Thứ hai 23/12/2024 19:36

Lấy ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) 25 địa phương khu vực phía Bắc

Chiều hôm nay (25/2) tại Bắc Ninh, Văn phòng Chính phủ đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến 25 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Vì sao phải sửa đổi Luật Đất đai?

Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, tư liệu sản xuất cơ bản, là không gian phát triển và nguồn lực to lớn của đất nước. Thời gian qua, thực hiện Luật Đất đai năm 2013, công tác quản lý, sử dụng đất đai đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, quá trình tổ chức thi hành Luật cũng đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế; nguồn lực đất đai chưa phát huy đầy đủ và bền vững; việc sử dụng đất còn lãng phí, hiệu quả thấp; khiếu nại, tố cáo, vi phạm pháp luật về đất đai còn diễn biến phức tạp…

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Những tồn tại, bất cập nêu trên có nguyên nhân do hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, yêu cầu phát triển của đất nước; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch có liên quan chưa đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ; giá đất chưa phản ánh thực tế thị trường...

Từ thực tế trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, việc sửa đổi Luật Đất đai là cần thiết, nhằm khắc phục những tồn tại hạn chế, phát huy nguồn lực đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

Để đảm bảo sự công bằng, hài hòa lợi ích với các bên liên quan, phát biểu chỉ đạo Hội nghị Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị các địa phương có ý kiến tập trung vào vấn đề như: cách xác định giá đất, quy hoạch/kế hoạch sử dụng đất, thế nào là giá thị trường? làm sao có dữ liệu đúng? làm thế nào để điều chỉnh hài hòa lợi ích các bên...? Đặc biệt, làm thế nào để luật có thể phân cấp được mạnh mẽ, người dân thể hiện được quyền của mình, Nhà nước thay mặt nhân dân giám sát được biến động đất đai?

Tạo thống nhất, công bằng về đất đai cho mọi tầng lớp nhân dân

Để huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân nhằm hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai(sửa đối) bảo đảm chất lượng, khoa học, khả thi, đồng bộ, hiệu quả; phản ánh ý chí, nguyện vọng, vì lợi ích nhân dân và tạo không gian, nguồn lực cho sự phát triển của đât nước… Ngày 23 tháng 12 năm 2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 671/NQ-UBTVQH về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Để triển khai Nghị quyết nêu trên, ngày 31 tháng 12 năm 2022 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 170/NQ-CP ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Theo đó, việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) phải bảo đảm thực hiện đúng mục đích, yêu cầu, đối tượng, nội dung, hình thức lấy ý kiến theo Nghị quyết số 671/NQ-UBTVQHIS…

Chia sẻ ý kiến tại hội nghị cho thấy, đến nay, đa phần các tỉnh đã lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân đảm bảo phủ hợp với Kế hoạch của Chính phủ; chỉ đạo đăng tải nội dung Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trên Cổng thông tỉn điện tử của tỉnh; Trang thông tin điện tử Sở Tài nguyên và Môi trường…

Các ý kiến tập trung vào một số vấn đề trọng tâm của dự thảo Luật, như: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hối đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phát triên quỹ đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; hộ gia đình sử dụng đất…

Qua thực tiễn các địa phương đã có ý kiến thẳng thắn tới Thủ tướng Chính phủ. Ông Lương Trọng Quỳnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn – ý kiến: Về người sử dụng đất, theo khoản 2 Điều 5 Dự thảo Luật đất đai, Dự thảo chỉ quy định nguời sử dụng đất là "Hộ gia đình" trước khi Luật có hiệu lực thi hành, được hiểu là sau Luật có hiệu lực thì không còn "Hộ gia đình sử dụng đất".

Ông Lương Trọng Quỳnh đóng góp ý kiến tại Hội nghị

Do đó, ông Quỳnh đề nghị cân nhắc kỹ quy định này, vì hộ gia đinh nói chung, hộ gia đình sử dụng đất nói riêng có tính truyền thống, là tế bào của xã hội. Số hộ gia đình sử dụng đất rất lớn, đặc biệt là sử dụng đất nông nghiệp và thực tế còn nhiều hộ gia đình chưa được công nhận quyền sử dụng đất. Nếu Dự thảo Luật không điều chỉnh thì cần quy định cụ thể phương án xử lý đối với Giấy chứng nhận đã cấp, cơ sở dữ liệu đất đai đã lập cho hộ gia đình.

Về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, ông Quỳnh cũng đề nghị cần làm rõ “độ sâu trong lòng đất" là bao nhiêu? do vấn đề này liên quan đến quyền của người sử dụng đất để xây dựng các công trình ngầm và thực hiện bảo vệ công trình công cộng trong lòng đất, hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về độ sâu trong lòng đất…

Đại diện cho tỉnh Thái Bình, ông Lại Văn Hoàn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh – cho biết: Theo khái niệm quy định tại Điều 3 thì quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của các ngành đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính… Kế hoạch sử dụng phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong quy hoạch sử dụng đất.

Ông Lại Văn Hoàn đóng góp ý kiến

Tại khoản 5 Điều 60 quy định quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện đến từng thửa đất. Tại khoản 7 Điều 65 yêu cầu khi lập kế hoạch sử dụng đất, các công trình dự á đã có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, diện tuicsh đế từng thửa đất trên bản đồ đựa chính. Quy định này sẽ rất khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện (nhất là công trình theo tuyến).

Quy hoạch sử dụng đất được lập cho thời kỳ 10 năm mang tính chất định hướng chưa xác định rõ mục đích cụ thể tại thời điểm lập quy hoạch. Quá trình thực hiện quy hoạch thường xuyên có sự thay đổi như: Quy hoạch chi tiết các dự án, các quy định vê quy hoạch giao thông, thủy lợi, hành lang an toàn các công trình… Nếu quy hoạch sử dụng đất đến từng thửa đất dẫn đến khi quy hoạch xây dựng điều chỉnh phải điều chỉnh lại quy hoạch sử đụng đất trước khi đưa vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm mới có căn cứ giao đất, cho thuê đất cho phép chuyển mục đích sử dụng đất…

Đại diện tỉnh Bắc Kạn, Phó Chủ tịch Đỗ Thị Minh Hoa cho rằng, liên quan đến quy định khu vực quả lý nghiêm ngặt chuyển mục đích sử dụng đất như đất rừng phòng hộ, đất rừng tự nhiên. Tuy nhiên đối với tỉnh Bắc Kạn có đến 56% diện tích của tỉnh là đất tự nhiên/đất rừng tự nhiên, nếu quy định như trên thì rất khó cho các tỉnh miền núi do nếu cứ chuyển mục đích sử dụng đất thuộc đất tự nhiên/đất rừng tự nhiên phải được Quốc hội cho phép. Như vậy, tất cả các công trình đầu tư của Bắc Kạn mà liên quan đến loại đất trên đều phải xin phép Quốc hội, điều này sẽ ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án…

THu Hường-Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Luật Đất đai (sửa đổi)

Tin cùng chuyên mục

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Thủ tướng: Đà Nẵng 'đi trước mở đường' trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do

Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện