Thứ ba 19/11/2024 14:34

Loại bánh bình dân có đủ 3 tiêu chí ngon-bổ-rẻ ở Hà Nội

Bánh giò Hà Nội là một trong số các đặc sản của người dân Thủ đô. Món ăn bình dân nhưng mang hương vị đậm chất truyền thống của người dân Việt.

Bánh giò là loại bánh truyền thống của người Hà Nội, là thứ bánh ăn chơi, là thứ quà chiều rất đặc trưng của người dân Thủ đô. Đầy đủ 3 tiêu chí ngon - bổ - rẻ, bánh giò nóng được rất nhiều thực khách yêu thích. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy món ăn này ở bất cứ đâu tại Hà Nội.

Bánh giò nên ăn khi còn nóng, khi ăn vỏ bánh mềm, dẻo và không bị nát

Bánh có hình chóp được gói bằng lá chuối với bột gạo, thịt lợn và mộc nhĩ. Gạo làm bánh là gạo tẻ không quá khô, dẻo được ngâm rồi đem đi xay để làm bánh. Công đoạn khuấy bột và đánh bột là rất quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng của chiếc bánh. Bánh được gói ngay khi bột còn nóng, như vậy lúc hấp lên, bánh sẽ mềm, thơm và chín đều.

Nhân bánh phải chọn thịt nạc vai có như vậy bánh mới thơm, khi ăn vào có vị ngọt của thịt và mùi thơm của mộc nhĩ, hành khô và một ít nấm hương. Nhân phải được xào chín trước khi gói.

Lá dùng để gói bánh là lá chuối tây, chọn những chiếc lá còn tươi rửa sạch phơi cho ráo nước và mặt lá hơi se lại là có thể dùng được. Đầu tiên, cho một lớp bột lên lá sau đó đến nhân và thêm một lớp bột bánh phía trên cùng nữa. Khi gói phải kín để khi luộc bánh nước ko bị ngấm vào và bột bánh cũng không bị chảy ra ngoài làm mất đi vẻ đẹp của bánh.

Khi luộc bánh phải đổ nước xấp mặt bánh, lửa cháy đều, không to quá mà cũng không nhỏ quá để bánh chín mềm, thơm, có vị trong của gạo tẻ. Lúc nào thấy nồi bánh có mùi thơm tỏa ra, lá chuối đã ngả màu là bánh đã chín.

Bánh giò nên ăn khi còn nóng, khi ăn vỏ bánh mềm, dẻo và không bị nát đặc biệt là mùi thơm dịu của bột gạo tỏa ra đầy quấn hút. Ở bánh giò thì người làm đã cho đầy đủ gia vị nên chiếc bánh đã rất đậm đà vì vậy khi ăn chúng ta hầu như không cần thêm bất cứ gia vị gì có chăng những người nào thích ăn cay có thể thêm 1 chút tương ớt.

Cũng chẳng ai nhớ bánh giò Hà Nội có từ bao giờ, chỉ biết rằng đến hiện tại món ăn này đã gắn bó với người dân nơi đây rất lâu. Nó trở thành một phần không thể thiếu trong ẩm thực Thủ đô, làm say lòng du khách khi ghé thăm Hà Nội nghìn năm văn hiến.

Trần Hà
Bài viết cùng chủ đề: văn hóa ẩm thực

Tin cùng chuyên mục

Cả nước còn khoảng 340 hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng nặng

19/11 là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào?

Ra mắt “Báo cáo Diễn đàn và Triển lãm kinh tế xanh 2024”

Những lời chúc hay và ý nghĩa nhất nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam

Hà Nội: Cận cảnh khu đất sẽ được thu hồi để mở rộng đường QL1A

Nhân sự 18/11: Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế; Nghệ An có tân Chủ tịch HĐND tỉnh

Cập nhật tin bão trên biển Đông – Cơn bão số 9

Dự báo thời tiết biển hôm nay 19/11/2024: Bắc Biển Đông có mưa bão

Dự báo thời tiết hôm nay 19/11/2024: Trung Bộ mưa to cục bộ

Hà Nội: Bán 19 thửa đất tại Thanh Oai, giá khởi điểm chỉ 5,3 triệu đồng/m2

Ký thỏa thuận đồng hành chương trình từ thiện 'Cùng em đến trường'

Dự kiến chi hơn 506 tỷ đồng tặng quà Tết Ất Tỵ 2025 cho người có công

Hội thi tuyên truyền về pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2024

Ban Bí thư chuẩn y ông Nguyễn Đức Tuy giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum

Trường Đại học Điện lực: Phát huy tinh thần sáng tạo của sinh viên qua nghiên cứu khoa học

Bão số 9 giật cấp 14, tiến vào vùng biển miền Trung

Thay đổi lịch chi trả lương hưu từ tháng 12/2024

Nhân sự Trung ương tuần qua: Bộ Chính trị điều động cán bộ từ địa phương

Dự báo thời tiết biển hôm nay 18/11/2024: Bắc Biển Đông có mưa bão

Tin bão số 9 - siêu bão Man-yi trên Biển Đông