Lễ hội cầu mùa, thể hiện tâm nguyện của dân tộc Dao đỏ

Lễ hội cầu mùa thể hiện tâm nguyện của dân tộc Dao đỏ với mong muốn mùa màng bội thu, chăn nuôi phát triển, con người khỏe mạnh, ấm no, hạnh phúc.
Lễ hội cầu mưa của người Lô Lô Lễ cầu mưa và thả cá giống

Lễ hội cầu mùa của dân tộc Dao đỏ, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang đã trở thành một hoạt động văn hóa cộng đồng đặc sắc, được gìn giữ lưu truyền có tác dụng cổ vũ, động viên đồng bào bước vào một vụ sản xuất mới.

Lễ hội cầu mùa, thể hiện tâm nguyện của dân tộc Dao đỏ
Lễ hội cầu mùa, thể hiện tâm nguyện của dân tộc Dáo đỏ

Thầy mo Triệu Chòi Chiêm dân tộc Dao đỏ đến từ huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang cho biết: Lễ hội cầu mùa của người Dao đỏ ở huyện Xín Mần, Hà Giang thường được tổ chức từ tháng 10 Âm lịch năm cũ đến tháng 2 Âm lịch của năm mới. Mỗi gia đình trong dòng họ sẽ cử đại diện một người tham gia lễ hội cầu mùa để mang may mắn về cho gia đình.

Lễ hội cầu mùa, thể hiện tâm nguyện của dân tộc Dao đỏ
Thầy mo mang tranh thờ ra treo chuẩn bị cho lễ cúng

Theo phong tục, lễ vật dâng cúng thần linh trong lễ cầu mùa rất quan trọng và phải được chuẩn bị chu đáo. Mâm cúng gồm lợn, gà trống, gạo, bánh chưng, tiền... sau đó thầy cúng là người có uy tín nhất trong bản sẽ là chủ tế thực hiện các nghi thức dâng cúng lễ vật mà gia đình trong bản đóng góp để báo với tổ tiên cúng thổ công, long đất và những vị thần núi, thần rừng bao quanh làng.

Lễ hội cầu mùa, thể hiện tâm nguyện của dân tộc Dao đỏ
Lễ vật trong lễ cầu mùa được đồng bào Dao đỏ bày trước bàn thờ
Lễ hội cầu mùa, thể hiện tâm nguyện của dân tộc Dao đỏ
Nước tắm rửa cho các thầy trước khi làm lễ hội cầu mùa
Lễ hội cầu mùa, thể hiện tâm nguyện của dân tộc Dao đỏ
Thầy mo mặc trang phục chuẩn bị cho lễ cúng

Đồ lễ và vật dụng mà gia chủ chuẩn bị bao gồm: Lợn 2 con, gà 2 con, vòng giải hạn 1 cái, vải đỏ 4 mét, hương 2 bó to, gạo tẻ 3 kg, bát nhỏ 6 cái, bát to 3 cái, chén 18 cái, rượu 3 chai, bánh trưng 12 cái, giấy màu các loại 20 tờ, tiền giấy, 6 mét vải trắng, 1 bó bông lúa, 1 bó ngô, 1 cây trúc. Sau khi chuẩn bị xong các lễ vật, đại diện dòng họ mời thầy tào, thầy mo đến và chuẩn bị nước tắm cho các thầy. Sau khi tắm xong, thầy tào, thầy mo mang tranh thờ ra treo, người đại diện dòng họ mang lễ vật bày trước bàn thờ.

Lễ hội cầu mùa, thể hiện tâm nguyện của dân tộc Dao đỏ
Thực hiện nghi thức trong lễ hội cầu mùa
Lễ hội cầu mùa, thể hiện tâm nguyện của dân tộc Dao đỏ
Mọi người sẽ cùng nhau thổi kèn Pi lè, đánh trống, múa chuông để xua đuổi tà ma

Đại diện dòng họ dâng rượu các thầy, sau đó các thầy đọc bài cúng mời Ngọc Hoàng, sư phụ, thổ công, thổ địa, thần núi, thần rừng, ông bà tổ tiên về chứng giám. Lời cúng với nội dung: “Hôm nay ngày lành tháng tốt, chúng con dâng lễ vật cúng dâng lên Ngọc Hoàng, Thần linh chứng giám cho tấm lòng của bà con dân bản. Chúng con cầu cho mưa thuận gió hòa để có nước cho vạn vật nảy nở, cây lúa sinh sôi. Cầu thần linh bảo vệ mùa màng để lúa chín vàng, bông mẩy hạt. Trồng lúa nếu có sâu bọ có chim chuột đến phá mong Ngọc Hoàng, thần linh hãy đuổi chúng đi phù hộ cho cây lúa tốt tươi, che chở cho con cháu được bình an, mạnh khỏe, no đủ, con trâu, con bò, lợn, gà nhanh lớn không bị dịch bệnh”.

Lễ hội cầu mùa, thể hiện tâm nguyện của dân tộc Dao đỏ
Thầy mo cúng trả lễ cho Ngọc Hoàng, sư phụ, thổ công, thổ địa…
Lễ hội cầu mùa, thể hiện tâm nguyện của dân tộc Dao đỏ
Múa hát mừng lễ hội cầu mùa của dân tộc Dao đỏ

Kết thức phần nghi lễ, đồng bào dân tộc Dao cùng nhau thổi kèn pi lè, đánh trống, múa chuông để xua đuổi tà ma, ác thú và những điều không may mắn của năm cũ và cùng nhau múa trống, chiêng để cầu tài, cầu lộc, gia súc gia cầm mau về với với gia đình dòng họ và bản làng.

Lễ hội cầu mùa, thể hiện tâm nguyện của dân tộc Dao đỏ
Lễ hội cầu mùa của người Dao đỏ là dịp đồng bào thắt chặt tình đoàn kết

Lễ hội cầu mùa của đồng bào Dao đỏ mang tính nhân văn cao cả, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, khát vọng chinh phục thiên nhiên. Đây cũng là dịp để đồng bào trong bản thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó và giao lưu chía sẻ kinh nghiệm.

Phạm Tiệp
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: lễ hội cầu mùa

Tin cùng chuyên mục

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Nhiều phần quà ý nghĩa đến với bà con đồng bào thiểu số tỉnh Thanh Hóa

Nhiều phần quà ý nghĩa đến với bà con đồng bào thiểu số tỉnh Thanh Hóa

Chân dung cô gái 9X giúp bà con vùng cao đổi đời

Chân dung cô gái 9X giúp bà con vùng cao đổi đời

Lễ hội Chrôi Rum Chếk tỉnh Sóc Trăng diễn ra khi nào?

Lễ hội Chrôi Rum Chếk tỉnh Sóc Trăng diễn ra khi nào?

Nông sản Mộc Châu đắt khách nhờ sức hút du lịch

Nông sản Mộc Châu đắt khách nhờ sức hút du lịch

Chung tay tiêu thụ sản phẩm của bà con vùng dân tộc

Chung tay tiêu thụ sản phẩm của bà con vùng dân tộc

Người Jrai ‘thắp lửa’ du lịch cộng đồng ở Gia Lai

Người Jrai ‘thắp lửa’ du lịch cộng đồng ở Gia Lai

'Tiếp sức' cho thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên