. Theo các sách thuốc cổ như Bản thảo cương mục, Dược tính luận, Nam dược thần hiệu... rau má có vị đắng, tính hàn, vào 3 kinh can, tỳ và thận, có công dụng thanh nhiệt, lợi thấp, tiêu thũng giải độc, dùng chữa chứng tiêu chảy mùa hè, bệnh lỵ, vàng da do thấp nhiệt, sỏi đường tiết niệu, bỏng, dị ứng mẩn ngứa…

Rau má mọc dại khắp nơi nhưng lại có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe.

Theo nghiên cứu thực nghiệm trên chuột bạch, chuột cống, các nhà khoa học nhận thấy rau má có tác dụng trấn tĩnh, an thần thông qua cơ chế tác động trực tiếp lên hệ thống thần kinh trung ương.

Không những thế, rau má có tác dụng điều trị các vết ở da và niêm mạc, do các Saponin chứa trong dịch chiết có tác dụng kích thích quá trình sinh trưởng của tế bào da, làm tăng sinh mạng lưới huyết quản của tổ chức liên kết. Điều này giúp cho các mô tái tạo nhanh chóng khiến vết thương mau lành.

Ngoài ra, rau má còn có tác dụng kháng khuẩn rõ rệt, làm giảm trương lực cơ trơn ở ruột (chống co thắt), hưng phấn nhẹ hô hấp và hạ huyết áp.

Trên lâm sàng, các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy bột rau má khô uống với liều 3 lần trong một ngày, mỗi lần 5 - 7g có tác dụng giảm đau khá tốt.

Trong dân gian, rau má được dùng để chữa một số bệnh như:

- Vàng da do thấp nhiệt: Sử dụng rau má 30 - 40g, đường phèn 30g sắc uống.

- Tiêu chảy do trúng thực: Sử dụng rau má 30g sắc với nước vo gạo uống hàng ngày.

- Tiểu tiện ra máu: Sử dụng rau má và ích mẫu thảo mỗi thứ một nắm rửa sạch, giã nát vắt lấy nước uống.

- Táo bón: Sử dụng rau má 30g giã nát đắp rốn.

- Bệnh sởi: Sử dụng rau má 30 - 40g sắc uống.

- Áp xe ngực giai đoạn đầu: Sử dụng rau má tươi 30 - 70g sắc uống hoặc giã nát ép lấy nước uống.

- Giải ngộ độc thuốc và thực phẩm: Sử dụng rau má tươi giã nát ép lấy nước uống (có thể thêm một chút đường phèn).

- Hành kinh đau bụng, đau lưng: Sử dụng rau má khô tán bột mỗi ngày uống 2 thìa cà phê gạt ngang.

- Giải nhiệt, trị rôm sẩy, mẩn ngứa, mát gan, lợi tiểu: Sử dụng rau má tươi 30 - 100g rửa sạch, giã nát vắt lấy nước uống hàng ngày hoặc dùng máy xay sinh tố xay nát rồi hoà đường uống.

- Ho do cảm phong nhiệt (thanh phế nhiệt): Sử dụng rau má, xạ can, lá hẹ, nấu nước uống.

- Đối với bệnh nhân viêm gan virus cấp tính dùng 150g: Sử dụng rau má tươi sắc với 500ml nước, cô đặc còn 250ml, pha thêm đường phèn chia uống 2 lần trong ngày khi đói bụng. Ngoài ra, rau má còn được dùng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn màng não - tuỷ.

- Trị cảm nắng, với tác dụng thanh thử: Sử dụng rau má, củ sắn dây, hương nhu, nấu nước uống.

Ở nước ta, rau má mới chỉ được nghiên cứu trong điều trị các bệnh lý ngoài da, đặc biệt là bỏng. Theo cổ nhân, rau má có tính lạnh nên những người hư hàn không nên dùng thường xuyên.

Ngọc Anh
Bài viết cùng chủ đề: Chăm sóc sức khỏe

Tin cùng chuyên mục

Cẩn trọng với tình trạng kháng kháng sinh

Thuốc lá gây ra 28 nhóm bệnh khác nhau

Người trẻ tranh thủ 'làm mát cơ thể' trước mùa deadline cuối năm

Không bắt buộc xét nghiệm nồng độ cồn 100% khi khám sức khỏe lái xe

Giải Golf Suntory PepsiCo gây quỹ gần 3 tỷ đồng cho bệnh nhi ung thư

Quảng cáo thổi phồng 'trị đái tháo đường bằng 1 liệu trình' lừa dối người bệnh

Hà Nội: Thu hồi thuốc viên nén Prednisolon 5mg vì vi phạm chất lượng sản phẩm

Bộ Y tế trao quyết định bổ nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Thầy thuốc trẻ ứng dụng AI tư vấn, khám bệnh cho hơn 1,1 triệu người dân

Thủ tướng yêu cầu 6 tháng tới hoàn thành Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai cơ sở 2

Vướng mắc khiến thiếu thuốc, vật tư y tế, Bộ Y tế họp khẩn với 300 đơn vị

Làm gì giúp tân sinh viên giảm căng thẳng, vui đến trường mỗi ngày?

Loạn 'lang băm', 'thần y' quảng cáo bài thuốc gia truyền trên mạng xã hội

Tháng 10, cả nước xảy ra 1.850 vụ tai nạn giao thông

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Nâng cao nhận thức cộng đồng, đẩy lùi ‘gánh nặng’ viêm màng não

Bộ Y tế giải trình việc thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế bác thông tin 'sử dụng muối i-ốt gây bệnh cường giáp'

Nhiều nước đã cấm thuốc lá điện tử: Chuyên gia khuyến nghị gì cho Việt Nam?

TP. Hồ Chí Minh: Phòng khám Mary và hàng loạt cơ sở bị tước giấy phép khám chữa bệnh