Chủ nhật 24/11/2024 02:16

Lễ cầu mưa dân tộc Thái - Bảo vệ môi trường

Lễ cầu mưa một trong những lễ hội quan trọng của dân tộc Thái cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và giáo dục con cháu biết bảo vệ môi trường sống.

Lễ cầu mưa của người Thái không những gửi thông điệp mong muốn mùa màng tươi tốt, đời sống ấm no của người nông dân mà còn khẳng định rằng con người và thiên nhiên có sự gắn kết, ràng buộc lẫn nhau. Sự tôn trọng thiên nhiên, môi trường cũng chính là tôn trọng cuộc sống của chính mình và đem lại những điều tốt đẹp cho cuộc sống. Việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa của lễ hội cầu mưa sẽ góp phần giáo dục thế hệ con cháu việc bảo vệ và tôn trọng môi trường.

Lễ cầu mưa dân tộc Thái - Bảo vệ môi trường
Cây nêu trong lễ cầu mưa

Trước ngày diễn ra lễ cầu mưa, dân làng cùng tới địa điểm diễn ra nghi lễ, thường là một bãi đất rộng ở đầu bản, dựng một cây nêu. Trên cây nêu, theo phong tục của dân tộc Tháivới những vật trang trí thể hiện sự khó khăn của cuộc sống do thiếu nước, do thời tiết không thuận lợi... như con chim, con ve đan bằng nan, bên cạnh những cái lồng nhỏ đặt trứng gà, vỏ ốc, vỏ trai... Chim và ve là hai loài vật để mang lời khấn của dân bản tới ông Then (ông Trời), còn vỏ ốc, vỏ trai tượng trưng cho sự khô hạn, nước thiếu đến mức các loài vật sống dưới nước cũng chết. Ngoài ra, người dân trong bản tổ chức dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, đường làng ngõ xóm khang trang sạch sẽ.

Lấy nước ở mó nước mang về
Dân làng chuẩn bị những lễ vật
Người đại diện cho ông Then ngồi phía trên
Thực hiện nghi lễ

Sáng sớm hôm sau, khi mặt trời ló rạng, thầy cúng sẽ dẫn một bà góa trong bản quẩy đôi gánh buộc những ống bương đựng nước đi tới từng nhà gọi chị em phụ nữ cùng ra mó nước. Sau khi cúng thổ địa và thần linh ở mó nước xong, đoàn các bà góa sẽ múc nước đem về. Khi đoàn đi lấy nước trở về tới địa điểm diễn ra lễ cầu mưa, một người đại diện cho ông Then ngồi phía trên, hướng mặt về phía lễ. Thầy mo ngồi dưới, cùng với những người vừa đi lấy nước về, dân bản ngồi xung quanh phía sau. Nước lấy về được dựng vào quanh cây nêu. Dân làng chuẩn bị những lễ vật để thầy cúng thực hiện lễ cầu mưa. Đồ cúng gồm măng đắng, chuối xanh, cơm lam, cá xông khói, bánh chưng, bánh ít uôi, gạo nếp, gà luộc, lợn…

Ông Then bưng chậu nước vẩy vào những người dự lễ
Trống, chiêng rộn ràng
Vòng xòe đoàn kết

Thầy mo đọc bài cúng kể cho ông Then biết nỗi khổ của dân làng khi không có mưa. Kết thúc bài cúng, ông Then tuyên bố ban nước và cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, sau đó ông Then bưng chậu nước đi vòng quanh, vừa đi vừa vẩy nước vào tất cả những người dự lễ. Kết thúc lễ hội cầu mưa, dân bản cùng mọi người hòa cùng tiếng trống, tiếng chiêng rộn ràng trong vòng xòe đoàn kết.

Phạm Tiệp
Bài viết cùng chủ đề: bảo vệ môi trường

Tin cùng chuyên mục

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Độc lạ với 'báu vật' quần áo làm từ vỏ cây của người Xơ Đăng ở Kon Tum

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm 2024: Thu hút đầu tư du lịch khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ

Bố Trạch - Quảng Bình: Tính dụng chính sách “chủ công” hỗ trợ hộ nghèo

Thừa Thiên Huế: Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ IV

Trình diễn “Nghệ thuật trang trí trên vải của người Lô Lô”

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng