Thứ sáu 09/05/2025 12:07

Liệu châu Âu có quay lại với khí đốt Nga?

Mùa đông năm nay đã làm bùng nổ cuộc tranh luận về năng lượng ở châu Âu do giá khí đốt tăng. Giới chức châu Âu được cho đang chú ý đến năng lượng từ Nga.

Theo Economist, hóa đơn tiền điện thấp hơn có thể phục hồi ngành công nghiệp châu Âu và trấn an các hộ gia đình trong bối cảnh giá khí đốt tăng kỷ lục.

Ngân hàng Goldman Sachs dự đoán, chiến sự Nga-Ukraine kết thúc có thể giúp châu Âu tăng trưởng GDP 0,5%, chủ yếu là do giá khí đốt rẻ hơn. Thậm chí, một số quan chức tin rằng việc nối lại nguồn cung cấp khí đốt cũng có thể thúc đẩy Tổng thống Putin ký kết thỏa thuận hòa bình với Ukraine.

Giới chức EU được cho rằng đang thảo luận về khả năng nối lại nhập khẩu khí đốt của Nga như một phần trong thỏa thuận hòa bình tiềm năng của cuộc xung đột Nga-Ukraine. Ảnh: Depositphotos

Tuy nhiên, quan điểm của Ủy ban châu Âu là không hề liên kết việc nối lại nguồn cung của Nga với các cuộc đàm phán hòa bình về Ukraine. Hơn nữa, Ủy ban châu Âu đã tuyên bố mục tiêu loại bỏ hoàn toàn việc nhập khẩu khí đốt và dầu của Nga vào năm 2027. Hiện tại, Liên minh châu Âu (EU) chỉ nhập khẩu khoảng 10% lượng khí đốt từ Nga, trong khi năm 2021 con số này là 45%.

Theo các thống kê, EU tiêu thụ khoảng 320 tỷ m3 khí đốt/năm. Khi mùa đông đến, các cơ sở lưu trữ gần như đã đầy, nhiệt độ đóng băng đã buộc EU phải tiêu thụ nhiều khí đốt hơn, trong khi tình trạng gián đoạn nguồn cung khiến việc bổ sung dự trữ trở nên khó khăn. Hiện tại, lượng lưu trữ khí đốt của EU chỉ đạt 48%, so với mức 66% vào năm 2024. Giới chuyên gia cho rằng, giá khí đốt cao đang buộc ngành công nghiệp phải cắt giảm sản lượng.

Trước đó, giới chức Đức và Hungary ủng hộ việc nối lại nhập khẩu khí đốt của Nga khi cho rằng biện pháp này có thể giúp giảm giá năng lượng ở châu Âu và khuyến khích Nga tham gia vào một cuộc đàm phán hòa bình tiềm năng với Ukraine. Việc nối lại nhập khẩu khí đốt của Nga cũng có thể sẽ tạo động lực để các bên trong cuộc xung đột duy trì một lệnh ngừng bắn.

Vấn đề về nguồn cung khí đốt từ Nga sang EU đã trở thành một trong những chủ đề gây tranh cãi trong khối kể từ sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào năm 2022.

Cuộc thảo luận của các quan chức EU về vấn đề nối lại nhập khẩu khí đốt của Nga diễn ra trong bối cảnh EU đẩy mạnh nỗ lực giảm phụ thuộc vào năng lượng giá rẻ từ Nga. Thay vào đó, EU đã gia tăng nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ các quốc gia như Mỹ và Na Uy, khiến giá năng lượng tăng vọt, ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế EU.

Thanh Bình
Bài viết cùng chủ đề: Nga

Tin cùng chuyên mục

Tính giá điện: Cần bỏ tình trạng mua cao, bán thấp

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá điện chất thải năm 2025

Khung giá cho thuỷ điện tích năng năm 2025

Cơ chế mới về điện lực tạo hành lang pháp lý cho đầu tư tư nhân

Đề xuất giảm thủ tục trong triển khai điện hạt nhân

Bản hùng ca của những người thợ điện thành phố Cảng

Thực hiện Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Những vấn đề lớn nào cần lưu ý?

Anh sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam nguồn vốn triển khai JEPT

Lào Cai: Khách hàng đồng hành cùng chương trình DR

4 tháng 2025, than cấp cho sản xuất điện đạt 15,1 triệu tấn

Điện lực Hải Phòng: 70 năm tỏa sáng và thành công

Không để sự cố lưới truyền tải điện cao điểm mùa khô 2025

Khoảnh khắc cùng cán bộ vận hành hệ thống điện trực 30/4

Ngành điện phía Nam đảm bảo điện cho đại lễ 30/4

Trắng đêm của kỹ sư vận hành hệ thống điện miền Nam

EVNSPC: Dấu ấn 50 công trình điện mừng ngày Giải phóng miền Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo những nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha tê liệt vì sự cố mất điện

EVNNPT đóng điện nhiều công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ và ngày thống nhất đất nước

Bộ Công Thương công bố Quy hoạch điện VIII điều chỉnh